Bài toán giảm ùn tắc giao thông nhìn từ thực tế chống dịch

Lê Thanh Phong |

Những ngày thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội, đường phố thông thoáng, sạch sẽ, bầu trời trong xanh, kể cả các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM.

Nếu như nói “trong nguy có cơ”, thì đây là một cơ hội để cùng nhìn lại về các giải pháp giảm tải áp lực giao thông cho các đô thị. Từ trước đến nay, đã có nhiều cá nhân, tổ chức đưa ra giải pháp, kể cả đề án được gửi đến các cuộc thi, tuy nhiên vẫn trong vòng luẩn quẩn, bế tắc.

Con virus SARS-CoV-2 đẩy chúng ta vào nhà và từ đó chúng ta “ngộ” ra rằng, đây là một giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông rất hiệu quả. Xây dựng thêm hạ tầng cũng không thể đáp ứng đủ cho việc đi lại, bởi vì người ngày càng đông và phương tiện cá nhân ngày càng nhiều. Cho nên, kể cả làm thêm đường trên cao hay dưới lòng đất cũng không thể đáp ứng được nhu cầu đi lại. Chỉ có hạn chế ra đường mới hạn chế kẹt xe.

Hiện nay, chúng ta bị đẩy vào nhà là bị động, nhưng sau dịch, chúng ta lại ở trong nhà một cách chủ động.

Đại dịch sẽ qua đi, cuộc sống vẫn đi tới, con người phải làm việc, sinh hoạt, học tập, nhưng chúng ta thay đổi cách thức. Chương trình giáo dục áp dụng công nghệ để dạy và học trực tuyến, qua truyền hình, có thể thiết kế 30-50% chương trình học online, thì đã giảm lượng lớn học sinh ra đường. Học sinh không đi học ở trường thì phụ huynh cũng không phải ra đường để đưa đón.

Doanh nghiệp triển khai các bộ phận làm việc ở nhà, kiểm soát qua các chương trình công nghệ là một xu hướng tất yếu. Chỉ cần giảm 30% nhân viên của các tổ chức, công ty, văn phòng đại diện ra đường, thì áp lực giao thông đã giảm đáng kể.

Tương tự, các cơ quan nhà nước, thay vì họp hành, hội nghị tập trung, chuyển toàn bộ qua họp trực tuyến, ai ngồi yên ở đó, không phải di chuyển để đến điểm họp. Chưa kể, tùy theo vị trí công việc, bố trí làm việc tại nhà, kiểm soát qua hệ thống, sẽ giảm rất lớn lượng người tham gia giao thông.

Lâu nay các bà nội trợ phải xách giỏ đi chợ, nhưng thay vào đó bằng mua sắm, đi chợ online thì sẽ lợi ích cho cả hai bên. Một người đi giao hàng qua dịch vụ đi chợ thuê có thể giao cho 10-20 hộ, thay vì 20 bà nội trợ phải ra đường đi chợ.

Ở nhà làm việc, học tập, sinh hoạt là tiết kiệm cho cá nhân, cho xã hội, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, kẹt xe, tai nạn giao thông.

Lợi ích như vậy tại sao không làm?

Đừng nói quá nhiều về 4.0 nữa, mà hãy bắt tay hành động.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Về một chị tóc nâu khoác túi hàng hiệu đi lấy đồ cứu trợ

Anh Đào |

Cái túi ấy chỉ là vài cân gạo, dăm củ lạc, gói gia vị, vài củ khoai... được phát miễn phí cho người nghèo đặng cứu đói. Ấy thế mà người đến nhận nó thì tay sơn móng, tóc nhuộm nâu, khoác cả túi hàng hiệu nữa cơ.

Đổ đất cấm đường, bêu tên người đi chợ quá 2 lần/ngày

Anh Đào |

Bêu tên người đi chợ quá 2 lần/ngày, phạt 200 ngàn vì tụ tập quá 2 người trên cabin... Khen thưởng cho đảng viên dừng lễ thôi nôi cho con. Mục đích thì tốt nhưng lại máy móc ở cách làm!

Ăn nhậu trong khu cách ly, mở cửa nhà hàng, karaoke là gây ra tội ác

Lê Thanh Phong |

Đã vào khu cách ly mà còn tụ tập ăn nhậu, đánh nhau, thì còn gì để nói nữa.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Về một chị tóc nâu khoác túi hàng hiệu đi lấy đồ cứu trợ

Anh Đào |

Cái túi ấy chỉ là vài cân gạo, dăm củ lạc, gói gia vị, vài củ khoai... được phát miễn phí cho người nghèo đặng cứu đói. Ấy thế mà người đến nhận nó thì tay sơn móng, tóc nhuộm nâu, khoác cả túi hàng hiệu nữa cơ.

Đổ đất cấm đường, bêu tên người đi chợ quá 2 lần/ngày

Anh Đào |

Bêu tên người đi chợ quá 2 lần/ngày, phạt 200 ngàn vì tụ tập quá 2 người trên cabin... Khen thưởng cho đảng viên dừng lễ thôi nôi cho con. Mục đích thì tốt nhưng lại máy móc ở cách làm!

Ăn nhậu trong khu cách ly, mở cửa nhà hàng, karaoke là gây ra tội ác

Lê Thanh Phong |

Đã vào khu cách ly mà còn tụ tập ăn nhậu, đánh nhau, thì còn gì để nói nữa.