“Bức tường” giá

Anh Đào |

Những “biệt thự trên không” siêu sang chào giá max đến 570 triệu đồng/m, tương đương 157 tỉ đồng cho một căn hộ 275m2, tức là bằng... 157 căn nhà ở xã hội. Trong khi căn hộ chỉ 1-1,6 tỉ đồng, công nhân cũng không thể mua nổi. Phải chăng đang thật sự tồn tại những bức tường?

Giá căn hộ chung cư đều có xu hướng tăng, khoảng 3%. Riêng Hà Nội, giá chung cư tăng 4-5% - báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng.

Về giá thì đã “không còn căn hộ với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2”.

Vậy là Bộ Xây dựng đã xác nhận tình trạng mà Hiệp hội Bất động sản TPHCM vừa báo cáo. Rằng: Giá nhà đất tăng liên tục trong 5 năm qua”, rằng: “Chỉ số giá nhà ở cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình xã hội… Và cả sự “lệch pha” nữa, khi “loại nhà ở giá bình dân chỉ chiếm 1% trong nguồn cung nhà ở mới năm 2020 và biến mất trong năm 2021 (0%).

Năm 2020, báo Thanh Niên công bố một mức giá từ 20.000 - 25.000 USD/m2 (tương đương khoảng 460 - 570 triệu đồng/m2) tại một dự án ở khu tứ giác Bến Thành. Một mức phá vỡ kỷ lục về giá. Một mức giá cao nhất lịch sử.

Phải mở ngoặc là với diện tích căn hộ từ 90-275m2, những “cư dân đại gia” sẽ phải chi từ 41,5 đến... 157 tỉ đồng để sở hữu một căn hộ.

Ở Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn - từng đưa ra một so sánh: Năm 2002, giá nhà tại quận Hoàn Kiếm khoảng 11 triệu đồng/m2, năm 2020 đã tăng lên 360 triệu đồng/m2. "Trong khi giá vàng chỉ tăng khoảng 8 lần và giá nhà đã tăng tới 33 lần sau 18 năm… một mức tăng rất lớn", lời ông Quốc Anh.

Những kỷ lục phi mã về giá sau những cơn sốt đất. Nhưng trong chiều hướng ngược lại, kể cả những căn hộ giá chỉ 1 đến 1,6 tỉ đồng, thậm chí được vay 70%, tương đương 900 triệu, thậm chí được trả trong 15 năm, nhưng người lao động cũng không thể mua, theo bà Trần Thị Diệu Thuý - Chủ tịch Liên đoàn Lao động TPHCM.

Hồi tháng 4, kết quả khảo sát từ HĐND TPHCM và công đoàn... cho biết: Chỉ 17% lao động có nhà ở thành phố. 40% ở nhà thuê; 36% ở chung với gia đình. 40% người khảo sát có thu nhập 5-10 triệu đồng, 36% lựa chọn mua nhà từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng.

Các trung tâm đô thị “không còn căn hộ với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2”.

Một “căn hộ trên không” siêu sang từ 41,5 đến... 157 tỉ đồng, tức là bằng 41 đến... 157 căn nhà ở xã hội.

Và ngay cả với cái giá 1-1,6 tỉ đồng thì lao động nghèo, công nhân cũng không thể mua nổi.

Hình như đó không còn chỉ là sự “lệch pha” cung cầu nữa. Đó là một vô lý cần phải được sửa đổi trong các chiến lược về nhà ở, về thị trường bất động sản để thật sự “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Công nhân sống khổ trong nhà trọ ẩm thấp, chật chội

Minh Hương |

Theo báo cáo của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), nhiều khu nhà ở công nhân là những dãy phòng cấp bốn, diện tích mỗi phòng chỉ rộng 4-10m2, thiếu nước sạch, môi trường ô nhiễm, không có hoặc hạ tầng kỹ thuật kém. Từ đó dẫn đến không đảm bảo chất lượng sống của công nhân lao động.

Người lao động vẫn khó mua nhà ở xã hội

Bảo Chương |

Nguồn cung nhà ở xã hội tăng là điều đáng mừng cho người lao động, tuy nhiên để có thể chạm tay vào giá bán là cả một vấn đề, bởi giá nhà hiện nay vẫn còn ở mức cao, trong khi thu nhập của công nhân lại quá thấp.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng vạch rõ nguyên nhân nhà ở xã hội chưa đạt kỳ vọng

CAO NGUYÊN |

Ông Nguyễn Văn Sinh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, việc phát triển nhà ở xã hội đến nay vẫn chưa đạt được kỳ vọng. Nguyên nhân chính là do thiếu quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội; vướng mắc trong thủ tục lựa chọn chủ đầu tư; thiếu nguồn vốn ưu đãi để thu hút doanh nghiệp...

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Công nhân sống khổ trong nhà trọ ẩm thấp, chật chội

Minh Hương |

Theo báo cáo của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), nhiều khu nhà ở công nhân là những dãy phòng cấp bốn, diện tích mỗi phòng chỉ rộng 4-10m2, thiếu nước sạch, môi trường ô nhiễm, không có hoặc hạ tầng kỹ thuật kém. Từ đó dẫn đến không đảm bảo chất lượng sống của công nhân lao động.

Người lao động vẫn khó mua nhà ở xã hội

Bảo Chương |

Nguồn cung nhà ở xã hội tăng là điều đáng mừng cho người lao động, tuy nhiên để có thể chạm tay vào giá bán là cả một vấn đề, bởi giá nhà hiện nay vẫn còn ở mức cao, trong khi thu nhập của công nhân lại quá thấp.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng vạch rõ nguyên nhân nhà ở xã hội chưa đạt kỳ vọng

CAO NGUYÊN |

Ông Nguyễn Văn Sinh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, việc phát triển nhà ở xã hội đến nay vẫn chưa đạt được kỳ vọng. Nguyên nhân chính là do thiếu quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội; vướng mắc trong thủ tục lựa chọn chủ đầu tư; thiếu nguồn vốn ưu đãi để thu hút doanh nghiệp...