Bảo vệ sức khỏe công nhân và an toàn nhà máy là bảo vệ nền kinh tế

Lê Thanh Phong |

Đại dịch COVID-19 bùng nổ ở các nước láng giềng, áp sát biên giới và có thể “đột nhập” vào Việt Nam bất cứ lúc nào, cho nên không thể mất tập trung, mất cảnh giác.

Biên giới quốc gia có nhiều lực lượng canh phòng, trong đó chủ công là bộ đội biên phòng, chưa kể toàn dân tham gia, không vận chuyển người nhập cảnh trái phép, phát hiện và tố cáo trường hợp nghi nhập cảnh trái phép. Trước cuộc chiến chống giặc COVID-19, phát động “chiến tranh nhân dân” là cần thiết.

Nhưng phòng thủ ở các tuyến biên giới chưa đủ, nếu “địch” lọt qua phòng tuyến thì sao. Cho nên, các tỉnh, thành phải đưa ra các biện pháp phòng dịch cho địa phương mình, mỗi cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện đều phải siết chặt các quy định phòng dịch của Bộ Y tế, tuyệt đối tuân thủ.

Nhưng còn một lực lượng cực kỳ quan trọng luôn tập trung số đông, đó là công nhân trong các nhà máy. Trong bài viết “Phải triển khai nghiêm ngặt phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp” đăng ngày 27.4.2021, Báo Lao Động đã phản ánh thực trạng rất đáng lo ngại, đó là nhiều doanh nghiệp và người lao động vẫn còn rất chủ quan, không đánh giá hết mức độ nguy hiểm hiện nay để đưa ra các biện pháp phòng ngừa phù hợp và hiệu quả.

Lúc này, phải có biện pháp khẩn cấp quản lý công nhân trong các nhà máy, không để vi phạm các quy định phòng dịch. Bởi vì, chỉ cần một trường hợp bị nhiễm COVID-19, sẽ phong tỏa ít nhất một phân xưởng, ảnh hưởng đến sản xuất của nhà máy. Nếu như, nhiều người bị nhiễm dịch, khả năng phong tỏa nhiều nhà máy, lúc đó ảnh hưởng đến cả khu công nghiệp.

Lúc đó, sản xuất bị đình đốn, hợp đồng giao hàng không thực hiện được, hàng vạn công nhân ngừng việc, bị cách ly. Thiệt hại cho từng người lao động, cho doanh nghiệp, cho toàn xã hội và cho nền kinh tế đất nước.

Việt Nam quyết tâm đạt “mục tiêu kép”, phòng được dịch và tăng trưởng kinh tế. Và các nhà máy, khu công nghiệp là một phần của nền kinh tế vì sản xuất và xuất khẩu hàng hóa mang lại nguồn lợi lớn cho quốc gia. Năm 2020, xuất siêu 19,1 tỉ USD, mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Nếu như không bảo vệ an toàn nhà máy, để vỡ trận do COVID-19, thì chúng ta sẽ không có con số lý tưởng đó.

Mỗi công nhân phải biết tự bảo vệ mình, sức khỏe của cá nhân là sức khỏe của gia đình và là sức khỏe của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng phải có nhiều biện pháp, sáng kiến để bảo vệ sức khỏe của công nhân. An toàn của công nhân chính là an toàn của nhà máy, an toàn sản xuất.

Tất cả các nhà máy, khu công nghiệp được bảo vệ an toàn trước đại dịch thì mới bảo vệ an toàn cho nền kinh tế.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

LĐLĐ tỉnh Hải Dương yêu cầu CNVCLĐ không lơ là phòng dịch COVID-19

Mai Dung |

Ngày 27.4, Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương ban hành công văn số 579/LĐLĐ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Hải Phòng: Công nhân vô tư không đeo khẩu trang, tụ tập hàng quán vỉa hè

Mai Dung |

Bước ra khỏi cánh cổng nhà máy, nhiều người lao động ở Hải Phòng vô tư bỏ khẩu trang, tập trung đông người, mặc cho tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát trở lại.

Bình Dương: Doanh nghiệp tăng cường biện pháp phòng, chống dịch COVID-19

ĐÌNH TRỌNG |

Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh ở các nước trên thế giới, gần dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 tới, tổ chức công đoàn ở Bình Dương đang phối hợp với doanh nghiệp tăng cường trở lại các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

LĐLĐ tỉnh Hải Dương yêu cầu CNVCLĐ không lơ là phòng dịch COVID-19

Mai Dung |

Ngày 27.4, Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương ban hành công văn số 579/LĐLĐ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Hải Phòng: Công nhân vô tư không đeo khẩu trang, tụ tập hàng quán vỉa hè

Mai Dung |

Bước ra khỏi cánh cổng nhà máy, nhiều người lao động ở Hải Phòng vô tư bỏ khẩu trang, tập trung đông người, mặc cho tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát trở lại.

Bình Dương: Doanh nghiệp tăng cường biện pháp phòng, chống dịch COVID-19

ĐÌNH TRỌNG |

Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh ở các nước trên thế giới, gần dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 tới, tổ chức công đoàn ở Bình Dương đang phối hợp với doanh nghiệp tăng cường trở lại các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19.