BOT đường thủy đầu tiên: Lại chuyện không đi qua cũng phải nộp tiền?

Anh Đào |

BOT đường thủy đầu tiên đã xuất hiện tại TPHCM và dự kiến sẽ chính thức thu phí từ cuối năm nay 2018. Theo đó, các phương tiện thủy từ 300 tấn trở lên sẽ phải trả phí khi qua lại dạ cầu Bình Lợi phía thượng nguồn.

Đây là dự án BOT đường thủy đầu tiên được Bộ GTVT đồng ý để Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Lợi thu phí để hoàn vốn. Dự án gồm 2 hợp phần: Xây mới cầu sắt Bình Lợi và nạo vét luồng sông Sài Gòn với chiều dài khoảng 70km từ cầu Bình Lợi đến cảng Bến Súc (Bình Dương).

Theo đó, các phương tiện có tải trọng từ 300 tấn trở lên khi đi qua dạ cầu Bình Lợi sẽ phải trả phí với giá thu dự kiến 70 đồng/tấn/km. Thời gian thu kéo dài 20 năm 9 tháng với số tiền khoảng 1.100 tỷ đồng.

Hình thức thu là nhờ các cảng vụ thu hộ giá BOT.

Để có thể hình dung, có thể ví dụ bằng một tính toán như sau: Với phí và lệ phí ra vào cảng, bến là 330 đồng/tấn, một xà lan 500 tấn từ Bình Lợi cập cảng An Sơn, Bình Dương phải đóng khoảng 185.000 đồng. Nếu thêm giá BOT cho đoạn khoảng 20km đường sông và chui cầu Bình Lợi, sẽ mất thêm 700.000 đồng.

Nhưng ngay từ khi chưa thu phí hoặc giá, trạm BOT đường thủy này đã đặt ra vô số vấn đề mà vấn đề đầu tiên chính là sự lúng túng của cả chủ đầu tư cũng như Bộ GTVT về tên gọi phí hay thu giá- như xác nhận một quan chức Bộ GTVT.

Hơn nữa, việc nhờ các cảng vụ thu hộ giá BOT chính là việc mượn tay cơ quan quản lý nhà nước làm một việc không đúng chức năng nhiệm vụ của họ.

Và quan trọng hơn, tình trạng “trải thảm một đoạn đường chặn cả tuyến thu phí” của các trạm BOT đường bộ có nguy cơ lặp lại, bởi phương án thu phí BOT này đang cho thấy dù chỉ đi qua dạ cầu, mà hoàn toàn không sử dụng cầu như các phương tiện vận tải đường bộ, các phương tiện đường thủy tuyến này đang phải trả tiền xây mới cầu sắt Bình Lợi.

Huy động nguồn vốn xã hội cho các công trình hạ tầng giao thông là một chủ trương đúng đắn để tháo gỡ sự khó khăn về nguồn vốn. Nhưng bài học BOT đường bộ vẫn còn đó. Sẽ rất khó để người dân, doanh nghiệp tâm phục khẩu phục khi BOT đường thủy tiến hành khi mà các quy định pháp lý còn mơ hồ đến mức chưa thể định danh tên gọi là phí hay thu giá.

Tin mới nhất là Sở GTVT TP.HCM đề nghị chủ đầu tư phải đưa ra dự thảo phương án tài chính và phương án thu phí mới để phản biện trước khi chính thức đưa vào thực hiện.

Chỉ mong việc phản biện không phải là để gật đầu với một sự đã rồi.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Phạt xe không dán tem thu phí không dừng: Không khả thi, thậm chí trái luật

KHÁNH HOÀ - CAO NGUYÊN |

Để thúc tiến độ triển khai thu phí không dừng, Bộ GTVT cho biết đang rà soát và xem xét hoàn thiện hành lang pháp lý trong đó có tính tới một số chế tài xử phạt với những chủ xe không dán tem thu phí không dừng hoặc đi qua trạm BOT mà không có tiền trong thẻ thu phí không dừng. Thông tin này ngay lập tức vấp phải không ít ý kiến phản đối, đặc biệt là quanh cơ sở pháp lý của giải pháp này.

“Luật BOT”: Mất bò mới lo làm chuồng

KHÁNH HOÀ |

Khi không ít dự án BOT giao thông như dự án BOT Cai Lậy vẫn loay hoay tìm lối thoát, người dân bức xúc, chủ đầu tư kêu khó, nhà nước đau đầu, việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho các dự án BOT thông qua việc xây dựng Luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), trong đó, có hình thức đầu tư BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) mới nhúc nhích trong giai đoạn “khởi đầu của sự khởi đầu”.

Sai thì sửa, thiếu thì thêm, làm bậy thì trị

Anh Đào |

“Công trình nào cũng chậm, làm tăng chi phí, đội vốn rất nhiều. Nhiều sân bay như Cát Bi, Nha Trang vừa làm xong đã xin nâng cấp. Riêng nhà ga Tân Sơn Nhất từ khi giải phóng đến giờ cải tạo 17 lần. Đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ 10 năm qua cải tạo 3 lần. Chủ tịch Hà Nội than phiền với tôi, người dân nói là trong 10 năm qua, nhà của họ bị chặt ba lần rồi”.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Phạt xe không dán tem thu phí không dừng: Không khả thi, thậm chí trái luật

KHÁNH HOÀ - CAO NGUYÊN |

Để thúc tiến độ triển khai thu phí không dừng, Bộ GTVT cho biết đang rà soát và xem xét hoàn thiện hành lang pháp lý trong đó có tính tới một số chế tài xử phạt với những chủ xe không dán tem thu phí không dừng hoặc đi qua trạm BOT mà không có tiền trong thẻ thu phí không dừng. Thông tin này ngay lập tức vấp phải không ít ý kiến phản đối, đặc biệt là quanh cơ sở pháp lý của giải pháp này.

“Luật BOT”: Mất bò mới lo làm chuồng

KHÁNH HOÀ |

Khi không ít dự án BOT giao thông như dự án BOT Cai Lậy vẫn loay hoay tìm lối thoát, người dân bức xúc, chủ đầu tư kêu khó, nhà nước đau đầu, việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho các dự án BOT thông qua việc xây dựng Luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), trong đó, có hình thức đầu tư BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) mới nhúc nhích trong giai đoạn “khởi đầu của sự khởi đầu”.

Sai thì sửa, thiếu thì thêm, làm bậy thì trị

Anh Đào |

“Công trình nào cũng chậm, làm tăng chi phí, đội vốn rất nhiều. Nhiều sân bay như Cát Bi, Nha Trang vừa làm xong đã xin nâng cấp. Riêng nhà ga Tân Sơn Nhất từ khi giải phóng đến giờ cải tạo 17 lần. Đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ 10 năm qua cải tạo 3 lần. Chủ tịch Hà Nội than phiền với tôi, người dân nói là trong 10 năm qua, nhà của họ bị chặt ba lần rồi”.