78.000 triệu USD ở đâu ra?

ANH ĐÀO |

Hệ thống đường sắt của Việt Nam có đầu tiên ở Đông Dương, nhưng đến nay, ngay cả cái khổ giữa hai bánh ray vẫn là cái khổ từ 100 năm trước và trở thành cái “khổ” của người dân đi tàu. Nhưng đến 2019 mới trình Quốc hội dự án cao tốc 350km/h đầu tiên.

Chúng ta có 21 cảng hàng không, trong đó có 8 cảng hàng không quốc tế. 150 hãng hàng không quốc tế khai thác tại Việt Nam, 31 đường bay quốc tế và trên 50 đường bay nội địa. Nhưng ở sân bay lớn nhất nước - sân bay Tân Sơn Nhất - với sân golf trong sân bay, tắc từ dưới đất tắc lên trên trời, tắc và bế tắc đến mức có người đã phải bàn tới những dự án kiểu tiếu lâm “làm cáp treo vào sân bay”.

Chúng ta có hệ thống giao thông nội đô đồng nghĩa với ùn tắc. Ở trong đó, có những con đường đắt nhất hành tinh với 3,5 tỉ đồng cho mỗi mét đường. Ở trong đó, những BRT vừa khai sinh đã sắp khai tử. Đường sắt trên cao đến hẹn lại trễ. Và Metro là con số 0 tròn trĩnh.

Với huyết mạch đường bộ, đến giờ mới có 800km cao tốc, đến 2020 sẽ đầu tư thêm 654km. Còn thiếu đến 6.500km cao tốc thì mới “cơ bản là nước có hệ thống đường bộ tương đương các nước khu vực”. Với suất đầu tư bình quân khoảng 12 triệu USD/km cao tốc, 6.500km tương đương 78.000 triệu USD.

Và câu hỏi không thể không đặt ra là “tiền đâu”?

Tất tật những đường sắt, sân bay, cao tốc là tính đếm của Bộ trưởng Bộ GTVT tại phiên họp phát triển hạ tầng và tài chính cho hạ tầng trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng vừa diễn ra.

Lý thuyết thì chẳng cần phải bàn cãi. Ai cũng rõ hạ tầng giao thông đồng nghĩa với phát triển KT-XH, với nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hàng hóa, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế...

Nhưng có vẻ chúng ta cũng đang bế tắc trong bài toán nguồn vốn, trong cả việc sử dụng nguồn đầu tư công một cách minh bạch.

Trong phát biểu của Bộ trưởng GTVT ta thấy một nguồn vốn quan trọng là “hỗ trợ vốn ODA”, thật ra là xin- vay.

Nhưng vay mượn không phải là kế sách dài lâu và bền vững như cách tự phát huy nội lực mà BOT, về lý thuyết, mới là đáp án đúng.

Hãy làm BOT sạch, hãy để các tập đoàn tư nhân như Vingroup, T&T tham gia đường sắt trên cao, hãy tạo điều kiện để có thêm những FLC trong vận tải hàng không...

Nguồn lực xã hội không thiếu đâu, và đó mới là lời giải cho bài toán vốn, nhưng nó chỉ có thể phát huy chừng nào chúng ta tạo ra được một cơ chế đủ hấp dẫn và công bằng, chừng nào chúng ta có một hệ thống kiểm soát đủ để dân tin tưởng.

ANH ĐÀO
TIN LIÊN QUAN

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lùi tiến độ đến quý 4: Bộ trưởng nói gì?

Cường Ngô |

Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) tiến độ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn hoàn thành đúng kế hoạch đề ra, tức là sẽ vận hành, khai thác thương mại vào cuối năm 2018.

Dự án xây dựng ga ngầm cạnh Hồ Gươm vẫn còn nhiều băn khoăn

VƯƠNG TRẦN |

Ngày 9.3, Hà Nội bắt đầu trưng bày mô hình Tổng mặt bằng ga ngầm C9 nằm cạnh hồ Hoàn Kiếm, thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo để lấy ý kiến nhân dân. Vấn đề này cũng đang nhận được nhiều sự băn khoăn từ người dân thủ đô liên quan đến khu vực quanh hồ Gươm.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông đội vốn: "Dự án đầu tiên, Việt Nam chưa có kinh nghiệm"

Cường Ngô |

Nói về việc Dự án đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ, đội vốn, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cho rằng, đây là dự án đầu tiên nên "Việt Nam chưa có kinh nghiệm".

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lùi tiến độ đến quý 4: Bộ trưởng nói gì?

Cường Ngô |

Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) tiến độ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn hoàn thành đúng kế hoạch đề ra, tức là sẽ vận hành, khai thác thương mại vào cuối năm 2018.

Dự án xây dựng ga ngầm cạnh Hồ Gươm vẫn còn nhiều băn khoăn

VƯƠNG TRẦN |

Ngày 9.3, Hà Nội bắt đầu trưng bày mô hình Tổng mặt bằng ga ngầm C9 nằm cạnh hồ Hoàn Kiếm, thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo để lấy ý kiến nhân dân. Vấn đề này cũng đang nhận được nhiều sự băn khoăn từ người dân thủ đô liên quan đến khu vực quanh hồ Gươm.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông đội vốn: "Dự án đầu tiên, Việt Nam chưa có kinh nghiệm"

Cường Ngô |

Nói về việc Dự án đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ, đội vốn, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cho rằng, đây là dự án đầu tiên nên "Việt Nam chưa có kinh nghiệm".