Cả phố ô nhiễm vì một quán bún chả

Anh Đào |

Nếu chỉ “luật hóa” việc cấm đốt rơm rạ, cấm than tổ ong...sẽ không bao giờ trả lời được câu hỏi, cũng là nỗi khắc khoải của dân “bao giờ các thành phố hết ô nhiễm”. Bởi vấn đề mà ai cũng thấy: Ô nhiễm không chỉ từ những viên than tổ ong.

Kiến nghị đưa các hành vi đốt rơm rạ, đốt than tổ ong vào danh sách các hành vi cấm trong Luật Bảo vệ môi trường vừa được Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội nêu ra như một nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Thành phố mịt mù khói mỗi khi ngoại thành “nổi lửa”; Đường cao tốc mất toàn bộ tầm nhìn vì một “đám cháy tự phát” đã thực sự trở thành vấn nạn. Một nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy: 7% nguyên nhân gây ra ô nhiễm bụi mịn ở Hà Nội xuất phát từ hoạt động đốt phụ phẩm nông nghiệp. Các nghiên cứu cũng chỉ ra hoạt động đốt không kiểm soát ngoài trời là nguồn phát sinh lượng lớn bụi mịn PM2.5 vào không khí.

Tại Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi có một chi tiết “không lạ” được công bố: Phố Hàng Quạt thường xuyên ô nhiễm hơn các điểm đo khác do hoạt động của một... quán bún chả gần đó.

Nói “không lạ”, vì Hà Nội đang đối mặt với một nguồn ô nhiễm được ví như “sát thủ thầm lặng”: 55.000 bếp than tổ ong. Chỉ 3 nghìn đồng/viên than, nhưng với 528 tấn than tiêu thụ mỗi ngày, riêng Hà Nội đang phải chịu đựng 1.870 tấn khí CO2.

Nếu để người dân được “có ý kiến”, có lẽ, việc luật hóa các quy định cấm sử dụng than tổ ong, cấm đốt rơm rạ không có gì phải bàn cãi.

Bởi cái lợi, chẳng hạn vì rẻ, của số ít không thể so đo được với lợi ích của cộng đồng, nhất là khi cái hại gây ra là quá lớn là 1.870 tấn khí CO2 chỉ là một ví dụ.

Nhưng câu hỏi “bao giờ các thành phố hết ô nhiễm” lại không thể trả lời chỉ từ việc cấm đốt rơm rạ, cấm đốt than tổ ong.

Còn có các nguồn ô nhiễm hoặc chúng ta có thể nhìn thấy, hoặc đã thừa biết. Đó là 186 cơ sở sản xuất, nhà máy gây ô nhiễm ở Hà Nội. Đó là vô số các công trường như những nguồn phát tán bụi khổng lồ. Và đó là 2,5 triệu ôtô, xe máy sẽ hết hạn sử dụng vào năm 2020 này đang thải ra môi trường đủ thứ ô nhiễm nguy hiểm.

Nếu cấm được thì phải làm ngay đi chứ đừng vì lý luận “chưa chết ngay được”, đừng vì những lý do sinh kế nữa.

Sinh kế hay lợi ích của một vài người không thể là lý do để chần trừ với những việc nói trắng ra là đầu độc những người khác, đầu độc chính mình.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Ngỡ ngàng về tương quan ô nhiễm không khí ở Trung Quốc với dịch COVID-19

Hải Anh |

Dịch do virus Corona mới (COVID-19) đã khiến lượng phát thải carbon của Trung Quốc giảm ít nhất 100 triệu tấn trong vòng 2 tuần qua.

Đốt vàng mã gây tốn kém, ô nhiễm môi trường: Chuyên gia phong thủy nói sao?

Thảo Anh - Phương Anh |

Chuyên gia phong thuỷ Nguyễn Song Hà đã đưa ra những phân tích về việc nhiều người đã bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để mua vàng mã dâng cúng rồi đốt, gây ô nhiễm môi trường, lãng phí tiền của và mất an toàn.

Nhiệt điện có bị oan, một mình gánh tội gây ô nhiễm môi trường?

Cường Ngô |

Giới khoa học cáo buộc nhiệt điện than gây ra ô nhiễm bụi mịn tại Hà Nội. Các nhà máy nhiệt điện tuyên bố điều ngược lại.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Ngỡ ngàng về tương quan ô nhiễm không khí ở Trung Quốc với dịch COVID-19

Hải Anh |

Dịch do virus Corona mới (COVID-19) đã khiến lượng phát thải carbon của Trung Quốc giảm ít nhất 100 triệu tấn trong vòng 2 tuần qua.

Đốt vàng mã gây tốn kém, ô nhiễm môi trường: Chuyên gia phong thủy nói sao?

Thảo Anh - Phương Anh |

Chuyên gia phong thuỷ Nguyễn Song Hà đã đưa ra những phân tích về việc nhiều người đã bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để mua vàng mã dâng cúng rồi đốt, gây ô nhiễm môi trường, lãng phí tiền của và mất an toàn.

Nhiệt điện có bị oan, một mình gánh tội gây ô nhiễm môi trường?

Cường Ngô |

Giới khoa học cáo buộc nhiệt điện than gây ra ô nhiễm bụi mịn tại Hà Nội. Các nhà máy nhiệt điện tuyên bố điều ngược lại.