Cần khuyến khích người dân góp ý, phản biện sách giáo khoa

QUANG ĐẠI |

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), hiện nay, mạng xã hội lan truyền thông tin về một số nội dung được cho là ngữ liệu trong sách giáo khoa hiện hành là không chính xác.

Từ đó, Bộ GD-ĐT đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra nguồn gốc thông tin trên, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đăng tải, xuyên tạc. Kèm theo đó là danh sách các hình ảnh được gạch chéo, với nội dung cho rằng những hình ảnh này không có trong SGK hiện hành.

Sách giáo khoa là tài liệu giảng dạy trong các nhà trường, được tổ chức biên soạn theo Chương trình giáo dục và do Hội đồng Quốc gia giáo dục thẩm định, phê duyệt. Sách giáo khoa phải đạt các yêu cầu rất khắt khe về tính chuẩn mực, tính chính xác, tính giáo dục, tính thẩm mĩ... phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Sách giáo khoa cũng là “bộ mặt” của nền giáo dục. Do đó, các hành vi xuyên tạc nội dung sách giáo khoa cần phải xử lý nghiêm minh, kịp thời theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong một số nội dung, hình ảnh mạng xã hội lan truyền được Bộ GD-ĐT khẳng định là không có trong sách giáo khoa hiện hành nhưng thực tế đã tồn tại trong bộ sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục của tác giả Hồ Ngọc Đại. Cụ thể là các hình ảnh về các bài học, nội dung như: “Vẽ gì khó”, “Bé xách đỡ mẹ”, “Núi cao sông hãy còn dài. Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen”…

Cuốn Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục nói trên đã được Bộ GD-ĐT cho triển khai dạy dưới dạng thí điểm từ năm 2009, sau mở rộng ra đến 48 tỉnh thành với khoảng 800 nghìn học sinh. Đến năm 2017, sau khi có đại biểu quốc hội lên tiếng, Bộ GD-ĐT mới tiến hành lập hội đồng thẩm định, phát hiện sách có nhiều nhược điểm, hạn chế.

Trước đó, dư luận đã lên tiếng phản ánh cuốn sách nói trên có nhiều “sạn”, nhiều nội dung không phù hợp với học sinh lớp 1, quá khó…. Như vậy, chính sự lên tiếng của dư luận, các ý kiến của người dân trên mạng xã hội, báo chí… đã dẫn đến việc Bộ GD-ĐT phải thẩm định lại nội dung và phát hiện nhiều nhược điểm, hạn chế. Sau đó, cuốn sách nói trên không còn được sử dụng trong nhà trường.

Sau sự kiện nói trên, dư luận quan tâm nhiều hơn và có nhiều ý kiến góp ý, phản biện về nội dung sách giáo khoa, trong đó có nhiều ý kiến đến từ các chuyên gia giáo dục, nhà giáo và phụ huynh.

Sách giáo khoa cũng là một loại hàng hóa, do đó tất cả đều có quyền nhận xét, đóng góp ý kiến. Những ý kiến phản biện xác đáng sẽ rất hữu ích, góp phần làm cho sản phẩm đặc biệt này ngày càng hoàn thiện.

Do đó, thiết nghĩ, cơ quan quản lý giáo dục các cấp cần có thái độ cầu thị, khuyến khích người dân, các chuyên gia, các thầy cô giáo và các em học sinh nghiên cứu góp ý, nhận xét, phản biện về nội dung, hình thức sách giáo khoa.

Tất cả đều trên tinh thần xây dựng, vì sự phát triển của giáo dục, vì tương lai của đất nước.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Xôn xao tin đồn sách giáo khoa dạy trẻ nói dối, Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Vân Trang |

Trước thông tin phản ánh một số bài thơ trong sách giáo khoa Chương trình giáo dục phổ thông mới có nội dung dạy học sinh nói dối, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã lên tiếng.

Tác giả viết sách giáo khoa liên tục tập huấn phương pháp giảng dạy cho giáo viên

Tường Vân |

Sách giáo khoa mới có nhiều sự thay đổi trong cấu trúc và nội dung bài học cũng như cách tiếp cận bài giảng. Do đó, các tổng chủ biên, chủ biên và tác giả viết sách giáo khoa luôn đồng hành, tập huấn phương pháp giảng dạy cho giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Bài thơ “Bắt nạt” gây tranh cãi và sự bế tắc của văn học trên sách giáo khoa

Mi Lan |

Bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh tiếp tục gây tranh cãi trên các diễn đàn. Bài thơ được cho là “thảm họa” khi đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6.

Chỉ đạo nóng rà soát nhân viên hợp đồng trường học tại Phúc Thọ, Hà Nội

NHÓM PV |

UBND huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội đã có Công văn số 162 ngày 20.10.2023 yêu cầu báo cáo, rà soát nhân viên hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP (cũ).

Tỷ giá USD áp sát mốc 25.000 đồng và kịch bản cho kinh tế cuối năm

LAN HƯƠNG |

Bất chấp nỗ lực liên tục hút ròng tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước thời gian gần đây, tỷ giá bán USD tại ngân hàng có thời điểm vọt lên gần 24.800 đồng/USD. Giới phân tích cho rằng, nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mạnh tay, câu chuyện tỷ giá vẫn sẽ căng thẳng. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với ông Huỳnh Minh Tuấn - Nhà sáng lập và là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư FIDT - về vấn đề này.

Lịch sử có nên là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?

Trang Hà |

Theo nhiều giáo viên và chuyên gia, phương án 4+2 (4 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Ngoại ngữ và 2 môn lựa chọn) trong dự thảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có nhiều nhược điểm, không công bằng cho các thí sinh.

5 vấn đề Bộ Công an đề nghị ở dự án luật bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Việt Dũng |

Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nhận được nhiều sự quan tâm, cho ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng bị tác động.

Bắc Ninh yêu cầu làm rõ phản ánh của Báo Lao Động về nhà ở xã hội Sao Hồng

Trần Tuấn |

Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn gửi chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Sao Hồng yêu cầu làm rõ nội dung Báo Lao Động phản ánh.

Xôn xao tin đồn sách giáo khoa dạy trẻ nói dối, Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Vân Trang |

Trước thông tin phản ánh một số bài thơ trong sách giáo khoa Chương trình giáo dục phổ thông mới có nội dung dạy học sinh nói dối, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã lên tiếng.

Tác giả viết sách giáo khoa liên tục tập huấn phương pháp giảng dạy cho giáo viên

Tường Vân |

Sách giáo khoa mới có nhiều sự thay đổi trong cấu trúc và nội dung bài học cũng như cách tiếp cận bài giảng. Do đó, các tổng chủ biên, chủ biên và tác giả viết sách giáo khoa luôn đồng hành, tập huấn phương pháp giảng dạy cho giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Bài thơ “Bắt nạt” gây tranh cãi và sự bế tắc của văn học trên sách giáo khoa

Mi Lan |

Bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh tiếp tục gây tranh cãi trên các diễn đàn. Bài thơ được cho là “thảm họa” khi đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6.