Cảnh báo “tình trạng bãi rác”

Anh Đào |

2.000 container phế liệu đã nhập cảng Cát Lái trong chỉ 15 ngày. Và giờ đây, “bãi rác” đã cao như núi với 7.000 container phế liệu ùn tắc theo đúng nghĩa đen và tắc nghẽn trong việc giải quyết.

Lời kêu cứu được Giám đốc trung tâm logistics, Công ty Tân Cảng Sài Gòn Nguyễn Năng Toàn đưa ra trong một tình thế ùn ứ “gây ùn tắc cục bộ tại cảng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cảng, hãng tàu và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu”. 

Phải nhấn mạnh chi tiết: Những container rác này có nguy cơ tiếp tục tồn tại lâu tại cảng. Và phải nói rõ nguyên nhân: Do Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu phế liệu lớn nhất thế giới, ngưng nhập khẩu mặt hàng này từ EU, Mỹ và Nhật Bản trong năm nay, khiến phế liệu được xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Trong ngành tái chế giấy chẳng hạn, Trung Quốc đang loại bỏ dần các nhà máy giấy quy mô nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường với tổng công suất hiện đã đến trên 15 triệu tấn/năm (chiếm khoảng 15% tổng công suất toàn ngành giấy). Hay chẳng hạn, từ cuối năm 2017, Trung Quốc đã cấm nhập 27 mặt hàng phế liệu, trong đó có giấy phế liệu. Và từ ngày 1.1.2018, quy định tạp chất lẫn trong giấy phế liệu nhập khẩu vào Trung Quốc phải dưới 0,5%, tỷ lệ áp dụng trên thị trường thế giới là 1,5%.

Những thay đổi từ nước láng giềng đang ảnh hưởng lớn tới Việt Nam.

Theo Bloomberg, ngành công nghiệp tái chế từng là một “xương sống” của nền kinh tế Trung Quốc với 1,5 triệu việc làm và 64 tỉ USD được tạo ra. Một con số ấn tượng. Nhưng cũng “ấn tượng” không kém là những tác hại khôn lường với môi trường.

Cũng chính Bloomberg đặt ra một câu hỏi đáng lo ngại “Việt Nam có thể thay thế Trung Quốc đứng đầu ngành tái chế của thế giới?”.

Một câu hỏi mỉa mai, nhưng có lẽ xuất phát từ thực tế mà 7.000 container rác kia chỉ là một chi tiết mà thôi.

Nói thực tế, là bởi cũng chỉ vừa hôm trước, Hiệp hội Giấy và Bột giấy có văn bản gửi Bộ Công Thương cảnh báo: Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam để nhập thầu giấy bao bì và tìm cách liên doanh để sản xuất bột giấy tái chế. Sau quá trình sản xuất, bột giấy sạch được đưa về Trung Quốc còn rác ở lại Việt Nam.

Người dân được nghe nhiều về quyết tâm “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng”. Và giờ là lúc các tư lệnh ngành thể hiện điều đó bằng những cái lắc đầu cương quyết.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Đông Nam Á nỗ lực “cai nghiện” sản phẩm nhựa

VÂN ANH |

Nhân Ngày Môi trường thế giới 2018, trong khi Liên Hợp Quốc kêu gọi chiến dịch “dọn dẹp ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất thế giới” thì các chuyên gia tập trung vào khu vực Đông Nam Á, nơi có 4 trong số những nước gây ô nhiễm rác thải nhựa trên biển hàng đầu thế giới.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 3 giải pháp để xử lý ô nhiễm môi trường

Xuân Hải |

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà đã nói như vậy khi trả lời chất vấn của Đại biểu về giải pháp để xử lý ô nhiễm môi trường trước Quốc hội chiều 4.6.

Bảo vệ môi trường phải đặt lên hàng đầu

thu trang |

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có văn bản không chấp thuận chủ trương xây dựng Nhà máy sản xuất xút và các thương phẩm khác (chất trợ lắng PAC và Javen) tại Khu công nghiệp (KCN) Việt Hưng, TP. Hạ Long, do vị trí Cty xin nằm ở khu vực đầu nguồn vịnh Cửa Lục đổ ra vịnh Hạ Long.

Chú mèo của năm, nuôi ngược lại chủ

Minh Ánh - Hà Chi |

Chỉ bằng những clip Tiktok quay lại những hoạt động thường ngày, chú mèo Chi Thối này năm qua đã kiếm về hàng trăm triệu về cho chủ của mình.

NSND Tự Long nói về sự xuất hiện của NSND Công Lý ở Táo Quân 2023

Mi Lan |

NSND Công Lý xuất hiện ngắn gọn ở Táo Quân 2023 với 3 câu thoại ngắn.

Hà Nội bình yên, đẹp mơ màng trong sáng mùng 1 Tết

NHÓM PV |

Thời tiết Hà Nội vào sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão (tức 22.1) lạnh giá khiến người dân xuất hành du Xuân muộn hơn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nông sản góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia

Nhóm PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế cần có những cách thức quảng bá thương hiệu quốc gia, ngược lại thương hiệu quốc gia sẽ góp phần định vị nông sản của Việt Nam.

Cộng đồng quốc tế tin tưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Trà My |

Năm 2023 đến với nhiều cơ hội và thách thức mới. Với đà tăng trưởng của năm 2022, kinh tế Việt Nam được cộng đồng các tổ chức quốc tế dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc.

Đông Nam Á nỗ lực “cai nghiện” sản phẩm nhựa

VÂN ANH |

Nhân Ngày Môi trường thế giới 2018, trong khi Liên Hợp Quốc kêu gọi chiến dịch “dọn dẹp ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất thế giới” thì các chuyên gia tập trung vào khu vực Đông Nam Á, nơi có 4 trong số những nước gây ô nhiễm rác thải nhựa trên biển hàng đầu thế giới.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 3 giải pháp để xử lý ô nhiễm môi trường

Xuân Hải |

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà đã nói như vậy khi trả lời chất vấn của Đại biểu về giải pháp để xử lý ô nhiễm môi trường trước Quốc hội chiều 4.6.

Bảo vệ môi trường phải đặt lên hàng đầu

thu trang |

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có văn bản không chấp thuận chủ trương xây dựng Nhà máy sản xuất xút và các thương phẩm khác (chất trợ lắng PAC và Javen) tại Khu công nghiệp (KCN) Việt Hưng, TP. Hạ Long, do vị trí Cty xin nằm ở khu vực đầu nguồn vịnh Cửa Lục đổ ra vịnh Hạ Long.