743 triệu m2 đất bỏ hoang, nhưng dự án nhà ở xã hội lại loay hoay tìm đất

Đào Tuấn |

Chỉ 7 địa phương, đã có 1.700 dự án treo, 12.000ha đất hoang. Toàn quốc, có tới 743 triệu m2 đất bỏ hoang. Trong khi các dự án nhà ở xã hội thì loay hoay tìm đất.

Những con số này được bà Vũ Thị Lưu Mai - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách - công bố trước Quốc hội hôm qua (28.10). Và trong tương quan với số tiền thu được từ đất rất thấp, chỉ 286 tỉ đồng.

Bà Mai nói, đây là một sự thật “rất đau lòng và gây bức xúc với người dân”.

Cũng cần phải đặt câu hỏi, rằng nếu chỉ 7 địa phương thông qua giám sát đã phát hiện hơn 1.700 dự án treo, tương đương 12.000ha đất hoang, thì con số thực tế, thì “tảng băng chìm” còn lớn đến thế nào?!

Cũng trước Quốc hội hôm qua, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà xác nhận dù đã rất nỗ lực để giải quyết tình trạng đất bỏ hoang tại các dự án. Nhưng trong 28.155ha bỏ hoang, mới chỉ giải quyết được 10.000ha. Vậy là vẫn còn tới 18.000ha đất bỏ hoang tại các dự án treo, dự án chậm tiến độ.

Sự lãng phí, phải nói là rất khủng khiếp. Là rất đau lòng.

Nhớ năm 2018, tại một hội thảo khoa học do Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội tổ chức, ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế - từng nói tới một thực tế phũ phàng: Chúng ta đang sống bằng đất. Bán đất để ăn. Ăn hết phần của con cháu trong tương lai”.

Bởi theo ông Phụng, nếu mức động viên thu ngân sách đạt 23,7% GDP mà bỏ nguồn thu từ đất ra thì thu từ thuế chỉ đạt 18,1%.

Thu từ đất rất lớn, tính bằng chỉ số % trong GDP. Sống bằng đất, bán đất để ăn, vậy mà ngay cả nguồn thu, nguồn sống đó cũng đang bị bỏ hoang, bị bỏ mặc với hàng chục nghìn ha đất dự án, với hàng trăm triệu m2.

Vậy nguyên do? Thủ phạm?

Nói như Bộ trưởng Trần Hồng Hà là do “lịch sử để lại”. Hay nói như bà Mai là vì “tư duy nhiệm kỳ”. Nhưng nguyên do nào thì nguyên do, đều là do con người, do cơ chế quản lý, và do cả tính chịu trách nhiệm của những người có trách nhiệm.

Hôm qua, Hà Nội vừa công bố thông tin 23 dự án bị thu hồi do chậm tiến độ, do vi phạm pháp luật về đất đai… như từng nhiều lần công bố.

Có lẽ, việc thu hồi đất đối với những dự án chậm tiến độ đang bị bỏ hoang cần có KPI, cần sự quyết liệt thực sự. Cần cả “cái lò” để xử lý trách nhiệm nữa.

Chứ giờ, 18.000 dự án treo chậm, bỏ hoang trong khi ngay cả những dự án nhà ở xã hội cho công nhân cũng đang loay hoay tìm đất. Điều đó không còn chỉ là phản cảm nữa. Đó là sự vô cảm.

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Dự án treo hàng thập kỷ: Lo ngại năng lực của các chủ đầu tư

THANH GIANG - ANH HUY |

Giữa Thủ đô, tình trạng “ôm đất vàng” rồi bỏ hoang không phải là hiếm, nhưng điều đáng nói có những dự án bỏ hoang cả vài thập kỷ vẫn không bị thu hồi. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến dự án “treo” hàng chục năm, có một nguyên nhân chính đó là năng lực tài chính yếu kém của chủ đầu tư.

Quảng Ninh: Vất vưởng bên dự án treo 600 tỉ gần 20 năm

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Không dám xây nhà, hạ tầng giao thông không được đầu tư, cuộc sống của gần 100 hộ dân thôn Xích Thổ, xã Thống Nhất, TP Hạ Long, phải trông chờ vào dự án treo của Công ty CP Viglacera Hạ Long trong gần 20 năm nay.

Mắc kẹt trong siêu dự án treo gần 30 năm bên sông Hồng

Thiện Nhân - Tùng Giang |

Hà Nội – Hàng trăm hộ dân phường Phúc Xá sống trong cảnh “đi không được, ở không xong” do mắc kẹt trong siêu dự án treo 28 năm Sông Hồng City nhưng chưa hẹn ngày thực hiện.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Dự án treo hàng thập kỷ: Lo ngại năng lực của các chủ đầu tư

THANH GIANG - ANH HUY |

Giữa Thủ đô, tình trạng “ôm đất vàng” rồi bỏ hoang không phải là hiếm, nhưng điều đáng nói có những dự án bỏ hoang cả vài thập kỷ vẫn không bị thu hồi. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến dự án “treo” hàng chục năm, có một nguyên nhân chính đó là năng lực tài chính yếu kém của chủ đầu tư.

Quảng Ninh: Vất vưởng bên dự án treo 600 tỉ gần 20 năm

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Không dám xây nhà, hạ tầng giao thông không được đầu tư, cuộc sống của gần 100 hộ dân thôn Xích Thổ, xã Thống Nhất, TP Hạ Long, phải trông chờ vào dự án treo của Công ty CP Viglacera Hạ Long trong gần 20 năm nay.

Mắc kẹt trong siêu dự án treo gần 30 năm bên sông Hồng

Thiện Nhân - Tùng Giang |

Hà Nội – Hàng trăm hộ dân phường Phúc Xá sống trong cảnh “đi không được, ở không xong” do mắc kẹt trong siêu dự án treo 28 năm Sông Hồng City nhưng chưa hẹn ngày thực hiện.