3 môn 9 điểm và lời hứa qua 4 nhiệm kỳ Bộ trưởng

Anh Đào |

Chia sẻ ngay sau khi nhậm chức, thầy Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói mong muốn của ông là “Đời sống, thu nhập của người thầy được cải thiện”. Một mong muốn, 15 năm sau lời hứa “giáo viên sẽ sống được bằng lương”.

Ảnh bìa là cận cảnh về bữa cơm của học sinh ở Kon Plông, tỉnh Kon Tum.  Bữa cơm phải nói là đạm bạc không thể đạm bạc hơn. Năm nay, có gần 1.000 học sinh đã bị ngừng cấp chế độ bán trú sau khi xã đạt chuẩn Nông thôn mới.

Nhưng trong chính những sự bất hợp lý của chính sách, trong chính khó nghèo của thực tế, chúng ta nhìn thấy những chi tiết lấp lánh vẻ đẹp tình thầy trò.

Các thầy cô giáo ở đây đã tự nguyện góp mỗi người 10 ngàn đồng để cải thiện bữa ăn cho học sinh của mình.

Có câu “Có thực mới vực được đạo”. Các thầy cô, chỉ đơn giản không muốn mất học trò khi chúng có thể bỏ học vì miếng ăn.

Còn tại sao lại là 10 ngàn ư?

Bởi đồng lương nhà giáo, xưa nay có bao giờ thôi còm cõi ít ỏi đâu!

Nhớ năm 2006, các thầy cô đã rưng rưng khi nghe lời hứa “Tới 2010, giáo viên sẽ sống được bằng lương” từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục năm đó.

15 năm, kể từ lời hứa đó, đã qua 4 đời Bộ trưởng. Và giờ đây, lương các thầy cô ở mức chỉ để tồn tại.

Đồng lương giáo viên quá “rẻ” đã sinh ra câu chuyện làm đau lòng: 9 điểm 3 môn đỗ sư phạm.

Việc điểm đầu vào của ngành sư phạm thấp thảm hại, và nhất là đầu vào Cao đẳng sư phạm 9 điểm 3 môn đang làm tổn thương các thầy cô với cảm giác nghề giáo chưa bao giờ rẻ rúng đến thế.

Và liệu sự rẻ rúng này có nguyên nhân từ sự rẻ mạt của đồng lương giáo viên?!

Thầy Bộ trưởng, khi bày tỏ mong muốn: “đời sống, thu nhập của người thầy được cải thiện” cũng nói thêm - liền ngữ cảnh - rằng “Song việc này không chỉ mình Bộ Giáo dục – đào tạo giải quyết được”.

Là người trong ngành giáo dục, chắc thầy Sơn biết lời hứa “tới 2010”, lại càng không thể quên đề xuất “lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp” - dẫu được sự ủng hộ mạnh mẽ từ dư luận, từ nhân dân, đã bị loại bỏ ra khỏi dự thảo luật Giáo dục 2019 trình Quốc hội thông qua vì Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính không đồng ý.

Trở lại với 10 ngàn góp cơm của các thầy cô giáo ở Kon Tum. Họ chính là người thấm thía nhất chuyện “Có thực mới vực được đạo”.

Nhưng đạo lý này, dường như đang cần cho cả các thầy cô.

15 năm, 4 đời Bộ trưởng, giữa lời hứa năm ấy với “mong muốn” năm nay ẩn chứa sự bất lực của ngay chính các thầy bộ trưởng.

Và cũng không biết nó còn kéo dài đến bao giờ nữa.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi lời tri ân nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn |

Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn đã gửi lời chia sẻ, động viên, tri ân tới các cô giáo, thầy giáo, cán bộ, nhân viên đã và đang công tác trong ngành Giáo dục.

Cảnh báo nguy cơ học sinh vùng cao Kon Tum bỏ học

THANH TUẤN |

Ngày 12.11, ông Nguyễn Minh Cường - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum cho biết, năm học 2021-2022, toàn huyện có gần 1.000 em học sinh bị ngưng cấp chế độ bán trú theo Nghị định 116 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn.

Bữa cơm trắng với nhộng đất của học sinh vùng cao Kon Tum

THANH TUẤN |

Kon Tum – Bữa ăn trưa của các em học sinh ở điểm trường Kon Du, thuộc Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có lá mì, cá suối và con nhộng đất. Những món ăn nghèo khó do chính cha mẹ hoặc các em tìm kiếm được trong rừng, đưa về nấu để mang theo đến trường.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi lời tri ân nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn |

Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn đã gửi lời chia sẻ, động viên, tri ân tới các cô giáo, thầy giáo, cán bộ, nhân viên đã và đang công tác trong ngành Giáo dục.

Cảnh báo nguy cơ học sinh vùng cao Kon Tum bỏ học

THANH TUẤN |

Ngày 12.11, ông Nguyễn Minh Cường - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum cho biết, năm học 2021-2022, toàn huyện có gần 1.000 em học sinh bị ngưng cấp chế độ bán trú theo Nghị định 116 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn.

Bữa cơm trắng với nhộng đất của học sinh vùng cao Kon Tum

THANH TUẤN |

Kon Tum – Bữa ăn trưa của các em học sinh ở điểm trường Kon Du, thuộc Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có lá mì, cá suối và con nhộng đất. Những món ăn nghèo khó do chính cha mẹ hoặc các em tìm kiếm được trong rừng, đưa về nấu để mang theo đến trường.