Cần có bảo tàng về trận thuỷ chiến Bạch Đằng lừng danh

Lê Thanh Phong |

Học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước đến bảo tàng, tận mắt chứng kiến những chiếc cọc nghìn năm tuổi, từng phá tan đạo quân mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, đó là một giá trị.

Trận đánh quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng năm 1288 là trận thuỷ chiến lừng danh thế giới. Con cháu Đại Việt muôn đời sau có thể tự hào "Đằng giang tự cổ huyết do hồng" (Bạch Đằng thuở trước máu còn loang).

Các binh gia trên thế giới có lẽ chưa từng ai bố trí một trận pháp trên sông với cách đánh mưu lược như quân dân thời nhà Trần, được dẫn dắt bởi vị tướng thiên tài Trần Hưng Đạo.

Người Việt Nam học sử, ai cũng biết về trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng, nhưng không hình dung được về thực địa. May thay, các khai quật khảo cổ đã tìm ra được những bãi cọc năm xưa, giúp cho con người hôm nay được hiểu biết rõ hơn  về trận đánh vang dội này.

Từ năm 1958 đến nay, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các bãi cọc  Yên Giang, Đồng Má Ngựa,  Đồng Vạn Muối  với khoảng 800 cọc. Và mới nhất là việc tìm thấy hàng chục cọc gỗ, tại xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Chúng ta đang chờ đợi kết luận khoa học về bãi cọc, nhưng theo nhận định ban đầu, bãi cọc có liên quan đến trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng.

Thât xúc động khi nhìn hình ảnh về bãi cọc, dấu tích lịch sử của ngàn năm trước. Bày binh bố trận để đánh giặc bằng cọc chôn trong lòng sông là điều chỉ có ở những bộ óc thao lược thiên tài. Và như thế chưa đủ, cha ông ta, với đôi bàn tay và công cụ thô sơ, vẫn thực hiện được một trận pháp bằng cọc giăng khắp nơi. Ý chí, quyết tâm và sức mạnh đó cũng chỉ có ở một dân tộc có sức chống giặc phi thường.

Phát hiện mới này vô cùng quý giá, phục vụ cho công việc nghiên cứu khoa học, tiếp cận gần hơn với trận đánh năm xưa, như Giáo sư Vũ Minh Giang nhận định: “Đây là một phát hiện cực kì lớn, tạo ra nhận thức mới có thể làm đảo lộn nhận thức của các nhà nghiên cứu từ trước đến nay về trận đánh này”.

Đó là công việc của các nhà khoa học, nhưng còn một  việc rất lớn, đó là từ phát hiện của các công trình khảo cổ liên quan đến trận chiến Bạch Đằng từ trước đến nay, có thể tập hợp, xây dựng một bảo tàng quốc gia. Bảo tàng lưu giữ tài sản vô giá là những chiếc cọc đánh giặc, tái hiện trận thuỷ chiến có một không hai trên thế giới.

Học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước đến bảo tàng, tận mắt chứng kiến những chiếc cọc nghìn năm tuổi, từng phá tan đạo quân mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, đó là một giá trị.

Còn con cháu Đại Việt, đến bảo tàng để học lịch sử, để yêu nước thương nòi hơn, và để có niềm tin rằng không có một cường địch nào mà chúng ta không thể chiến thắng.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Bãi cọc cổ Hải Phòng có thể thay đổi nhận thức về trận đánh Bạch Đằng

Mai Chi |

Với việc phát hiện bãi cọc cổ tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng có thể làm thay đổi nhận thức về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

Lời kể của người đầu tiên phát hiện bãi cọc Bạch Đằng gần nghìn năm tuổi

Hoàng Hoan |

Ông Nguyễn Tuấn Triệu (SN 1963, trú tại thôn Mai Động, xã Liên Khê, Thủy Nguyên, Hải Phòng) – người đầu tiên phát hiện ra 2 cọc gỗ cổ khi đào đất trồng cau tại khu vực này cho biết đã phát hiện ra 2 cọc gỗ lim vào ngày 28.9 khi đang đào đất để trồng cau.

Cận cảnh bãi cọc Bạch Đằng gần ngàn năm tuổi tại Hải Phòng

Mai Chi |

Bãi cọc cổ Bạch Đằng gần nghìn năm tuổi được phát hiện tại cánh đồng Quỳ Cao, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng.

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe trên địa bàn Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội thông báo lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, nhiều trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội nghỉ Tết muộn để phục vụ người dân.

Bãi cọc cổ Hải Phòng có thể thay đổi nhận thức về trận đánh Bạch Đằng

Mai Chi |

Với việc phát hiện bãi cọc cổ tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng có thể làm thay đổi nhận thức về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

Lời kể của người đầu tiên phát hiện bãi cọc Bạch Đằng gần nghìn năm tuổi

Hoàng Hoan |

Ông Nguyễn Tuấn Triệu (SN 1963, trú tại thôn Mai Động, xã Liên Khê, Thủy Nguyên, Hải Phòng) – người đầu tiên phát hiện ra 2 cọc gỗ cổ khi đào đất trồng cau tại khu vực này cho biết đã phát hiện ra 2 cọc gỗ lim vào ngày 28.9 khi đang đào đất để trồng cau.

Cận cảnh bãi cọc Bạch Đằng gần ngàn năm tuổi tại Hải Phòng

Mai Chi |

Bãi cọc cổ Bạch Đằng gần nghìn năm tuổi được phát hiện tại cánh đồng Quỳ Cao, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng.