Bất lực trước miếng "cân kê" Cát Linh - Hà Đông?

Anh Đào |

Nhiều thứ không đồng bộ. Nói cho đúng thì 50% gọi là ổn, 50% phải... xem xét. Bởi “mốc vận hành là một chuyện. Vấn đề là phải an toàn”- khẳng định của tư vấn đối với dự án Cát Linh- Hà Đông. Có nghĩa, chưa, không, và không biết đến bao giờ dự án này mới có thể vận hành.

Vậy là cái mốc cuối 2019 để có thể đưa dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông lại một lần nữa trôi qua. Như 8 lần trước đó. Tàu, chạy thử nghiệm xong, chắc chắn luôn, sẽ lại đưa vào kho - đắp chiếu.

Cát Linh- Hà Đông đúng là miếng “cân kê”, nuốt vào không nổi, nhè ra không xong.

Nhè không xong, bởi bao nhiêu tiền bạc của cải đã đổ vào đó. Và giờ đây, mỗi ngày 1 tỉ đồng trả gốc và lãi ngân hàng.

Còn nuốt vào ư?

Đại diện tư vấn kiểm định cho biết: Trong quá trình kiểm định chúng tôi thấy có nhiều thứ không đồng bộ, (trong khi) tiêu chuẩn về an toàn yêu cầu bắt buộc phải đồng bộ. Nói cho đúng thì 50% gọi là ổn, còn 50% đang cần phải xem xét.

Và tư vấn cực kỳ quyết đoán “Mốc vận hành là một chuyện, vấn đề là phải an toàn".

Đúng như thế, không tư vấn, kiểm định nào dám khẳng định an toàn khi thậm chí hồ sơ dự án ở vào thế không thể bổ sung đầy đủ.

Còn nhớ trong buổi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thị sát dự án này, Tổng thầu Trung Quốc xác nhận rằng “có những hồ sơ thời gian đã qua rồi nên hoặc là có hoặc không bổ sung được”.

Vấn đề nghiêm trọng nhất của dự án Cát Linh- Hà Đông bây giờ chính là sự bế tắc. Là không nhìn thấy đường ra.

Không có hồ sơ, hồ sơ không đầy đủ thì không thể xác nhận an toàn. Mà những hồ sơ ấy, nếu có, chỉ có thể là bịa, là làm giả mà thôi.

Tư vấn bó tay. Hà Nội bó tay. Bộ GTVT bó tay.

Hôm qua, tư vấn “nói cả gan”: dự án này mất thêm 6 tháng nữa. Nhưng ông cũng thòng thêm rằng: “Dù có cố gắng đến đâu thì chúng tôi cũng không thể đi vặn vít thay nhà thầu thi công được". Nhưng có một sự thật là 6 tháng nữa cũng không cơ quan nào dám chứng nhận an toàn khi thiếu những hồ sơ tối thiểu. Không ai dám bấm nút vận hành khi nỗi lo mà ĐBQH Đỗ Văn Đương từng bày tỏ trước Quốc hội năm 2014: Từ hôm thép rơi làm chết người tới nay, tôi liên tưởng tàu trên cao rơi xuống khiến nhiều người chết. Tôi và nhiều cử tri đi trên tuyến đường này rất lo ngại bởi nó treo trên đầu hàng triệu lượt người lưu thông”.

Có lẽ, cũng như dự án Thép Thái nguyên giai đoạn 2, dự án Cát Linh- Hà Đông cũng phải làm rõ người phải chịu trách nhiệm. Cho một dự án 10 năm không xong. không biết đến bao giờ xong. Cho một dự án đội vốn khủng khiếp. Cho một thứ của nợ đang sinh nợ nần mỗi ngày.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Đường sắt Cát Linh Hà Đông có bài hát truyền thống "Đoàn tàu mùa xuân"

Thiên Bình |

"Trước đó, tôi cũng nghĩ đến việc tổ chức cuộc thi thơ nhưng vì không có tiền cho nên tôi đã tự viết thơ và nhờ một nhạc sĩ có 40 năm trong ngành Giao thông vận tải viết hộ và mời ca sĩ hát", Tổng Giám đốc Vũ Hồng Trường cho biết.

Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông không phải là “ngôi sao cô đơn”

VƯƠNG TRẦN |

Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông khi đi vào hoạt động có sự kết nối với các phương tiện giao thông công cộng khác phục vụ cho người dân. Như vậy tuyến đường này sẽ không phải là “ngôi sao cô đơn”” - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) Vũ Hồng Trường ví von.

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Tây Ninh sẽ xin xây dựng cảng hàng không và cơ chế đặc thù để phát triển

Huân Cao - Duy Tú |

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh được xem là tỉnh đi sau trong thu hút đầu tư so với TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... Trong năm mới 2023 và những năm tiếp theo, Tây Ninh hứa hẹn sẽ có những đột phá mới trong thu hút đầu tư để "hòa nhịp" cùng với các tỉnh. Nhân dịp năm mới 2023, PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh xoay quanh vấn đề này.

Chi hàng triệu đồng đốt vàng mã dịp Tết: Quá lạm dụng và lãng phí

MINH HÀ |

Vào dịp Tết người dân thường có phong tục đốt vàng mã để bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Một số người thậm chí còn bỏ ra hàng triệu đồng để mua vàng mã với quan niệm "trần sao âm vậy". Theo các chuyên gia văn hóa, đốt vàng mã là một nét văn hóa của người Việt, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ gây lãng phí và nhiều hệ lụy.

Đậm đà niêu cá kho lưu giữ hương vị Tết xưa

Hải Huế |

Cứ mỗi dịp Tết đến, trên mâm cỗ, ngoài các món cổ truyền đặc trưng của ngày Tết miền Bắc như: Bánh chưng, thịt lợn, giò chả, thịt gà… thì hầu như nhà nào cũng có thêm món cá kho trong mâm cỗ mới được xem là đủ đầy.

Đường sắt Cát Linh Hà Đông có bài hát truyền thống "Đoàn tàu mùa xuân"

Thiên Bình |

"Trước đó, tôi cũng nghĩ đến việc tổ chức cuộc thi thơ nhưng vì không có tiền cho nên tôi đã tự viết thơ và nhờ một nhạc sĩ có 40 năm trong ngành Giao thông vận tải viết hộ và mời ca sĩ hát", Tổng Giám đốc Vũ Hồng Trường cho biết.

Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông không phải là “ngôi sao cô đơn”

VƯƠNG TRẦN |

Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông khi đi vào hoạt động có sự kết nối với các phương tiện giao thông công cộng khác phục vụ cho người dân. Như vậy tuyến đường này sẽ không phải là “ngôi sao cô đơn”” - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) Vũ Hồng Trường ví von.