292.000 tỉ chờ được tiêu: Nghịch lý đầu tư công "trên thông - dưới tắc"

Linh Anh |

Trong khi người dân muốn tiêu cũng không có tiền thì trong lĩnh vực đầu tư công ngược lại: Có tiền mà không tiêu được. Đó là nghịch lý và báo động trong đầu tư công.

292.000 tỉ đồng, tức là hơn 10 tỉ USD đầu tư công trở thành "áp lực buộc phải tiêu hết" từ nay tới cuối năm 2021.

Con số trên tưởng chừng vô lý nhưng là thực tế. Tổng vốn đầu tư công Chính phủ giao thực hiện trong năm 2021 là 461.300 tỉ đồng. Thế nhưng báo cáo mới nhất, tính đến hết tháng 7, mới chỉ có 169.335 tỉ đồng "dự kiến" được giải ngân, chỉ đạt 36,71% kế hoạch.

Báo cáo mới nhất của Chính phủ đã điểm mặt, chỉ tên hàng loạt bộ, cơ quan Trung ương chưa giải ngân như Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ban Quản lý làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên minh các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam...

Nói cách khác là các cơ quan này từ đầu năm chỉ giải ngân được... 0 đồng.

Nếu đổ lỗi cho dịch COVID-19 thì không thuyết phục, bởi con số giải ngân 7 tháng đầu năm nay giảm tới 40,7% so với cùng kỳ năm 2020.

"Căn bệnh" chậm giải ngân đầu tư công nhiều năm qua đã tạo ra nút thắt cổ chai, gây ra rất nhiều hệ lụy và trở thành nghịch lý "vốn vay ế trong kho, có tiền không tiêu được, oằn lưng trả lãi nợ vay".

Năm ngoái, Chính phủ đã phải ra quyết định: Bộ, ngành, địa phương nào không giải ngân hết kế hoạch vốn sẽ bị hủy dự toán.

Rõ ràng đang có tình trạng "trên thông - dưới tắc" trong lĩnh vực đầu tư công.

Bởi vậy, công điện số 1082/CĐ-TTg ngày 16.8.2021 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 đã đưa ra các giải pháp mạnh hơn, quyết liệt hơn.

Công điện yêu cầu "thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công. Kết quả giải ngân dự án đầu tư công là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2021 của tổ chức, cá nhân được phân công theo dõi và người đứng đầu các cấp chính quyền".

Đồng thời yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các bộ trưởng, thủ trưởng của 34 bộ, cơ quan và 7 địa phương có tỉ lệ giải ngân 7 tháng đầu năm dưới 25% (không bao gồm các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg)

Khi người dân cần từng đồng để an sinh nhưng tình trạng hàng trăm nghìn tỉ đồng "rủng rỉnh", "có tiền mà không tiêu" trong đầu tư công là một nghịch lý khó chấp nhận và có lỗi với người dân, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19.

Linh Anh
TIN LIÊN QUAN

Siết chặt kỷ luật ngân sách, chấn chỉnh lãng phí đầu tư công

VƯƠNG TRẦN |

Theo đại biểu Vũ Thi Lưu Mai (đoàn Hà Nội), vốn đầu tư công cần được hiểu là từ tiền thuế của nhân dân, kể cả vốn đi vay thì người trả cũng là nhân dân.

Đề xuất đưa danh mục nhà ở cho công nhân lao động vào kế hoạch đầu tư công

Đặng Chung |

Trước thực trạng các dự án nhà ở xã hội, ký túc xá cho công nhân còn thiếu trầm trọng, cách xa với nhu cầu nhà ở của người lao động, đại biểu Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận) - đề xuất Quốc hội đưa “danh mục phát triển nhà ở xã hội” vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Phá vỡ trì trệ, ách tắc trong giải ngân vốn đầu tư công

Cao Nguyên |

Hơn 6 tháng đầu năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công được đánh giá ở mức độ thấp, đạt 133.890,16 tỉ đồng, bằng 29,02% kế hoạch Thủ tướng giao, giảm so với cùng kỳ 2020. Có tới 37/50 bộ, ngành trung ương giải ngân dưới 20% vốn kế hoạch. Có 16/63 địa phương cũng trong tình trạng tương tự và thậm chí có tới 37/63 địa phương tỉ lệ giải ngân là 0%. Theo các chuyên gia, trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu những tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, để phục hồi và phát triển, dòng vốn đầu tư phải được khơi thông.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Siết chặt kỷ luật ngân sách, chấn chỉnh lãng phí đầu tư công

VƯƠNG TRẦN |

Theo đại biểu Vũ Thi Lưu Mai (đoàn Hà Nội), vốn đầu tư công cần được hiểu là từ tiền thuế của nhân dân, kể cả vốn đi vay thì người trả cũng là nhân dân.

Đề xuất đưa danh mục nhà ở cho công nhân lao động vào kế hoạch đầu tư công

Đặng Chung |

Trước thực trạng các dự án nhà ở xã hội, ký túc xá cho công nhân còn thiếu trầm trọng, cách xa với nhu cầu nhà ở của người lao động, đại biểu Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận) - đề xuất Quốc hội đưa “danh mục phát triển nhà ở xã hội” vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Phá vỡ trì trệ, ách tắc trong giải ngân vốn đầu tư công

Cao Nguyên |

Hơn 6 tháng đầu năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công được đánh giá ở mức độ thấp, đạt 133.890,16 tỉ đồng, bằng 29,02% kế hoạch Thủ tướng giao, giảm so với cùng kỳ 2020. Có tới 37/50 bộ, ngành trung ương giải ngân dưới 20% vốn kế hoạch. Có 16/63 địa phương cũng trong tình trạng tương tự và thậm chí có tới 37/63 địa phương tỉ lệ giải ngân là 0%. Theo các chuyên gia, trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu những tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, để phục hồi và phát triển, dòng vốn đầu tư phải được khơi thông.