Ai bao che vụ mượn cớ làm đường dây tải điện để phá rừng

Thanh Hải |

Vụ phá rừng phòng hộ để làm đường dây tải điện ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam khi không còn che giấu được nữa thì mới đề nghị điều tra. Vụ việc đang gây bức xúc dư luận.

Hôm 27.2, trả lời báo chí về vụ phá hơn 1,7ha rừng phòng hộ tại Quảng Nam, lãnh đạo UBND huyện Tây Giang cho biết, hành vi xâm phạm, hủy hoại rừng bắt đầu từ khi Ban Quản lý dự án thủy điện Tr’Hy thi công đường dây điện cao thế 110kV năm 2019. Tuy nhiên, địa phương và đơn vị bảo vệ rừng chậm phát hiện, ngăn chặn.

“Sau khi có thông tin thì UBND huyện đã có chỉ đạo dừng ngay các hoạt động thi công, giao cho các ngành công an, kiểm lâm, viện kiểm sát huyện tiến hành kiểm tra, xác minh... để làm cơ sở xử lý theo quy định” - vị lãnh đạo này của huyện Tây Giang nói.

Kiểm đếm ban đầu xác định: Gần 20.000m2 rừng ở 3 xã Atiêng, Dang, Lăng đã thành đường, hành lang tuyến và trụ điện cao thế. Trong đó, gần 10.000m2 rừng phòng hộ, hơn 400 cây rừng tự nhiên, hàng chục cây gỗ lớn có đường kính hơn 40cm bị triệt hạ, thiệt hại hàng trăm mét khối...

Việc xâm hại rừng, làm đường dây điện thực hiện bằng cơ giới, diễn ra từ năm 2019, nhưng cả chính quyền lẫn lực lượng bảo vệ rừng đều không hay biết. Cho đến khi thay mới Hạt trưởng kiểm lâm huyện, vụ việc mới được "phát hiện". Khi báo chí phản ánh thì UBND huyện và cơ quan chức năng ở Tây Giang... mới "có thông tin".

"Mới có thông tin" về vụ phá rừng nghiêm trọng ở địa phương mình từ tân Hạt trưởng kiểm lâm hay từ báo chí, rõ ràng là cách bao biện của lãnh đạo huyện Tây Giang. Bởi chỉ cái bẫy thú xuất hiện, một vài cây rừng bị dân đốn hạ đã bị kiểm lâm phát hiện, điều tra, thậm chí truy tố ngay.

Vụ việc này xảy ra gần 5 năm, sát cơ quan quản lý bảo vệ rừng. Hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để làm đường dây tải điện thì được các cấp, cơ quan chức năng địa phương ký, trình Trung ương. Trong khi chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì rừng đã thành đường dây điện, gỗ nằm la liệt... mà không phát hiện. Đó là chưa kể, hồ sơ xin chuyển đổi 2.000m2 rừng, nay lộ ra thì rừng đã bị phá gần 20.000m2 rồi.

UBND huyện Tây Giang chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ... vụ xâm hại rừng. Đây là hành động đúng, đương nhiên. Nhưng, ngoài việc điều tra lâm tặc, xử lý vụ phá rừng thì Quảng Nam cần phải điều tra rõ những cơ quan, cán bộ liên đới, có dấu hiệu bao che, tiêu cực để che giấu, làm nhẹ vụ việc phá rừng nghiêm trọng này.

Mỗi năm Quảng Nam chi đến hơn 200 tỉ đồng để thuê khoán bảo vệ rừng, nhưng để xảy ra hậu quả này là khó chấp nhận. Nhất là ở Tây Giang - địa phương nổi tiếng có phong trào gìn giữ, bảo vệ rừng từ lâu đời với slogan: “Rừng còn Tây Giang phát triển, rừng mất Tây Giang suy vong”.

Quảng Nam cũng đang thí điểm bán tín chỉ carbon ra thị trường thế giới. Nếu thành công, có thể thu hàng trăm tỉ đồng mỗi năm.

Hơn nữa, việc bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và khai thác rừng bền vững còn là mục tiêu quốc gia, là cam kết của Việt Nam trong mục tiêu đạt Net Zero vào năm 2050 mà Thủ tướng Chính phủ đã ký kết giữa các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu - COP26 và COP27. Nên cần điều tra, xử lý vụ phá rừng này triệt để.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Công an điều tra vụ phá rừng làm đường dây điện cao thế ở Quảng Nam

Hoàng Bin |

Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam vừa hủy bỏ quyết định xử phạt hành chính và chuyển hồ sơ vụ phá rừng phòng hộ Tây Giang cho công an điều tra.

Phá rừng phòng hộ để làm đường dây điện cao thế tại Quảng Nam

Hoàng Bin |

Khoảng 1,7ha rừng phòng hộ tại huyện Tây Giang, Quảng Nam đã bị xâm hại nghiêm trọng khi thi công đường dây điện cao thế, nhưng chính quyền và đơn vị bảo vệ rừng không hề hay biết.

Quảng Bình thu hơn 80 tỉ đồng từ tín chỉ carbon, vừa được tiền, lại tạo động lực giữ rừng cho cả nước

Thanh Hải |

Quảng Bình vừa được nhận 82,4 tỉ đồng bán tín chỉ carbon từ gần 600.000ha rừng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho cả nước, nhất là khi Việt Nam có hơn 14,7 triệu ha rừng. Kết quả này cũng góp phần thay đổi hành vi ứng xử của con người với môi trường...

Bảo vệ rừng, mỗi năm Việt Nam có thể bán được hàng nghìn tỉ đồng từ... không khí

Thanh Hải |

Giá trị của rừng không chỉ có cây gỗ, động thực vật, dược liệu quý hiếm, là giữ đất, nước, là trầm tích văn hóa, không gian sinh tồn của con người... mà nay còn có thể "bán không khí", lấy tiền tỉ qua tín chỉ carbon.

Công ty của ông Nguyễn Tử Quảng bị người lao động khởi kiện vì nợ lương

HẠNH AN |

Đã có 3 người lao động từng làm việc tại Công ty Điện tử BHS - người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Tử Quảng - gửi đơn khởi kiện đến Toà án Nhân dân quận Cầu Giấy, TP Hà Nội về việc bị công ty này nợ lương.

Tài sản, sự giàu có bậc nhất showbiz của Trấn Thành

Anh Trang |

Trấn Thành hoạt động nghệ thuật từ năm 2006 khi anh đạt giải ba Én Vàng. Gần 2 thập kỷ làm nghệ thuật, anh đạt được nhiều thành tựu và sở hữu khối tài sản đáng nể.

Nguyễn Thuỳ Linh vào tứ kết giải cầu lông Đức mở rộng chỉ sau 29 phút

HOÀNG HUÊ |

Tay vợt Nguyễn Thuỳ Linh giành quyền vào tứ kết nội dung đơn nữ giải cầu lông Đức mở rộng sau chiến thắng trước tay vợt người Mỹ Lauren Lam.

Bắt 2 đối tượng móc túi tại điểm chờ xe buýt ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Hai đối tượng có hành vi móc túi của người dân tại điểm chờ xe buýt vừa bị lực lượng chức năng tóm gọn.

Công an điều tra vụ phá rừng làm đường dây điện cao thế ở Quảng Nam

Hoàng Bin |

Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam vừa hủy bỏ quyết định xử phạt hành chính và chuyển hồ sơ vụ phá rừng phòng hộ Tây Giang cho công an điều tra.

Phá rừng phòng hộ để làm đường dây điện cao thế tại Quảng Nam

Hoàng Bin |

Khoảng 1,7ha rừng phòng hộ tại huyện Tây Giang, Quảng Nam đã bị xâm hại nghiêm trọng khi thi công đường dây điện cao thế, nhưng chính quyền và đơn vị bảo vệ rừng không hề hay biết.

Quảng Bình thu hơn 80 tỉ đồng từ tín chỉ carbon, vừa được tiền, lại tạo động lực giữ rừng cho cả nước

Thanh Hải |

Quảng Bình vừa được nhận 82,4 tỉ đồng bán tín chỉ carbon từ gần 600.000ha rừng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho cả nước, nhất là khi Việt Nam có hơn 14,7 triệu ha rừng. Kết quả này cũng góp phần thay đổi hành vi ứng xử của con người với môi trường...

Bảo vệ rừng, mỗi năm Việt Nam có thể bán được hàng nghìn tỉ đồng từ... không khí

Thanh Hải |

Giá trị của rừng không chỉ có cây gỗ, động thực vật, dược liệu quý hiếm, là giữ đất, nước, là trầm tích văn hóa, không gian sinh tồn của con người... mà nay còn có thể "bán không khí", lấy tiền tỉ qua tín chỉ carbon.