Bộ trưởng, “thầy” Lộc Fuho, 4.0 và 4 không

Anh Đào |

“YouTube có trên 1 triệu lượt theo dõi là phát sinh doanh thu rồi. Liệu các nhà hát, đoàn nghệ thuật có thể làm được điều đó?”- câu hỏi của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng.

Câu hỏi này được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đặt ra không chỉ là một câu hỏi mà còn là gợi ý giải pháp với cả trăm nhà hát lớn nhỏ trên cả nước, với cả “ngành”.

Dù “thời đại 4.0”, nhưng ảnh hưởng của đại dịch lớn đến mức ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch phải đối mặt với "4 không": Không tổ chức chương trình nghệ thuật; Không có các sự kiện thể thao lớn; Không có thị trường du lịch và du lịch quốc tế; Không có các hoạt động nghệ thuật ở cấp quy mô.

Nhưng đại dịch chỉ là một yếu tố khách quan có tính chất “đột xuất bất ngờ” mà thôi. Bảo tàng chẳng hạn, nói như Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, tỉnh nào cũng có, nhưng “đắp chăn”, không hoạt động được.

Thậm chí, Bảo tàng Hà Nội, mấy ngàn tỉ, ngay giữa Thủ đô, “12 năm vẫn chưa thể mở cửa đón khách”.

Cái đó có liên quan gì đến COVID-19?!

Hay như các nhà hát, như chính Bộ trưởng thẳng thắn: “Đem lời ca tiếng hát phục vụ nhân dân, vào tâm dịch để làm phong phú đời sống tinh thần, xoa dịu nỗi cô quạnh cho dân chúng"..., nhưng việc tối thiểu là “nuôi bộ máy của hơn 100 đoàn nghệ thuật trong cả nước thì chưa làm được”.

Thời đại 4.0, kiếm tiền trên YouTube, trên mạng xã hội với mô hình biểu diễn online, kiếm tiền online đang là một xu thế, một gợi ý đúng.

Không nói đâu xa, ngay một phụ hồ như “thày” Lộc Fuho, chưa một ngày học biểu diễn, vừa lập kỷ lục livestream với 314 ngàn lượt người theo dõi cùng lúc.

Không có lời ca tiếng hát, không biết tấu hài... nhưng Lộc có hơn 800.000 người theo dõi trên Facebook cá nhân, 1 triệu thành viên Fanpage. Và kênh Youtube của anh có 1,18 triệu người đăng ký, nhận được nút Bạc và nút Vàng của YouTube.

Dù chỉ là một thanh niên phụ hồ, với những bài giảng “xây trát cát gạch”, nhưng có những tháng Lộc kiếm được tới 200 triệu đồng, toàn bộ là từ các kênh xã hội, từ online. Thời đại 4.0 mà.

Nhưng, đúng là cười ra nước mắt. Bởi trong buổi mà Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhắc đến 4.0, trong buổi ông gợi ý nhà hát kiếm tiền trên YouTube, trong diễn đàn trực tuyến của ngành với 63 tỉnh, thành toàn quốc ấy thì lại có một sự cố đúng là tréo ngoe.

Đó là việc “mất sóng” mà Bộ trưởng nhận biết khi các địa phương, qua tin nhắn, phản ánh tới điện thoại di động của Bộ trưởng.

Diễn đàn trực tuyến phải dừng 15 phút, xong cuối cùng cũng không khắc phục được.

Và đây là lời Bộ trưởng: Hạ tầng kỹ thuật tối thiểu mà còn không làm được thì việc lớn như chuyển đổi số thì có làm được không hay chỉ nói theo sách vở?

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

MC Quyền Linh chi hơn nửa tỉ đồng hỗ trợ nghệ sĩ khó khăn thời dịch

ĐÔNG DU |

Khi thấy nhiều nghệ sĩ lớn tuổi gặp nhiều khó khăn trong thời điểm dịch bệnh phức tạp ở TPHCM, MC Quyền Linh đã chi hơn 500 triệu đồng (bao gồm tiền mặt và mua quà) để gửi tặng, hỗ trợ đồng nghiệp.

Để việc hỗ trợ nghệ sĩ “đúng người, đúng thời điểm”

Mai Hương (thực hiện) |

Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa ban hành quyết định bổ sung kinh phí năm 2021 cho các đơn vị trực thuộc sở để thực hiện hỗ trợ đối với viên chức hoạt động nghệ thuật bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19. Đáng chú ý, những nghệ sĩ nổi tiếng và có kinh tế khá giả như Hồng Đăng, Thanh Hương, Ngọc Quỳnh… cũng nằm trong danh sách nghệ sĩ được nhận hỗ trợ khó khăn do COVID-19 số tiền 3,7 triệu đồng khiến nhiều người bức xúc vì chính sách hỗ trợ dường như chưa sát và trúng. Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu văn hoá, nhà biên kịch Chu Thơm để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Hỗ trợ nghệ sĩ do dịch COVID-19: Cần cuộc rà soát lại để hỗ trợ đúng người

Hải Minh |

Nhiều ý kiến cho rằng, việc hỗ trợ nghệ sĩ bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 cần được rà soát lại để tiền hỗ trợ đến đúng người, đúng đối tượng.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

MC Quyền Linh chi hơn nửa tỉ đồng hỗ trợ nghệ sĩ khó khăn thời dịch

ĐÔNG DU |

Khi thấy nhiều nghệ sĩ lớn tuổi gặp nhiều khó khăn trong thời điểm dịch bệnh phức tạp ở TPHCM, MC Quyền Linh đã chi hơn 500 triệu đồng (bao gồm tiền mặt và mua quà) để gửi tặng, hỗ trợ đồng nghiệp.

Để việc hỗ trợ nghệ sĩ “đúng người, đúng thời điểm”

Mai Hương (thực hiện) |

Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa ban hành quyết định bổ sung kinh phí năm 2021 cho các đơn vị trực thuộc sở để thực hiện hỗ trợ đối với viên chức hoạt động nghệ thuật bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19. Đáng chú ý, những nghệ sĩ nổi tiếng và có kinh tế khá giả như Hồng Đăng, Thanh Hương, Ngọc Quỳnh… cũng nằm trong danh sách nghệ sĩ được nhận hỗ trợ khó khăn do COVID-19 số tiền 3,7 triệu đồng khiến nhiều người bức xúc vì chính sách hỗ trợ dường như chưa sát và trúng. Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu văn hoá, nhà biên kịch Chu Thơm để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Hỗ trợ nghệ sĩ do dịch COVID-19: Cần cuộc rà soát lại để hỗ trợ đúng người

Hải Minh |

Nhiều ý kiến cho rằng, việc hỗ trợ nghệ sĩ bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 cần được rà soát lại để tiền hỗ trợ đến đúng người, đúng đối tượng.