Ai đã bỏ phiếu cấm xe máy khi bus mới chỉ đáp ứng 4,3% nhu cầu đi lại

Anh Đào |

Sau “90% người dân đồng tình cấm xe máy” ở Hà Nội, tới lượt TPHCM đưa ra con số 63% đồng ý hạn chế xe cá nhân. Giả thiết đó là những con số chính xác thì hãy thử hỏi điều gì sẽ xảy ra.  

Hùng là một thanh niên sống ở Hà Đông. Lịch trình đi xe bus của anh như sau: Sáng 5h dậy làm vệ sinh cá nhân, đi bộ khoảng 15 phút ra điểm bắt xe bus để đón xe tuyến 22 trước 6h kém 15 phút. Lý do: Chậm vài phút là đến giờ sinh viên và công nhân đi làm thì sẽ không thể chen chân lên xe được.

Sau khi xe qua cầu Chương Dương thì anh xuống bắt tiếp xe số 10, 15, 17, 42, 54 nếu may mắn thì có xe ngay còn không phải chờ 10-15 phút mới có xe đi tiếp. Hùng làm gần cầu Đuống. Ở bến xe bus cuối cùng, anh tiếp tục đi bộ khoảng 10 phút để tới được chỗ làm. Đồng hồ lúc đó thường 7h15 đến 7h30 phút.

Buổi tối, chọn tránh lúc cao điểm, Hùng thường lên xe khoảng từ 19h30 đến 20h. Lúc này đón xe buýt lâu hơn, có hôm 30 phút mới có xe. Và anh “tua ngược” lại chu trình buổi sáng để “may mắn thì về nhà trước 22h đêm”.

Khoảng cách chưa đầy 20km và mỗi ngày mất 3-4h đồng hồ đi và chờ. Cuối cùng, Hùng bỏ việc để quay lại đi xe máy.

Đó là năm 2012, chia sẻ của Hùng trên một tờ báo nhận được vô số ý kiến, một trong đó đại ý: 5-7 năm nữa sẽ khác.

Bây giờ là năm 2019, cái khác là Hà Nội có thêm các tuyến BRT “còn chạy chậm hơn xe bus thường”, tàu điện trên cao chậm tiến độ gần 1 thập kỷ, 5-7 lần lỡ hẹn đưa vào khai thác. Và hết.

63% người dân TPHCM đồng tình hạn chế xe cá nhân, trước đó là “90% người dân” ở Hà Nội.

Nhưng ngay cả khi đó là những khảo sát chính xác, ngay cả khi đó là một tiền đề đồng thuận để ban hành chính sách thì đó vẫn chỉ có ý nghĩa là một điểm khởi đầu - không hơn.

Khởi đầu để giao thông công cộng đáp ứng thuận tiện và đầy đủ nhu cầu đi lại của người dân, chứ không phải đang “liên tục suy giảm”, đang “chỉ đáp ứng được 4,3% nhu cầu đi lại”- như khảo sát của Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải.

Khoảng 8-8,5 triệu xe máy, 300.000 - 350.000 ôtô đang “quá sức chịu đựng cửa hạ tầng” TPHCM, nhưng khi chẳng hạn mạng lưới xe bus thành phố chỉ đáp ứng vài % nhu cầu thì đó lại là sự lựa chọn duy nhất.

Lưu ý rằng ngay cả trong 63% đồng thuận kia bao gồm gần 22% đồng ý khi giao thông công cộng đáp ứng nhu cầu đi lại, tức là đồng thuận có điều kiện.

Hãy để ý đến những gì nằm sau những con số 90% hay 63%. Dường như nó thể hiện ý chí của các nhà quản lý hơn là mong muốn thật sự của người dân, những người - cho đến thời điểm “đồng tình” hôm nay không có mấy lựa chọn khả dĩ hơn là chiếc “mui trần 2 chỗ".

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Hơn 60% người dân khảo sát đồng ý hạn chế ôtô con, xe máy

MINH QUÂN |

Kết quả khảo sát của Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải (Bộ GTVT) cho thấy, trong tổng số 30.000 phiếu khảo sát (ở 24 quận, huyện TPHCM) có trên 60% người dân ủng hộ hạn chế phương tiện cá nhân.

Giao thông công cộng kém phát triển, TPHCM lấy gì để cấm xe máy?

MINH QUÂN |

TPHCM cấm xe máy từ năm 2030, dân đi lại bằng gì? Câu trả lời rõ ràng nhất là phải có phương tiện công cộng thay thế. Vấn đề ở chỗ, tại sao cấm xe máy khi giao thông công cộng của TPHCM còn kém phát triển? Liệu cái lộ trình đến năm 2030, tức là 10 – 11 năm này có đủ dài để các cơ quan chức năng hoàn thành, kết nối thành công mạng lưới giao thông công cộng?

TPHCM cấm xe máy từ năm 2030, dân đi lại bằng gì?

MINH QUÂN |

TPHCM muốn hạn chế dần, rồi tiến tới cấm hẳn xe máy vào trung tâm từ năm 2030 giải quyết nạn kẹt xe. Tuy nhiên, bằng cách nào để loại bỏ xe máy một cách hiệu quả và khi loại bỏ xe gắn máy thì người dân đi lại bằng phương tiện gì?

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

TPHCM: Hơn 60% người dân khảo sát đồng ý hạn chế ôtô con, xe máy

MINH QUÂN |

Kết quả khảo sát của Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải (Bộ GTVT) cho thấy, trong tổng số 30.000 phiếu khảo sát (ở 24 quận, huyện TPHCM) có trên 60% người dân ủng hộ hạn chế phương tiện cá nhân.

Giao thông công cộng kém phát triển, TPHCM lấy gì để cấm xe máy?

MINH QUÂN |

TPHCM cấm xe máy từ năm 2030, dân đi lại bằng gì? Câu trả lời rõ ràng nhất là phải có phương tiện công cộng thay thế. Vấn đề ở chỗ, tại sao cấm xe máy khi giao thông công cộng của TPHCM còn kém phát triển? Liệu cái lộ trình đến năm 2030, tức là 10 – 11 năm này có đủ dài để các cơ quan chức năng hoàn thành, kết nối thành công mạng lưới giao thông công cộng?

TPHCM cấm xe máy từ năm 2030, dân đi lại bằng gì?

MINH QUÂN |

TPHCM muốn hạn chế dần, rồi tiến tới cấm hẳn xe máy vào trung tâm từ năm 2030 giải quyết nạn kẹt xe. Tuy nhiên, bằng cách nào để loại bỏ xe máy một cách hiệu quả và khi loại bỏ xe gắn máy thì người dân đi lại bằng phương tiện gì?