Ai dám làm doanh nghiệp khi sai phạm về kinh tế bị hình sự hóa?

Lê Thanh Phong |

Khởi tố, bắt giam doanh nhân sai phạm là cần thiết nếu có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Nhưng nếu sai phạm đúng ra chỉ xử lý theo quan hệ kinh tế lại bị hình sự hóa, chủ doanh nghiệp bị bắt, thì hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thiệt hại không chỉ riêng doanh nghiệp.

Đáng tội thì xử không tha, nhưng không đáng tội thì không xử lý hình sự, đó là quan điểm văn minh pháp luật cần ủng hộ và áp dụng vào đời sống.

Chủ trì Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế diễn ra ngày 22.4, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: "Những sai phạm chỉ là thiểu số. Việc xử lý là cần thiết, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đại đa số nhà đầu tư, doanh nghiệp chân chính, hoạt động lành mạnh, tuân thủ pháp luật".

Trên thực tế, doanh nghiệp làm ăn chân chính rất nhiều, đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Cho nên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nhà đầu tư chính là bảo vệ lợi ích của đất nước.

Nhưng những hoang tin, lời đồn thổi phồng sai phạm của doanh nghiệp này, tập đoàn nọ, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến thị trường và sự bất an của xã hội.

Ngày 25.4, thị trường chứng khoán giảm sâu với hầu hết mã cổ phiếu từ blue-chips cho đến penny đều giảm, chỉ số VN-Index giảm mạnh, mất gần 70 điểm. Cú 'hạ áp" này có nguyên nhân từ những vụ đồn đãi về bắt bớ, sẽ bắt, sắp bắt ai đó. Niềm tin về nền kinh tế và uy tín thị trường chứng khoán bị lung lay trước những loại  tin này.

Liên quan tới chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu quan điểm: "Chúng tôi thống nhất sẽ không hình sự hóa các quan hệ kinh tế và những sự việc vừa qua là tiếng chuông cảnh tỉnh để thị trường quay trở lại hoạt động ổn định, đảm bảo việc kinh doanh lành mạnh, bình đẳng trên thị trường".

Doanh nghiệp làm ăn nếu có sai sót, hoặc sai phạm, phải căn cứ vào quy định của pháp luật để xử phạt tùy theo mức độ vi phạm, rồi hướng dẫn, hỗ trợ để doanh nghiệp hoạt động. Đó là cách giải quyết phù hợp, có lợi ích cho doanh nghiệp và cho toàn xã hội.

Một tập đoàn, doanh nghiệp có quá trình xây dựng, tạo ra của cải vật chất, đem lại quyền lợi cho cổ đông, tạo việc làm cho người lao động. Cho nên, khi doanh nghiệp gặp khủng hoảng, hãy tìm cách cứu hơn là để sập tiệm.

Doanh nghiệp sập tiệm, lấy việc đâu cho người lao động làm, lấy nguồn đâu để thu thuế?

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Bộ Tài chính và Bộ Công an đã thống nhất phương án xử lý các vụ vi phạm

Lan Hương |

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: “Chiều ngày 25.4, chúng tôi có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Công an và các cơ quan chức năng hai Bộ. Tinh thần không hình sự hóa các quan hệ dân sự kinh tế một lần nữa được thống nhất cao".

Thủ tướng Chính phủ: "Xử lý nghiêm các sai phạm trên thị trường vốn"

Cường Ngô |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, những sai phạm về thị trường vốn trong thời gian qua chỉ là thiểu số. Việc xử lý là cần thiết, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đại đa số nhà đầu tư, doanh nghiệp chân chính, hoạt động lành mạnh, tuân thủ pháp luật.

Dự án điện mặt trời sai phạm: EVN có trách nhiệm, Bộ Công Thương vô can?

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa công bố kết luận rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời mái nhà. Kết luận đã chỉ ra nhiều sai phạm của nhà đầu tư trong việc khai thác và sử dụng loại hình năng lượng này. Đồng thời chỉ rõ trách nhiệm của EVN, các địa phương khi chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật. Vậy, Bộ Công Thương - đơn vị xây dựng và đề xuất cơ chế giá cho điện mặt trời liệu có vô can?

Công an Hà Nam thông tin vụ CSGT bị xe đầu kéo đâm tử vong trên QL 21A

Khánh Linh |

Tối 14.5, Công an tỉnh Hà Nam đã thông tin ban đầu về vụ tai nạn giao thông liên quan đến một cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Hà Nam hy sinh.

Nga nêu quan điểm về thủ phạm vụ Nord Stream

Thanh Hà |

Nga nhận định, nhà nước hoặc một nhóm nhà nước có thể đã cho nổ tung đường ống Nord Stream.

Đại học Ngoại thương công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm, nhiều ngành trên 30

Bích Hà |

Ngày 14.6, Trường Đại học Ngoại thương công bố ngưỡng điểm trúng tuyển (điểm chuẩn) có điều kiện đối với một số phương thức xét tuyển sớm của nhà trường.

Hết vaccine miễn phí, người lao động nghèo chật vật cho con đi tiêm dịch vụ

Minh Ánh |

Tình trạng thiếu vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng khiến nhiều phụ huynh nghèo như ngồi trên đống lửa.

Xe cứu thương dù công khai hoạt động trở lại ở Thái Bình

TRUNG DU |

Sau một thời gian tạm yên ắng, gần đây, tình trạng xe không được cơ quan chức năng cấp phép vận chuyển cấp cứu người bệnh (xe cứu thương "dù") đã công khai hoạt động trở lại, ngang nhiên đón, trả bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình mà không hề bị kiểm tra, xử lý.

Bộ Tài chính và Bộ Công an đã thống nhất phương án xử lý các vụ vi phạm

Lan Hương |

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: “Chiều ngày 25.4, chúng tôi có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Công an và các cơ quan chức năng hai Bộ. Tinh thần không hình sự hóa các quan hệ dân sự kinh tế một lần nữa được thống nhất cao".

Thủ tướng Chính phủ: "Xử lý nghiêm các sai phạm trên thị trường vốn"

Cường Ngô |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, những sai phạm về thị trường vốn trong thời gian qua chỉ là thiểu số. Việc xử lý là cần thiết, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đại đa số nhà đầu tư, doanh nghiệp chân chính, hoạt động lành mạnh, tuân thủ pháp luật.

Dự án điện mặt trời sai phạm: EVN có trách nhiệm, Bộ Công Thương vô can?

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa công bố kết luận rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời mái nhà. Kết luận đã chỉ ra nhiều sai phạm của nhà đầu tư trong việc khai thác và sử dụng loại hình năng lượng này. Đồng thời chỉ rõ trách nhiệm của EVN, các địa phương khi chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật. Vậy, Bộ Công Thương - đơn vị xây dựng và đề xuất cơ chế giá cho điện mặt trời liệu có vô can?