Cải cách nhìn từ quy định thi ngoại ngữ rất thoáng

Lê Thanh Phong |

Hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có những điểm tiến bộ rất đáng ghi nhận, đặc biệt là quy định về thi Ngoại ngữ.

Mục đích thi Ngoại ngữ là để xác định trình độ của học sinh. Và có nhiều ngôn ngữ, vậy thì việc gì phải cứng nhắc trong môn học của nhà trường. Thí sinh được chọn dự thi một trong sáu ngôn ngữ ở bài thi Ngoại ngữ gồm: Tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức và Nhật. Điểm nổi bật là thí sinh được đăng ký thi môn Ngoại ngữ khác với môn học ở trường phổ thông. Quy định rất thoáng, phải xem đây là sáng kiến.

Xác định trình độ Ngoại ngữ của học sinh thì không chỉ có cuộc thi của nhà trường, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, mà có nhiều cuộc thi được cấp chứng chỉ khác. Chỉ cần đạt được điểm chuẩn tương đương với quy định tốt nghiệp trung học phổ thông là được công nhận.

Trên tinh thần đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định học sinh có các chứng chỉ Ngoại ngữ hợp lệ, có giá trị sử dụng ít nhất đến ngày 8.8 sẽ được miễn thi bài Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.

Cụ thể như, chứng chỉ IELTS 4.0 hay TOEFL iBT 45 điểm được miễn thi Ngoại ngữ. Tương tự, các Ngoại ngữ khác cũng được miễn thi nếu có bằng tương đương theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thi để xác định trình độ, vậy thì đối với những thí sinh giỏi Ngoại ngữ, được công nhận ở các cuộc sàng lọc đội tuyển quốc gia, đương nhiên trình độ không thể thấp hơn kỳ thi trung học phổ thông. Cho nên, quy định những thí sinh là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ được miễn thi Ngoại ngữ là quá hợp lý.

Trên thực tế, có nhiều học sinh trung học có trình độ tiếng Anh rất cao, trên 4.0 IELTS. Các em đương nhiên thi Ngoại ngữ tốt nghiệp trung học phổ thông quá dễ dàng, nhưng việc gì phải bắt buộc các em đi thi, mất thời gian vô ích.

Tiến tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có quy định, học sinh sở hữu những chứng chỉ Ngoại ngữ được Bộ công nhận, với mức điểm theo quy định, thì miễn học Ngoại ngữ. Học là để biết, mà biết rồi thì học làm gì cho mất thì giờ, để thời gian cho các em vui chơi, đọc sách, rèn luyện kỹ năng hoặc học nâng cao.

Chỉ lưu ý là kiểm soát chất lượng các loại bằng cấp, chứng chỉ. Những chứng chỉ IELTS 4.0 hay TOEFL thì tin được, còn chứng chỉ A, B, C quốc gia thì phải xem vì  đồ giả quá nhiều.

“Cải cách, đổi mới, toàn diện”, đừng hô hào những thứ to tát đó chi cho mệt, cứ làm những việc cụ thể như trên là tốt lắm rồi.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Bộ GDĐT siết lại hoạt động thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Đặng Chung |

Sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động về những gian lận trong việc thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; cũng như những bất cập của quy định về chứng chỉ trong công tác tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đã có đề xuất về việc giảm thiểu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong điều kiện tuyển dụng. Ngày 10.5, Bộ GDĐT đã có động thái “siết lại” hoạt động thi, cấp chứng chỉ ở các cơ sở giáo dục, khi công bố 14 đơn vị đựơc cấp phép trong cả nước.

Cả nước có 14 đơn vị được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Đặng Chung |

Ngày 10.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) đã công bố danh sách các đơn vị được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Thiếu chứng chỉ ngoại ngữ, nhiều giáo viên nguy cơ bị hủy kết quả thi

Nguyễn Hùng |

Tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức thi viên chức cho các giáo viên mầm non, với kết quả 1.267 giáo viên trúng tuyển. Tuy nhiên, rất nhiều giáo viên đang đứng trước nguy cơ bị hủy kết quả thi do thiếu chứng chỉ ngoại ngữ và tin học.

Khai tử chứng chỉ ngoại ngữ A-B-C và những sự kiện giáo dục nổi bật 2019

Đặng Chung |

2019 được xem là năm bản lề để ngành giáo dục thực hiện những giải pháp mang tính đột phá, bước chạy đà quan trọng để chuẩn bị triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Đây cũng là năm chứng kiến hàng loạt sự kiện giáo dục đáng chú ý. Cùng Báo Lao Động nhìn lại những sự kiện này trước khi bước sang năm 2020.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Bộ GDĐT siết lại hoạt động thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Đặng Chung |

Sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động về những gian lận trong việc thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; cũng như những bất cập của quy định về chứng chỉ trong công tác tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đã có đề xuất về việc giảm thiểu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong điều kiện tuyển dụng. Ngày 10.5, Bộ GDĐT đã có động thái “siết lại” hoạt động thi, cấp chứng chỉ ở các cơ sở giáo dục, khi công bố 14 đơn vị đựơc cấp phép trong cả nước.

Cả nước có 14 đơn vị được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Đặng Chung |

Ngày 10.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) đã công bố danh sách các đơn vị được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Thiếu chứng chỉ ngoại ngữ, nhiều giáo viên nguy cơ bị hủy kết quả thi

Nguyễn Hùng |

Tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức thi viên chức cho các giáo viên mầm non, với kết quả 1.267 giáo viên trúng tuyển. Tuy nhiên, rất nhiều giáo viên đang đứng trước nguy cơ bị hủy kết quả thi do thiếu chứng chỉ ngoại ngữ và tin học.

Khai tử chứng chỉ ngoại ngữ A-B-C và những sự kiện giáo dục nổi bật 2019

Đặng Chung |

2019 được xem là năm bản lề để ngành giáo dục thực hiện những giải pháp mang tính đột phá, bước chạy đà quan trọng để chuẩn bị triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Đây cũng là năm chứng kiến hàng loạt sự kiện giáo dục đáng chú ý. Cùng Báo Lao Động nhìn lại những sự kiện này trước khi bước sang năm 2020.