Bài học môi trường từ những chiếc đèn trung thu

Lê Thanh Phong |

Những chiếc lồng đèn trung thu được trưng bày thành gian hàng rất đẹp, hấp dẫn các em thiếu nhi. Thú vị hơn là từ những lon bia, nước ngọt... đã được các anh chị đoàn viên thanh niên Bến Tre làm thành những chiếc lồng đèn đẹp mắt. Con nít đứa nào chẳng thích có cái lồng đèn để chơi với bạn bè đêm trung thu?

Quá dễ, các em thiếu niên cứ đem chai nhựa các loại đến để đổi lồng đèn. Đây là sáng kiến bảo vệ môi trường được Tỉnh đoàn Bến Tre tổ chức nhân dịp Trung thu năm nay.

Rác nhựa thu gom được, đem bán lấy tiền gom vào quỹ tặng bệnh nhi nghèo.

Muốn có lồng đèn, các em phải đi nhặt chai nhựa, việc mà ai cũng có thể làm được. Để giúp các em có nhiều chai nhựa, phụ huynh cũng đi nhặt với con cái. Nhiều người đi nhặt chai nhựa chính là một cách dọn rác nhựa trên địa bàn tỉnh.

Các em nhặt chai nhựa để đổi lồng đèn trung thu, nhưng qua đó học được bài học về bảo vệ môi trường. Các em hiểu thêm được rằng không nên xả rác mà ngược lại phải dọn rác, các em biết thêm một điều, những loại rác nhựa vứt đi là lãng phí, có thể thu gom, bán lấy tiền. Rác nhựa được tái chế, sử dụng lại nhiều lần.

Một mùa trung thu, trẻ em vui chơi, nhưng rất có ý nghĩa, rất nhân văn, nhân ái.

Chuyện ở Bến Tre liên tưởng đến chuyện mới đây ở TPHCM. Khoảng đầu tháng 9 vừa qua, Quận đoàn Quận 1 và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 1 tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế dùng rác thải nhựa. Cụ thể là 10 phường của Quận tổ chức các điểm nhận chai nhựa và phát gạo cho người dân, hoạt động diễn ra mỗi tuần một lần nhằm hạn chế tập trung đông người.

Chương trình “đổi nhựa lấy gạo” quá hay, bà con thích lắm. Cứ 1kg nhựa đổi được 1kg gạo, ai chẳng muốn đi nhặt rác nhựa về để kiếm nhiều gạo. Nếu chương trình này lan tỏa ở nhiều quận, chắc chắn sẽ gây hiệu ứng rất lớn, thành phố sẽ có gương mặt sáng sủa hơn bởi vì có nhiều người tham gia dọn rác.

Ban đầu, người dân sẽ nhặt rác nhựa để đổi gạo, nhưng lâu dần sẽ thành thói quen phân loại rác, không vứt rác bừa bãi. Đường phố, khu phố sẽ sạch hơn, văn minh hơn. Vấn để là các chương trình này có đủ “kiên nhẫn” để chiến thắng thói quen xả rác của người dân hay không. Có nghĩa là chương trình phải kéo dài, liên tục, bền bỉ, người tham gia phải nhiệt tình, không làm theo kiểu phong trào vui vẻ chóng qua.

Đừng hô hào chống xả rác bằng khẩu hiệu, hãy hành động như các bạn đoàn viên thanh niên Bến Tre, Quận 1 - TPHCM.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Đâu là giải pháp để Hà Nội không còn khói rơm rạ gây ô nhiễm môi trường?

Phạm Đông |

Đốt rơm, rạ sau thu hoạch là thói quen lâu đời của người dân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia hành vi đốt rơm rạ bừa bãi là một trong những nguyên nhân khiến môi trường không khí ở Hà Nội trở nên ngột ngạt, ô nhiễm.

Hà Nội: Phụ nữ thiết lập mô hình 200 thùng rác công cộng bảo vệ môi trường

Lan Nhi - Phạm Đông |

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ninh Sở đã triển khai mô hình “mạng lưới” 200 thùng rác công cộng nhằm khuyến khích, hướng dẫn người dân tự phân loại rác thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường.

Phải quản lý, giám sát chặt các hộ sản xuất túi nylon

Cao Nguyên - Thanh Hà |

Tăng thuế túi nylon để góp phần bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, phải khẳng định, hiện nay chính sách này đang “bất lực” khi giá bán nhiều loại túi nylon còn thấp hơn mức thuế đánh vào nó. Mới đây, Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường theo hướng tăng mức thuế đối với túi nylon, bao bì và các sản phẩm nhựa. Một số chuyên gia về thuế cho rằng, việc tăng thuế là tốt nhưng cần phải quản lý và giám sát chặt chẽ nếu không dễ tăng sự bất hợp lý.

Tính phương án thu phí xả nhiều rác trả nhiều tiền

VƯƠNG TRẦN |

Tiếp tục chương trình làm việc tại Phiên họp 47, sáng 12.8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Dự thảo luật đề ra lộ trình 5 năm để thực hiện việc thu phí xử lý rác thải sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại trước ngày 1.1.2025.

Hải Phòng: Hàng trăm hộ dân bị "tra tấn" bởi xưởng tái chế rác thải nhựa

Đặng Luân |

Trong thời gian dài, khoảng 500 hộ dân Tổ dân phố số 5 phường Lãm Hà (Kiến An, Hải Phòng) bị "tra tấn" bởi mùi khí thải từ việc thu gom, tái chế rác thải nhựa của các cơ sở tư nhân.

Thi thiết kế sản phẩm tái chế từ rác thải công nghiệp

Nam Dương |

63 sản phẩm của các CNVCLĐ, đoàn viên công đoàn ở 63 công đoàn cơ sở trên địa bàn quận tham gia là việc làm thiết thực nhằm thực hiện tốt Chỉ thị 19-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM về thực hiện cuộc vận động “Người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch đẹp và giảm ngập nước”

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đâu là giải pháp để Hà Nội không còn khói rơm rạ gây ô nhiễm môi trường?

Phạm Đông |

Đốt rơm, rạ sau thu hoạch là thói quen lâu đời của người dân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia hành vi đốt rơm rạ bừa bãi là một trong những nguyên nhân khiến môi trường không khí ở Hà Nội trở nên ngột ngạt, ô nhiễm.

Hà Nội: Phụ nữ thiết lập mô hình 200 thùng rác công cộng bảo vệ môi trường

Lan Nhi - Phạm Đông |

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ninh Sở đã triển khai mô hình “mạng lưới” 200 thùng rác công cộng nhằm khuyến khích, hướng dẫn người dân tự phân loại rác thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường.

Phải quản lý, giám sát chặt các hộ sản xuất túi nylon

Cao Nguyên - Thanh Hà |

Tăng thuế túi nylon để góp phần bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, phải khẳng định, hiện nay chính sách này đang “bất lực” khi giá bán nhiều loại túi nylon còn thấp hơn mức thuế đánh vào nó. Mới đây, Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường theo hướng tăng mức thuế đối với túi nylon, bao bì và các sản phẩm nhựa. Một số chuyên gia về thuế cho rằng, việc tăng thuế là tốt nhưng cần phải quản lý và giám sát chặt chẽ nếu không dễ tăng sự bất hợp lý.

Tính phương án thu phí xả nhiều rác trả nhiều tiền

VƯƠNG TRẦN |

Tiếp tục chương trình làm việc tại Phiên họp 47, sáng 12.8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Dự thảo luật đề ra lộ trình 5 năm để thực hiện việc thu phí xử lý rác thải sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại trước ngày 1.1.2025.

Hải Phòng: Hàng trăm hộ dân bị "tra tấn" bởi xưởng tái chế rác thải nhựa

Đặng Luân |

Trong thời gian dài, khoảng 500 hộ dân Tổ dân phố số 5 phường Lãm Hà (Kiến An, Hải Phòng) bị "tra tấn" bởi mùi khí thải từ việc thu gom, tái chế rác thải nhựa của các cơ sở tư nhân.

Thi thiết kế sản phẩm tái chế từ rác thải công nghiệp

Nam Dương |

63 sản phẩm của các CNVCLĐ, đoàn viên công đoàn ở 63 công đoàn cơ sở trên địa bàn quận tham gia là việc làm thiết thực nhằm thực hiện tốt Chỉ thị 19-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM về thực hiện cuộc vận động “Người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch đẹp và giảm ngập nước”