Vọng âm mành trúc một thời

đỗ phấn |

Ít ai còn nhớ những năm tháng chiến tranh Việt Nam từng xuất khẩu những mặt hàng gì ra thế giới. Thu hoạch được bao nhiêu lại càng là con số bí mật tầm quốc gia. 

 
 
Thế nhưng chỉ căn cứ vào bộ máy nhà nước lúc ấy có rất nhiều tổng công ty và những công ty xuất nhập khẩu ở khắp các tỉnh trên miền Bắc cũng có thể biết được xuất khẩu là một ngành có những hoạt động mạnh mẽ.

Thập niên ’60 là giai đoạn xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ rầm rộ. Hầu hết những nghề thủ công ở các làng nghề đều tham gia sản xuất hàng xuất khẩu. Đồ đan lát mây tre. Thảm cói, thảm bẹ ngô. Cần câu trúc. Đồ thêu tay. Đồ mỹ nghệ sơn mài được các hợp tác xã ở Hà Nội sản xuất hàng loạt. Đặc biệt nhất có nghề làm mành trúc trong các cơ sở nhỏ lẻ trên phố Hàng Gai, Hàng Mành, Đồng Xuân, Chùa Vũ Thạch...

Mành trúc Việt Nam hình như lúc ấy là mặt hàng xuất khẩu rất ăn khách. Các cơ sở làm ngày đêm không hết việc. Những công việc nhẹ nhàng này trẻ con cũng có thể tham gia làm vào dịp hè. Thợ chính tiện trúc thành từng đốt ngắn và khoan lỗ. Đây là loại trúc đặc biệt của vùng Lạng Sơn ruột đặc.

Thợ phụ và trẻ con xâu dây thép những mảng mành đơn giản. Thợ kỹ thuật cao ghép những hình ảnh trang trí lên mành bằng những đoạn trúc nhuộm phẩm màu. Những đoạn trúc này thường phải kì công tiện đúng kích cỡ bằng con dao thái phở sáng loáng và chiếc thớt nghiến cỡ đại. Thợ giỏi áng chừng chiều dài đoạn trúc để tiện lắp vào hình vừa khít.

Trúc được nhuộm vài màu cơ bản đỏ, xanh cây, vàng, đen. Có sơ đồ ghép mành vẽ ra giấy cho những thợ mới vào nghề. Mành đơn giản có hình Chùa Một Cột, Tháp Rùa. Phức tạp hơn là bức tranh mai, lan, cúc, trúc hoặc phong cảnh Cầu Thê Húc.

Những gia đình khá giả trong phố cũng vài nhà sắm được mành trúc để treo ở các cửa buồng cho thông thoáng. Có thể nói đó là món đồ trang trí sang trọng. Nhưng tác dụng của việc treo mành không nằm ở chỗ tạo không gian kín đáo.

Cái sang ở đây không chỉ nằm ở vật liệu những đốt trúc óng ả và hình vẽ kỷ hà chính xác. Người chơi mành trúc có thâm niên còn lắng nghe được tiếng những đốt trúc va vào nhau lanh canh giòn tan mỗi khi có gió. Chính cái âm thanh sang trọng ấy mới làm nên giá trị của bức mành tốt chứ không phải hình vẽ.

Lũ trẻ ở phố đặc biệt thích la cà ở những hợp tác xã làm mành trúc. Đó là cả một thế giới sắc màu và kỹ thuật điêu luyện của bàn tay các ông thợ. Cách cầm chiếc kìm cắt thép mềm dẻo bấm dây, xuyên lỗ nối mành và đặc biệt động tác giấu đầu dây vào thân đốt trúc thoăn thoắt chính xác đến không ngờ. Vài đứa khéo tay có thể được các ông thợ cho ghép những mảng mành đơn giản.

Lúc ra về bao giờ cũng xin được một nắm những đốt trúc tiện ra không dùng đến. Trẻ con ở phố hầu như đứa nào cũng biết cách chế tạo những đốt trúc ấy thành những con lật đật hình tráng sĩ đấu kiếm. Trò chơi này chúng mang cả đến trường bởi ở đấy có những chiếc bàn học ghép gỗ khá nhiều khe hở.

Tráng sĩ đấu kiếm được xâu bằng dây chỉ chập bốn. Bàn tay và bàn chân là những chiếc khuy trai bé xíu. Dùng que kem vót thành đôi kiếm buộc chắc vào bàn tay. Luồn sợi chỉ đoạn nối hai chân lật đật xuống khe bàn giật nhẹ là tráng sĩ đứng thẳng trên đôi bàn chân khuy trai của mình. Thế là vào cuộc chiến đấu hăng hái hét hò vui vẻ. Cho đến lúc một tráng sĩ bị đứt chỉ thua cuộc mới thôi.

Thế nhưng những đồ thủ công mỹ nghệ rẻ tiền xuất khẩu như vậy chắc chắn chẳng mang lại thu nhập đáng kể gì. Tiền bạc thu được từ những cần câu, mành trúc, thảm cói, đồ sơn mài... chẳng đáng gì so với lương thực và súng đạn phải nhập về để phục vụ kháng chiến.

Vào quãng những năm 1970 việc xuất khẩu hàng thủ công mĩ nghệ khá ảm đạm. Các cơ sở sản xuất mành trúc và đồ sơn mài trong phố dần giải tán hết. Những năm cuối cùng của chế độ bao cấp còn ảm đạm hơn nữa. Lúc này Việt Nam chỉ còn xuất khẩu được mặt hàng mỹ nghệ gốm sứ bằng những hiệp định trả nợ cho khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa. Đó là thứ đồ gốm thô sơ xấu xí được chế tạo tại các lò thủ công ở Bát Tràng, Quảng Ninh. Đồ mỹ nghệ sơn mài thậm chí không còn được dùng làm quà tặng khách quốc tế như xưa nữa.

Đất nước kiệt quệ sau chiến tranh và bị cấm vận đã phải tìm đến một mặt hàng xuất khẩu không mong muốn. Đó là xuất khẩu lao động đi làm việc ở các nước Đông Âu. Dù không mong muốn nhưng đó lại là nguồn thu nhập quan trọng góp phần vực lại nền kinh tế.

Giờ thì những ngành thủ công mỹ nghệ cũng không còn là lựa chọn cho việc xuất khẩu nữa. Khách hàng ngần ấy năm hình như đã quá đủ đồ mỹ nghệ Việt trong nhà. Chúng ta đang xuất khẩu những tài nguyên thiên nhiên và lúa gạo với khối lượng lớn. Nhớ đến vọng âm mành trúc một thời xuất khẩu và những thứ lặt vặt khác cũng chỉ là để rưng rưng đôi chút mà thôi.

7.2018

đỗ phấn
TIN LIÊN QUAN

Di cung hoán số của “thầy” bắt ma Cao Anh chỉ là tà thuyết

NHÓM PV |

Trao đổi với Lao Động về các hoạt động thu tiền làm lễ di cung hoán số, trục vong và bắt ma, giải âm binh diễn ra rầm rộ trong suốt thời gian qua tại Linh Quang Điện của người đàn ông tự xưng là “thầy” Cao Anh, thầy Thích Nhật Từ - Phó Trưởng ban Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP HCM - khẳng định: Đây chỉ là tà thuyết.

Giải cứu cháu bé 4 tuổi bị đối tượng đòi nợ dùng xăng khống chế làm con tin

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Tối 10.3, Công an tỉnh Đồng Nai đã khống chế thành công đối tượng Ngô Quý Phương (29 tuổi, quê Thừa Thiên Huế) khi đang giữ một cháu bé và tự đổ xăng vào người đe dọa tự thiêu.

Bình Dương: Tạm giam 2 Phó giám đốc và 2 đăng kiểm viên để điều tra hành vi nhận hối lộ

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đang thực hiện lệnh khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với 2 Phó giám đốc và 2 đăng kiểm viên Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 61-08D, điều tra về hành vi nhận hối lộ.

Mở visa, tăng chi tiêu của khách quốc tế để du lịch Việt Nam bứt phá

Thanh Chân |

TPHCM - Chính sách visa của Việt Nam đã có nhiều thay đổi kể từ sau dịch COVID-19, tuy nhiên vẫn còn tồn đọng điểm nghẽn, ảnh hưởng đến việc đón khách quốc tế. Bên cạnh đó, ngành du lịch cần tìm giải pháp tăng chi tiêu của khách quốc tế nhằm thúc đẩy du lịch Việt Nam bứt phá.

Dự án Khách sạn 5 sao Mường Thanh Cà Mau có nhiều vi phạm

Quang Việt |

Thanh tra Chính phủ chỉ ra việc triển khai thực hiện dự án Đầu tư xây dựng Tổ hợp Trung tâm Thương mại, Khách sạn 5 sao Mường Thanh Cà Mau, chủ đầu tư và các cơ quan chức năng có nhiều vi phạm.

Tri ân gia đình liệt sĩ Gạc Ma: Tổ quốc không quên ơn các anh

Thanh Thúy - Hoài Luân |

Kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma, Quỹ Xã hội từ thiện (XHTT) Tấm Lòng vàng Lao Động phối hợp với LĐLĐ tỉnh Phú Yên thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ. Những món quà không lớn về mặt vật chất nhưng có giá trị tinh thần, là sự tri ân của xã hội trước sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ.

Sắp xuất hiện không khí lạnh gây mưa dông diện rộng, miền Bắc trở rét

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định từ ngày 12.3, một đợt không khí lạnh sẽ tác động đến Bắc Bộ và Trung Bộ khiến thời tiết chuyển biến nhanh chóng.

Vắng người thuê, nhiều tiệm trả mặt bằng, shophouse tại khu đô thị ế ẩm

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Những căn shophouse, nhà phố từng được ví như “gà đẻ trứng vàng” với lợi ích kép vừa có thể ở, vừa kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng vốn được giới đầu tư rất ưa chuộng. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, dù các hoạt động kinh doanh đã hồi phục trở lại, nhưng tại một số khu đô thị, khu dân cư tại TPHCM nhà phố thương mại vẫn rơi vào cảnh bỏ không, ế ẩm.