Bệnh viện chúng tôi đang..."tự ăn thịt mình"

Anh Đào |

“Tự ăn thịt mình” là nguyên văn lời than thở của một giám đốc bệnh viện cấp tỉnh từ cách nay 6-7 năm. Và hôm nay, nạn “chảy máu bác sĩ” vẫn tiếp tục. Chảy từ ngược về xuôi. Chảy từ công ra tư.

Các bác sĩ lặng lẽ nộp đơn xin thôi việc. Các bác sĩ, sau chương trình đào tạo - lặng lẽ không trở về. Các bác sĩ “dứt áo ra đi”, để lại những khoảng trống mênh mông… Câu chuyện xảy ra ở Điện Biên với những con số rất day dứt: Năm 2018: 6 người; Năm 2019: 12 người. Năm 2020: 9 người. Năm 2021: ???

Khoảng trống, hay cái gánh nặng đằng sau sự ra đi ấy là gì?

Chẳng hạn tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, sau khi một đồng nghiệp hoàn thành 2 năm bậc cao học rồi bỏ đi, Khoa chỉ còn lại 3 bác sĩ thay nhau trực, 24/24, với 30 – 60, thậm chí 90 bệnh nhân cấp cứu mỗi ngày.

Câu hỏi đằng sau sự “ra đi” ấy được đặt ra từ ít nhất cả chục năm rồi. Ở địa phương, thì đó là tình trạng “bệnh viện tự ăn thịt mình”, như lời ông Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình. Tự ăn thịt mình, vì kinh phí phân bổ chỉ 15% nhu cầu, còn lại phải tự xoay sở. Nhưng “xoay” cũng không xoay nổi, vì dân, vốn khó khăn - hầu như không khám dịch vụ. Người có điều kiện thì đã về… trung ương. Thu nhập của y bác sĩ vùng cao thì lại thấp, và ngoài lương “hầu như không có gì thêm nữa”.

Nhưng ở trung ương cũng không khá hơn. Bác sĩ Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức từng có một lời than “kinh điển”: Chữa bệnh là trách nhiệm của người thầy thuốc, nhưng đi liền với trách nhiệm phải là quyền lợi (chứ), đứng ghép tạng cả đêm chỉ được mấy trăm bạc thì không có nghĩa lý gì. (Chứ) Lương 2 triệu/tháng chắc chắn có chuyện ngay.

Giá mỗi ca ghép thận thời điểm lời than kinh điển ấy là từ 200-300 triệu đồng; ghép gan, tim đắt hơn (khoảng 1,5 tỉ đồng), nhưng bồi dưỡng theo chế độ thì chỉ “vài trăm bạc”. Đúng là chả có cái lý nào giải thích nổi sự vô lý ấy.

Chuyện lương bác sĩ đầy tréo ngoe cũng được đưa ra Quốc hội. Đại ý sinh viên thi vào các trường y, dược đều là tầng lớp học giỏi nhất, tinh hoa nhất mới có thể đậu. Học y vất vả nhất, thời gian đào tạo lâu nhất, nhưng khi đi làm thì lương lậu, đãi ngộ lại cào bằng như nhau tất. Còn “chế độ” thì đấy: Đứng ghép tạng cả đêm được mấy trăm bạc.

Bạc quá.

Và tình trạng chảy máu bác sĩ, chảy từ ngược về xuôi, chảy từ công ra tư sẽ vẫn còn diễn ra nếu ở địa phương các bệnh viện vẫn phải tự xoay sở, “tự ăn thịt mình”, nếu lương và đãi ngộ của các y bác sĩ khu vực công vẫn “bạc” như thế.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

“Chảy máu” nhân lực ngành Y ở Điện Biên: Khi bác sĩ rời non

SONG AN |

Trái ngược với những gì đầu tư, ngay sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, nhiều cán bộ, bác sĩ ở một số tỉnh miền núi không những không quay về đóng góp cho đơn vị, địa phương mà lặng lẽ “nộp đơn xin thôi việc”, rời non đổ về các thành phố lớn tìm cơ hội tốt hơn cho bản thân. “Chảy máu” nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao đã và đang là thực trạng đặt ra nhiều thách thức cho ngành Y tế tại tỉnh miền núi Điện Biên.

Tuyển sinh đại học khối ngành y tế: Chênh lệch lớn về đầu vào, học phí

HUYÊN NGUYỄN -ANH NHÀN |

Mùa tuyển sinh năm 2021, thêm nhiều trường đại học, đặc biệt là trường ngoài công lập mở các chương trình đào tạo khối ngành Y tế - Sức khoẻ. Cùng với đó, mức học phí đào tạo khối ngành này cũng ngày một tăng cao. Việc này nhận được sự quan tâm lớn từ xã hội vì đây là ngành nghề đặc biệt, quyết định trực tiếp đến tính mạng con người.

Học phí khối ngành Y Dược: Cao nhất gần 200 triệu đồng/năm

HUYÊN NGUYỄN |

Nhóm ngành Y Dược hiện có học phí ở mức cao nhất, có trường lên tới gần 200 triệu đồng/năm. Độ chênh lệch cũng rất lớn khi có trường chỉ hơn 14 triệu đồng/năm.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

“Chảy máu” nhân lực ngành Y ở Điện Biên: Khi bác sĩ rời non

SONG AN |

Trái ngược với những gì đầu tư, ngay sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, nhiều cán bộ, bác sĩ ở một số tỉnh miền núi không những không quay về đóng góp cho đơn vị, địa phương mà lặng lẽ “nộp đơn xin thôi việc”, rời non đổ về các thành phố lớn tìm cơ hội tốt hơn cho bản thân. “Chảy máu” nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao đã và đang là thực trạng đặt ra nhiều thách thức cho ngành Y tế tại tỉnh miền núi Điện Biên.

Tuyển sinh đại học khối ngành y tế: Chênh lệch lớn về đầu vào, học phí

HUYÊN NGUYỄN -ANH NHÀN |

Mùa tuyển sinh năm 2021, thêm nhiều trường đại học, đặc biệt là trường ngoài công lập mở các chương trình đào tạo khối ngành Y tế - Sức khoẻ. Cùng với đó, mức học phí đào tạo khối ngành này cũng ngày một tăng cao. Việc này nhận được sự quan tâm lớn từ xã hội vì đây là ngành nghề đặc biệt, quyết định trực tiếp đến tính mạng con người.

Học phí khối ngành Y Dược: Cao nhất gần 200 triệu đồng/năm

HUYÊN NGUYỄN |

Nhóm ngành Y Dược hiện có học phí ở mức cao nhất, có trường lên tới gần 200 triệu đồng/năm. Độ chênh lệch cũng rất lớn khi có trường chỉ hơn 14 triệu đồng/năm.