18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ tỉnh Thanh Hóa nghiên cứu cái gì?

Lê Thanh Phong |

Nói là có 3.116 cán bộ của tỉnh Thanh Hóa tham gia nghiên cứu khoa học năm 2019, nhưng xin thưa đội ngũ có học hàm, có học vị tiến sĩ mới đáng để kể ra. Cụ thể là có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ.

Nhưng khi phóng viên báo Lao Động hỏi về công trình công bố quốc tế là công trình nào, thì ông Lê Sỹ Chung - Chánh Văn phòng Sở Khoa học Công nghệ của tỉnh này cho hay, chính bản thân ông cũng không biết.

Cả tỉnh chỉ duy nhất có một công trình công bố quốc tế, nhưng lãnh đạo của ngành khoa học công nghệ địa phương không biết đó là công trình gì, ai là tác giả.

141 tỉ đồng là con số không nhỏ, nhưng chi ra cho nghiên cứu khoa học để lấy lại một báo cáo công bố quốc tế, còn báo cáo đó là gì, thuộc lĩnh vực nào, có thể triển khai sản xuất ra sản phẩm ứng dụng được vào thực tế đời sống hay không cũng chẳng biết.

Còn xin thưa, các loại công bố trong nước thì đừng tính. Ai chẳng biết phần lớn những báo cáo đó là để nghiệm thu cho hợp pháp, tiêu tiền ngân sách thì cũng phải giải trình cho sạch hồ sơ.

Cái gọi là nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học tỉnh Thanh Hóa là: Sách, 15 bài viết đăng tạp chí, 3 bài viết tham dự hội thảo; 1 bài giảng. Sách là sách gì, 15 bài viết gì, 3 bài tham dự hội thảo đề tài gì, hội thảo nào và 1 bài giảng thì giảng cái gì? Hãy chứng minh tính hiệu quả của các bài viết này đi, hãy làm cho rõ 141 tỉ đồng chi ra đã đem lại lợi ích gì cho địa phương?

Điều đáng kinh sợ là không chỉ riêng tỉnh Thanh Hóa, mà còn nhiều địa phương, bộ ngành, trường và viện khắp cả nước tiêu tiền nghiên cứu khoa học theo kiểu tương tự. Nói thẳng thắn rằng, người làm khoa học thì ít, ngụy khoa học thì nhiều, cho nên tiền chi ra chủ yếu là để chia nhau. Ngành Khoa học Công nghệ hãy công bố xem, năm 2019 có được bao nhiêu công trình khoa học, trong đó có được bao nhiêu sản phẩm ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước?

Đất nước này không cần số lượng giáo sư, tiến sĩ cao hơn nước khác, những loại hư danh, mua bằng trang trí cho cái ghế ngồi chẳng làm nên trò trống gì. Đất nước này cần những phát minh, sáng chế mang lại giá trị thật, lợi ích thật.

Hãy bỏ cái kiểu chi tiền nghiên cứu khoa học tràn lan, vô ích, vô bổ, chỉ chia chác tiền bạc cho các cá nhân và các nhóm lợi ích.

Tập trung đầu tư cho các nhà khoa học thực hiện các đề tài hữu ích. Việc này không khó, nhưng do tiêu cực can thiệp làm cho hoạt động này thiếu minh bạch.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Thực trạng nghiên cứu khoa học công nghệ: Tiền chi nhiều, công trình ít

X.Hùng - M.Quang |

Câu chuyện ở Thanh Hóa trong năm 2019 chỉ có 19 công trình khoa học và 1 công trình công bố quốc tế (thực chất là tài liệu cho hội thảo), trong khi được đầu tư tới 141 tỉ đồng cho thấy việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học là đúng chủ trương, đúng xu thế nhưng hiệu quả thu lại, nhất là ở cấp địa phương còn quá thấp, chưa đáp ứng yêu cầu và mức đầu tư.

Chi tiền tỉ, được 1 công trình khoa học quốc tế mà lãnh đạo Sở không biết

Xuân Hùng |

Năm 2019, Thanh Hoá chi gần 141 tỉ đồng cho sự nghiệp khoa học với 3.116 cán bộ tham gia, trong đó có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ. Thế nhưng, cả năm 2019, tỉnh Thanh Hóa chỉ có 19 công trình trong nước và 1 công trình khoa học quốc tế được công bố mà Chánh Văn phòng Sở KHCN cũng không biết đó là công trình nào.

Hơn 3 ngàn nhà nghiên cứu, 141 tỉ đồng và... 1 công trình khoa học quốc tế

Anh Đào |

Những con số ấy xuất hiện ở tỉnh chưa giàu là Thanh Hóa, trong một báo cáo về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ. Và đó là kết quả cả một năm 365 ngày của hùng hậu 3.116 cán bộ nghiên cứu, trong đó có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ.

Hà Nội: Rộ thông tin "bắt cóc trẻ em", nhà trường lên tiếng

Vân Trang |

Ngày 24.3, mạng xã hội xôn xao về thông báo được cho là của một trường tiểu học thuộc quận Hoàng Mai (Hà Nội) về hiện tượng bắt cóc trẻ em xuất hiện ở cổng trường.

Quảng Ninh: Sập giàn giáo khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Lúc 14h30 ngày 24.3, một giàn giáo xây dựng tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh bị sập khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương.

Xét xử giám đốc lập dự án ảo lừa 85 người, chiếm đoạt 57 tỉ đồng

DUY TUẤN |

Sau 4 ngày xét xử và nghị án, chiều 24.3, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã tuyên án giám đốc Nguyễn Quang Bình, từng lập hàng loạt dự án "ma" để lừa bán cho 85 người, chiếm đoạt hơn 57 tỉ đồng.

3 đối tượng người Malaysia giam lỏng 30 người Indonesia tại TP Hồ Chí Minh

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 24.3, Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với 3 đối tượng: Leaw Boon Kiat, Thong Joon Kin, Gan Ban Lee về hành vi “Tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép” (theo Điều 348 Bộ Luật hình sự). Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh phê chuẩn.

Lấy ý kiến mở lại du thuyền trên Hồ Tây và nỗi lo của người dân

TÙNG GIANG - THUỲ DƯƠNG |

Trước thông tin Hà Nội bắt đầu lấy ý kiến dự thảo quy định quản lý hồ Tây, trong đó nêu các loại hình dịch vụ được phép hoạt động. Bên cạnh sự mong đợi, nhiều người dân tỏ ra lo ngại về ô nhiễm môi trường quanh hồ khi các dịch vụ đi vào hoạt động.

Thực trạng nghiên cứu khoa học công nghệ: Tiền chi nhiều, công trình ít

X.Hùng - M.Quang |

Câu chuyện ở Thanh Hóa trong năm 2019 chỉ có 19 công trình khoa học và 1 công trình công bố quốc tế (thực chất là tài liệu cho hội thảo), trong khi được đầu tư tới 141 tỉ đồng cho thấy việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học là đúng chủ trương, đúng xu thế nhưng hiệu quả thu lại, nhất là ở cấp địa phương còn quá thấp, chưa đáp ứng yêu cầu và mức đầu tư.

Chi tiền tỉ, được 1 công trình khoa học quốc tế mà lãnh đạo Sở không biết

Xuân Hùng |

Năm 2019, Thanh Hoá chi gần 141 tỉ đồng cho sự nghiệp khoa học với 3.116 cán bộ tham gia, trong đó có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ. Thế nhưng, cả năm 2019, tỉnh Thanh Hóa chỉ có 19 công trình trong nước và 1 công trình khoa học quốc tế được công bố mà Chánh Văn phòng Sở KHCN cũng không biết đó là công trình nào.

Hơn 3 ngàn nhà nghiên cứu, 141 tỉ đồng và... 1 công trình khoa học quốc tế

Anh Đào |

Những con số ấy xuất hiện ở tỉnh chưa giàu là Thanh Hóa, trong một báo cáo về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ. Và đó là kết quả cả một năm 365 ngày của hùng hậu 3.116 cán bộ nghiên cứu, trong đó có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ.