Biệt phủ thiếu minh bạch đang thách thức công luận!

LÊ THANH PHONG |

Báo chí đưa tin tức, hình ảnh về căn biệt thự của ông Phạm Văn Công - cán bộ công an huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa - được xây cất trái phép. Xây trái phép mà rộng 5.000m2, trong đó có sân chơi, bể bơi, hòn non bộ.

Một cán bộ công an, xây nhà trái phép, có xứng đáng không. Cần làm cho rõ để xử lý, phần nào xây trái phép phải bị phá bỏ, giữ sự tôn nghiêm của pháp luật.

Quan chức, tướng tá khoe khoang của cải không cần giấu giếm, máu trọc phú nổi lên là không cưỡng được. Căn biệt thự cao cấp của đại tá Lê Văn Tam - Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng - ở trị giá cả trăm tỉ đồng. Đại tá Lê Văn Tam nói không phải do Vũ “nhôm” cho, nhưng cũng không nói từ đâu có trăm tỉ đồng mua căn biệt thự này.

Có nhiều biệt thự, biệt phủ của quan chức đã được nêu trước đây, nhưng rồi cũng lặng lẽ trôi qua, không còn ai nhắc đến. Biệt phủ vẫn nằm đó trêu ngươi, người dân bức xúc không nói được. Chưa kể, có những khu biệt thự của cán bộ kiểm lâm làm toàn bằng gỗ quý, không thể tưởng tượng họ có thể ngang nhiên thách thức dư luận như thế.

Bức xúc là bởi người dân biết có những căn biệt thự không phải xây nên bằng tài năng kinh doanh, làm ăn chân chính của chủ nhân, mà từ đồng tiền vơ vét, đục khoét của dân của nước. Không lôi được tham nhũng ra ánh sáng, thu hồi lại tài sản tham nhũng, thì chưa thể nói đến công bằng, công lý.

Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM tiếp xúc cử tri ngày 5.5, cử tri Hoàng Thị Lợi (phường Bến Nghé, quận 1) phát biểu: “Kê khai thu nhập thời gian qua còn mang tính hình thức. Phải công khai tài sản mới không xảy ra chuyện trước kia ở nhà cấp bốn, mới lên làm quan chức vài năm là… xây biệt phủ. Như vậy tiền ở đâu ra?”.

Một câu hỏi rất đúng. Tiền đâu ra xây biệt phủ? Nhưng rất buồn là không có câu trả lời. Tại sao không thể hỏi, truy vấn, điều tra cho ra nguồn tiền quan chức đó có được để xây hoặc mua biệt thự. Lương bao nhiêu năm, có làm thêm gì phải kê khai cho rõ. Cũng có thể có trường hợp gia đình có của cải, cha mẹ để lại, vợ hoặc chồng kinh doanh phát đạt giàu có, nên có tiền mua đất xây lâu đài. Nhưng trường hợp nào cũng phải làm rõ, không nhập nhằng trong kê khai, phải công khai và minh bạch.

Đánh tham nhũng vừa qua có thắng lợi rất đáng ghi nhận, nhưng so với thực tế còn hạn chế. Biệt phủ, biệt thự, của cải quan chức thiếu minh bạch vẫn sờ sờ ngay trước mắt người dân thì rõ là vẫn đang thách thức công luận!

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Phạt cho tồn tại: Cái lý chuồng heo, cái lẽ biệt phủ

Anh Đào |

Trên thế giới không đâu có thứ xử phạt rồi cho tồn tại. Sự oái oăm trong quy định của pháp luật đã nảy sinh trong thực tế những bất công: Cái chuồng gà thì bị tháo dỡ, ngôi biệt phủ thì được... tồn tại, hay những câu hỏi vì sao một chuồng heo thì cưỡng chế trong khi những căn cao ốc chọc trời lại vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt!

Vô tư sai phạm, cùng lắm nộp tiền...

Tường Minh |

Phạt rồi cho tồn tại  là chuyện chung nhức nhối của cả nước. Bởi mức “phạt rồi cho tồn tại” không bao nhiêu so với giá trị công trình sai phép, thì người sai phạm vẫn được lợi. 

Phạt rồi cho tồn tại không chỉ là chuyện riêng của cá nhân ông Phạm Sỹ Quý với biệt phủ xây dựng trái phép ở Yên Bái. Phạt rồi cho tồn tại là chuyện chung nhức nhối của cả nước bắt đầu bằng một Thông tư.

Phạt rồi cho tồn tại không chỉ là chuyện riêng của cá nhân ông Phạm Sỹ Quý với biệt phủ xây dựng trái phép ở Yên Bái. Phạt rồi cho tồn tại là chuyện chung nhức nhối của cả nước bắt đầu bằng một Thông tư.

Phạt rồi cho tồn tại không chỉ là chuyện riêng của cá nhân ông Phạm Sỹ Quý với biệt phủ xây dựng trái phép ở Yên Bái. Phạt rồi cho tồn tại là chuyện chung nhức nhối của cả nước bắt đầu bằng một Thông tư.

"Biệt thự, biệt phủ vẫn sừng sững... sau những ồn ào"

Xuân Hải - Đức Thành |

Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) đã nói như vậy khi thảo luận tại hội trường chiều 6.11 về báo cáo công tác phòng chống tham nhũng vừa được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Phạt cho tồn tại: Cái lý chuồng heo, cái lẽ biệt phủ

Anh Đào |

Trên thế giới không đâu có thứ xử phạt rồi cho tồn tại. Sự oái oăm trong quy định của pháp luật đã nảy sinh trong thực tế những bất công: Cái chuồng gà thì bị tháo dỡ, ngôi biệt phủ thì được... tồn tại, hay những câu hỏi vì sao một chuồng heo thì cưỡng chế trong khi những căn cao ốc chọc trời lại vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt!

Vô tư sai phạm, cùng lắm nộp tiền...

Tường Minh |

Phạt rồi cho tồn tại  là chuyện chung nhức nhối của cả nước. Bởi mức “phạt rồi cho tồn tại” không bao nhiêu so với giá trị công trình sai phép, thì người sai phạm vẫn được lợi. 

Phạt rồi cho tồn tại không chỉ là chuyện riêng của cá nhân ông Phạm Sỹ Quý với biệt phủ xây dựng trái phép ở Yên Bái. Phạt rồi cho tồn tại là chuyện chung nhức nhối của cả nước bắt đầu bằng một Thông tư.

Phạt rồi cho tồn tại không chỉ là chuyện riêng của cá nhân ông Phạm Sỹ Quý với biệt phủ xây dựng trái phép ở Yên Bái. Phạt rồi cho tồn tại là chuyện chung nhức nhối của cả nước bắt đầu bằng một Thông tư.

Phạt rồi cho tồn tại không chỉ là chuyện riêng của cá nhân ông Phạm Sỹ Quý với biệt phủ xây dựng trái phép ở Yên Bái. Phạt rồi cho tồn tại là chuyện chung nhức nhối của cả nước bắt đầu bằng một Thông tư.

"Biệt thự, biệt phủ vẫn sừng sững... sau những ồn ào"

Xuân Hải - Đức Thành |

Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) đã nói như vậy khi thảo luận tại hội trường chiều 6.11 về báo cáo công tác phòng chống tham nhũng vừa được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV.