Vì sao nông sản, ẩm thực Việt chưa làm giàu được cho người Việt?

Thế Lâm |

Việt Nam có những loại nông sản nổi tiếng xét ở góc độ nguyên liệu như gạo, điều, các loại trái cây nhiệt đới… Cùng với đó, nhiều món ăn của Việt Nam cũng được thế giới biết đến như phở, chả giò, bún chả, bánh mì thịt.v.v… Thế nhưng đa phần, người Việt chưa thể giàu lên được bao nhiêu từ những hàng hóa trên.

Người Thái… hái ra tiền từ phở Việt

Có lẽ phở là món ăn của Việt Nam nổi tiếng và phổ biến nhất trên thế giới với hàng chục ngàn cửa hàng phở đang hoạt động. Riêng tại Mỹ, theo thống kê của Viện nghiên cứu nhập cư Hoa Kỳ năm 2014, cả nước Mỹ có khoảng 9.000 cửa hàng phở Việt. Phở Việt là món ăn du nhập phổ biến nhất tại Mỹ xếp ngang với các món như Pizza của Ý, bánh Burritos của Mexico và món Sushi của Nhật Bản.

Thế nhưng người Việt tại Việt Nam cũng như định cư ở nước ngoài mở cửa hàng phở nấu theo công thức truyền thống chủ yếu là để phục vụ thực khách đến ăn tại chỗ, qui mô nhìn chung nhỏ, và cũng chỉ được xem là kiếm “bạc cắc”. Một trong những chuỗi cửa hàng phở nổi tiếng về qui mô và cách làm thương hiệu bài bản từ trước tới nay là Phở 24 do tiến sĩ Lý Quí Trung sáng lập. Tuy nhiên, trước thời điểm năm 2012 ông Trung bán lại chuỗi Phở 24 cho càphê Highland với mức giá được cho là 20 triệu USD, thì chất lượng phở của thương hiệu này đã đi xuống vì sự thiếu kiểm soát và chăm chút. Đến thời điểm này thì Phở 24 gần như đã mất tiếng và bị lấn át bởi nhiều thương hiệu phở khác do người Việt từ Mỹ trở về gầy dựng như Phở Hùng, Phở Ông Hùng…

Trong khi các doanh nghiệp Việt sản xuất phở ăn liền khó tiêu thụ tại thị trường nội địa và chưa có gì khả quan ở thị trường xuất khẩu, thì người Thái – cụ thể là Cty Charoen Pokphan Foods Plc (CPF) – đã có những bước đi mạnh trong việc đầu tư nhà máy sản xuất phở tươi ăn liền đóng gói xuất sang thị trường Mỹ với công suất 200.000 sản phẩm/ngày. CPF ban đầu dự tính mở một văn phòng thương mại tại Mỹ, còn sản phẩm thì sản xuất tại Thái Lan. Nhưng vì sức tiêu thụ khả quan nên doanh nghiệp này đã xoay chuyển, quyết định xây dựng nhà máy ngay tại Mỹ với công suất 2 triệu sản phẩm/ngày để phân phối trong các hệ thống bán lẻ lớn như Walmart, Costco, Kroger, Amazon...

Vì sao người Thái không mở chuỗi cửa hàng phở truyền thống mà sản xuất phở tươi ăn liền? Đơn giản là họ biết điều gì nên làm và không nên làm. Bởi họ thừa hiểu nếu mở chuỗi cửa hàng phở truyền thống chính là sở đoản, trong khi xoay chuyển sang sản xuất phở tươi ăn liền theo hướng công nghiệp, vừa tiện lợi vừa đáp ứng sở thích ăn phở của các gia đình Mỹ, lại chính là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt nhưng lại là sở trường của doanh nghiệp Thái. Một lợi thế khác mà người Thái đã tạo dựng được hàng chục năm qua là họ đã đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm tại những quốc gia phát triển, từ đó đã kết nối được với các kênh bán lẻ lớn trong tư cách là nhà cung ứng cấp khu vực và toàn cầu.

“Gái quê danh giá”… mất giá

Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực tại một cuộc hội thảo về nông nghiệp được tổ chức tại Hà Nội mới đây đã nói một cách rất hình ảnh: “Nông sản Việt Nam đang như một cô gái quê danh giá, chỉ chờ người ta tới nhà tán tỉnh và nói hãy mua tôi đi…”.

Cách ví von của bà Thực lại khiến tôi nhớ đến câu chuyện gia đình của cô dâu Việt tên M.B. ở Đài Loan (Trung Quốc)  mà tôi từng được tiếp xúc. Cả bốn chị em của B. đều lấy chồng Đài Loan. Thời điểm tiếp xúc với tôi, gia đình B. đang chuẩn bị gả đứa con gái út. B. thổ lộ: “Con út em nó cũng xinh xắn lắm nhưng giờ ở quê con trai ít đến ghẹo. Có đứa đến ghẹo thì không nghề không ngỗng, ngày nào cũng rượu chè…”. “Gái quê danh giá” xinh đẹp nhưng không ai “ghẹo” thì cũng… mất giá, mà cứ ngồi chờ người ta đến hỏi thì bấp bênh, phập phồng… vì dễ bị o ép. Theo bà Thực, nông sản Việt đang rơi vào tình thế như vậy, không tự chủ động ra chợ thế giới được.

Bao năm qua nông sản Việt được xuất khẩu rất nhiều sang Trung Quốc nhưng thương lái Trung Quốc thì nắm đằng chuôi, hay gây sốt hết mặt hàng này đến mặt hàng khác nhưng cũng rất thất thường dừng mua khiến người nông dân ôm thiệt thòi. Gần đây người Thái nhảy vào cuộc, trở thành bên mua hàng có bài bản hơn khi mua từ củ quả đến thủy sản để xuất sang Thái và các quốc gia khác. Một lần nữa người Thái làm được việc này vì họ có ưu thế vượt trội là đã “có chân” trong chuỗi cung ứng toàn cầu và đã trở thành nhà mua hàng lớn trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Đó là vị thế mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo lập được.

Chính nhờ vị thế và ưu thế đó mà khi người Thái mua bưởi da xanh Việt Nam xuất sang Thái với giá tận gốc chỉ vài chục ngàn đồng/kg, nhưng họ dùng vỏ bưởi da xanh đó để chế biến thành món mứt rồi xuất ngược lại thị trường Việt Nam với giá vài trăm ngàn đồng/kg. Trong khi đó, người nông dân và doanh nghiệp Việt chỉ làm tốt ở khâu nguyên liệu và các sản phẩm chế biến ở mức cơ bản, thiếu đầu tư nghiên cứu và phát triển sâu vì thế các sản phẩm chế biến ra thiếu sự mới mẻ, chất lượng cũng không hấp dẫn. Điển hình nhất có thể so sánh chính là sản phẩm mứt vỏ bưởi của Việt Nam và của Thái Lan, cách biệt nhau xa về chất lượng cũng như giá cả (của Việt Nam chỉ khoảng 200.000 đồng/kg trong khi của Thái lên đến 600.000 đồng/kg).  

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.