Bức tử

ANH ĐÀO |

Cống hóa sông Tô Lịch hay “giải cứu” để biến nó thành một tuyến buýt đường thủy. Cũng chỉ là yếu tố “giải pháp” cho một dòng sông, nhưng nó đang thể hiện các giác độ lợi ích khác nhau. Khác nhau đến mức xung đột.

Kỳ họp HĐND 2 thành phố lớn nhất nước đều đang đứng trước những nan đề rất lớn - dù không hề mới: Tình trạng ùn tắc giao thông đến mức độ kinh hoàng.

Có một chi tiết mang tính định lượng “Đến 2025, giao thông TPHCM sẽ giảm ùn tắc” - Lời hứa của Giám đốc Sở GTVT thành phố.

2025 có nghĩa là ở thì tương lai, trong hơn nửa thập kỷ nữa. “Giảm” - cũng có thể chỉ là ít hơn so với hiện nay.

Và, với tốc độ đô thị hóa 80%, trong khi hệ thống vận tải hành khách công cộng hoặc đang quá thiếu hiệu quả với xe buýt, và chưa biết bao giờ mới xong, với hệ thống metro - thật không ai biết được điều gì sẽ xảy ra.

Tại HĐND TP, có một chất vấn rất đáng chú ý: Vì sao có tới 2 tuyến đường thủy lớn (sông Sài Gòn và sông Đồng Nai) chảy qua với đầy lợi thế mà TPHCM không tận dụng được? Khi số người sử dụng loại hình phương tiện công cộng (đường thủy) còn rất hạn chế?!

Còn ở Hà Nội, dư luận đã ngay lập tức phản đối khi một vị đại biểu HĐND đề xuất “cống hóa” sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu.

925km đường sông mà mới chỉ có 2 tuyến buýt ở giai đoạn thử nghiệm. 14km sông Tô Lịch, đi qua mấy quận huyện, cắt ngang hầu hết các trục dọc giao thông đang ùn tắc khủng khiếp - nhưng đang được nhìn dưới lợi ích “góp phần giảm thiểu xả thải, tăng thêm không gian công cộng và hạ tầng giao thông.

Khó có thể gọi khác là sự bỏ phí. Và hơn cả sự bỏ phí, nó cho thấy hệ thống sông ngòi chưa được nhìn đúng trong vai trò giải cứu giao thông của các TP lớn.

Xe máy chiếm không gian gấp 5 lần xe buýt, xe ôtô con thì chiếm gấp 8,5 lần - tính toán của chính GĐ Sở GTVT TPHCM. Còn Hà Nội, ngoài áp lực giải tỏa các điểm đen ùn tắc, các trục dọc thường niên quá tải, nan đề đang được đặt ra trong tương lai là sự kết nối giữa các tuyến đường sắt trên cao.

Cả HN và TPHCM đều không thể xén thêm vỉa hè, không thể làm nhanh đường sắt trên cao hay metro dưới đất vì sự đắt đỏ và thời gian tính bằng thập kỷ.

Vậy thì tại sao các con sông không được nhìn nhận như một chìa khóa tháo gỡ cho giao thông?

Một chuyên gia tính toán với diện tích 528ha, cứ bơm 10cm nước ở Hồ Tây vào sông Tô Lịch thì sẽ làm tăng thêm khoảng 1m mực nước - quá đủ cho một “đường cao tốc” 14km qua những tuyến giao thông đang quá tải trầm trọng.

Cái còn thiếu, có lẽ chỉ là sự quyết đoán. Quyết đoán giữa bức tử và hồi sinh, giữa các lợi ích!

ANH ĐÀO
TIN LIÊN QUAN

Hành trình phủ xanh cỏ lá tre trên kè sông Tô Lịch

H.P |

8.000 ô đất ở hai bên bờ kè sông Tô Lịch, Hà Nội, đang được hàng chục công nhân ra sức phủ xanh bằng loại cỏ lá tre.

Triệt ô nhiễm sông Tô Lịch, "tham vọng" tận dụng giao thông đường thuỷ

ANH THƯ |

Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (Cty Thoát nước Hà Nội) đã đề xuất lên UBND TP kế hoạch cấp nước cho sông Tô Lịch bằng nước sông Hồng, tận dụng con sông này cho giao thông đường thủy, du lịch.

Cống hóa sông Tô Lịch: "Mất nhiều được chẳng là bao"

Hà Phương - Tô Thế |

Các nhà khoa học, tổ chức môi trường trong nước và quốc tế cho rằng nếu cống hóa sông Tô Lịch thì "mất nhiều, được chẳng là bao".

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Hành trình phủ xanh cỏ lá tre trên kè sông Tô Lịch

H.P |

8.000 ô đất ở hai bên bờ kè sông Tô Lịch, Hà Nội, đang được hàng chục công nhân ra sức phủ xanh bằng loại cỏ lá tre.

Triệt ô nhiễm sông Tô Lịch, "tham vọng" tận dụng giao thông đường thuỷ

ANH THƯ |

Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (Cty Thoát nước Hà Nội) đã đề xuất lên UBND TP kế hoạch cấp nước cho sông Tô Lịch bằng nước sông Hồng, tận dụng con sông này cho giao thông đường thủy, du lịch.

Cống hóa sông Tô Lịch: "Mất nhiều được chẳng là bao"

Hà Phương - Tô Thế |

Các nhà khoa học, tổ chức môi trường trong nước và quốc tế cho rằng nếu cống hóa sông Tô Lịch thì "mất nhiều, được chẳng là bao".