Bắt con học tới sáng, ép phải lấy điểm 10 là bạo lực gia đình

Lê Thanh Phong |

"Bên cạnh nuôi thì còn có dạy nhưng lại bỏ không dạy, và thứ nữa là dạy thái quá thì cần xem là bạo lực với học sinh", đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.

Tại phiên họp thứ 10 vào chiều 16.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu ra một hình thức bạo lực gia đình trước nay chưa nhiều người nghĩ tới. Bạo lực gia đình không chỉ là hành hạ, đánh đập, chửi bới, khủng bố tinh thần, mà còn có cả hành vi ép buộc con cái học nhiều.

Theo quan điểm của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, cha mẹ kỳ vọng quá lớn vào con cái nên ép buộc các cháu phải học đến 2-3 giờ sáng, đòi hỏi con cái cứ phải được điểm 10…, chính là tạo ra áp lực, vượt quá năng lực, khả năng của trẻ em. Điều này cũng phải xem là bạo lực gia đình. Do đó, dự thảo luật cần diễn đạt rõ hơn về việc không gây áp lực quá lớn trong lao động và học tập của trẻ em.

Rất ủng hộ với quan điểm của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, nhiều bậc cha mẹ tưởng rằng ép buộc con học nhiều, thành tích cao, điểm cao là thương con, là lo cho tương lai con cái về sau. Nhưng họ không biết rằng, họ đang có hành vi bạo lực gia đình, mà nạn nhân chính là con của mình.

Những nạn nhân đó chịu đựng ngày này sang ngày khác, áp lực học hành bị đè nặng đến hoảng loạn, chấn thương tâm lý, dẫn đến những hành động dại dột, những quyết định rất đau lòng như chúng ta đã chứng kiến.

Cho nên, dự thảo Luật Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) cần phải bổ sung quy định cụ thể để điều chỉnh hành vi bạo lực này.

Hãy để trẻ em sống vui tươi, phát triển thể chất và tinh thần như lứa tuổi của các cháu. Trẻ em thích học mà chơi, chơi mà học, và không chỉ học kiến thức ở nhà trường, mà còn nhiều thứ khác như thể thao, âm nhạc, hội họa, võ thuật và nhiều môn rèn luyện kỹ năng sống.

Học tới 2-3 giờ sáng để làm gì, điểm 10 cho nhiều để làm gì khi các em rất thiếu kỹ năng sống. Chẳng hạn, nhiều em rơi xuống nước là chết đuối, tại sao lại không dành một phần thời giờ để học bơi, để bảo vệ bản thân?

Có học thức, có chữ nghĩa nhưng phải có tinh thần thượng võ, rèn luyện sự tự tin và bản lĩnh trước cuộc sống, biết cách tự vệ và bảo vệ người khác khi cần thiết. Học võ, chơi thể thao giúp cho trẻ em nhanh nhẹn, khỏe mạnh, linh hoạt.

Xin lưu ý thêm, nói như thầy Nguyễn Kim Sơn, cha mẹ ép buộc con cái học quá sức là bạo lực gia đình. Như vậy cũng có nghĩa, nhà trường vì bệnh thành tích mà tạo áp lực học hành lên học sinh cũng xem như là bạo lực học đường.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Tình trạng bạo hành con riêng của chồng, vợ rất nhiều, gây bức xúc xã hội

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, tình trạng mẹ kế bạo hành con riêng của chồng, rồi bố dượng, người tình xâm hại, bạo hành con riêng của vợ là rất nhiều, gây bức xúc xã hội nên các ngành tư pháp cần đặc biệt quan tâm đối tượng này.

Tìm hiểu căn nguyên của bạo lực gia đình

Hải Minh |

Theo kết quả điều tra, tổng hợp của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch từ 63 tỉnh/thành, có những nguyên nhân chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) dẫn đến bạo lực gia đình gồm nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó bao gồm nguyên nhân cơ bản đến từ việc nhận thức của những thành viên trong gia đình.

300 công nhân Hải Phòng dự toạ đàm bình đẳng giới, chống bạo lực gia đình

Mai Dung |

Hải Phòng - 300 công nhân Công ty TNHH Maple (Khu công nghiệp VSIP) vừa tham gia toạ đàm nâng cao hiệu quả bình đẳng giới trong doanh nghiệp - chủ đề "Hạnh phúc là yêu và được yêu" do Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Tình trạng bạo hành con riêng của chồng, vợ rất nhiều, gây bức xúc xã hội

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, tình trạng mẹ kế bạo hành con riêng của chồng, rồi bố dượng, người tình xâm hại, bạo hành con riêng của vợ là rất nhiều, gây bức xúc xã hội nên các ngành tư pháp cần đặc biệt quan tâm đối tượng này.

Tìm hiểu căn nguyên của bạo lực gia đình

Hải Minh |

Theo kết quả điều tra, tổng hợp của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch từ 63 tỉnh/thành, có những nguyên nhân chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) dẫn đến bạo lực gia đình gồm nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó bao gồm nguyên nhân cơ bản đến từ việc nhận thức của những thành viên trong gia đình.

300 công nhân Hải Phòng dự toạ đàm bình đẳng giới, chống bạo lực gia đình

Mai Dung |

Hải Phòng - 300 công nhân Công ty TNHH Maple (Khu công nghiệp VSIP) vừa tham gia toạ đàm nâng cao hiệu quả bình đẳng giới trong doanh nghiệp - chủ đề "Hạnh phúc là yêu và được yêu" do Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức.