Lợi bất cập hại

QUANG ĐẠI |

Nhiều địa phương đang thực hiện giải pháp tăng nguồn thu ngân sách từ thu tiền sử dụng đất. Phương thức chính là chính quyền lên quy hoạch, thu hồi đất (chủ yếu là đất nông nghiệp), chuyển nhượng cho doanh nghiệp tổ chức kinh doanh dự án bất động sản.

Nhiều tỉnh, thành đạt được những thành công nhất định, nhưng coi tiền thu từ cấp quyền sử dụng đất là nguồn thu quan trọng, thậm chí là chủ yếu, bài học ở nhiều nơi cho thấy đó là nguồn thu bấp bênh, lợi bất cập hại.

Năm 2017, Nghệ An thu được khoảng 2 nghìn tỉ tiền cấp quyền sử dụng đất, chiếm tỉ lệ khoảng 1/6 số thu ngân sách. Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án bất động sản chủ yếu là giải pháp để thu hút tiền nhàn rỗi trong dân, trong điều kiện thu ngân sách khó khăn. Đó là tình trạng không hiếm hiện nay của nhiều địa phương, tuy nhiên, giải pháp này vô hình trung khuyến khích, phát triển mạnh tình trạng đầu cơ địa ốc, tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất hợp lý trong việc luân chuyển dòng tiền.

Việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ở một mức độ nào đó có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội, như Đà Nẵng chẳng hạn; tuy nhiên nếu lấy đó phục vụ cho mục tiêu bù đắp ngân sách thiếu hụt, thì lâu dài sẽ làm giảm và phân tán nguồn lực đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, là những lĩnh vực luôn “khát” vốn.

Mặt khác, một số dự án bất động sản được tạo lập do thiếu tầm nhìn, tư duy ngắn hạn, nên bất hợp lý và gây ra nhiều hệ lụy cho tương lai. Bài học ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, thậm chí Đà Nẵng, vốn là địa phương được coi có một giai đoạn thành công trong việc kết hợp khai thác quỹ đất với chỉnh trang thành phố, hiện nay xảy ra nạn ùn tắc giao thông, quá tải về y tế, giáo dục… do tập trung phát triển khu dân cư ở các vị trí đắc địa, mà “quên” các dịch vụ phục vụ đời sống kèm theo.

Hơn thế, nguồn thu từ bất động sản một lúc nào đó sẽ cạn kiệt; chưa kể sẽ ảnh hưởng đến quỹ đất dành cho nông nghiệp, sản xuất kinh doanh, công cộng... Trước khi quá muộn, thiết nghĩ, Nhà nước cần rà soát tổng thể tình hình thực hiện các dự án bất động sản tại các địa phương, từ đó có giải pháp về cơ chế, chính sách định hướng để nguồn lực trong dân thay vì đầu cơ vào địa ốc, thì phải được phân dòng đến các địa chỉ sản xuất kinh doanh khác mang lại lợi ích lâu dài hơn cho xã hội.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Coi chừng “minh bạch” trong... bóng tối

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

Tháng 8.2017, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt đầu tư Dự án Cảng cá Tam Quang (xã Tam Quang, huyện Núi Thành). Công trình được giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (BQLDA NNPTNN) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 121 tỉ đồng.

Mệt mỏi vì giá càphê

KHƯƠNG QUỲNH |

Là một nước xuất khẩu càphê đứng thứ 2 thế giới, chỉ thua Brasil, thế nhưng, ngành càphê Việt Nam vẫn phải phụ thuộc giá và thị trường càphê thế giới. Ở Lâm Đồng - một thủ phủ của càphê, nhiều người dân đang phải chặt bỏ cây trồng này để thay bằng cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Được cho mình, đừng để mất phần dân

ĐÌNH VĂN |

Người dân huyện Krông Pa và thị xã Ayun Pa (Gia Lai) quanh vùng Thủy điện Đắc Srông 3A đang khổ triền miên vì hết mùa lũ, đất canh tác của họ vẫn ngập vì thủy điện tích nước.

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Tây Ninh sẽ xin xây dựng cảng hàng không và cơ chế đặc thù để phát triển

Huân Cao - Duy Tú |

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh được xem là tỉnh đi sau trong thu hút đầu tư so với TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... Trong năm mới 2023 và những năm tiếp theo, Tây Ninh hứa hẹn sẽ có những đột phá mới trong thu hút đầu tư để "hòa nhịp" cùng với các tỉnh. Nhân dịp năm mới 2023, PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh xoay quanh vấn đề này.

Chi hàng triệu đồng đốt vàng mã dịp Tết: Quá lạm dụng và lãng phí

MINH HÀ |

Vào dịp Tết người dân thường có phong tục đốt vàng mã để bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Một số người thậm chí còn bỏ ra hàng triệu đồng để mua vàng mã với quan niệm "trần sao âm vậy". Theo các chuyên gia văn hóa, đốt vàng mã là một nét văn hóa của người Việt, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ gây lãng phí và nhiều hệ lụy.

Coi chừng “minh bạch” trong... bóng tối

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

Tháng 8.2017, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt đầu tư Dự án Cảng cá Tam Quang (xã Tam Quang, huyện Núi Thành). Công trình được giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (BQLDA NNPTNN) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 121 tỉ đồng.

Mệt mỏi vì giá càphê

KHƯƠNG QUỲNH |

Là một nước xuất khẩu càphê đứng thứ 2 thế giới, chỉ thua Brasil, thế nhưng, ngành càphê Việt Nam vẫn phải phụ thuộc giá và thị trường càphê thế giới. Ở Lâm Đồng - một thủ phủ của càphê, nhiều người dân đang phải chặt bỏ cây trồng này để thay bằng cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Được cho mình, đừng để mất phần dân

ĐÌNH VĂN |

Người dân huyện Krông Pa và thị xã Ayun Pa (Gia Lai) quanh vùng Thủy điện Đắc Srông 3A đang khổ triền miên vì hết mùa lũ, đất canh tác của họ vẫn ngập vì thủy điện tích nước.