Trang phục của người Việt qua 1.000 năm thay đổi thế nào?

Huyền Chi |

Bức tranh toàn cảnh về trang phục của người Việt trong gần 1.000 năm từ triều Lý đến triều Nguyễn (1009-1945) được mô tả đầy đủ trong cuốn sách "Ngàn năm áo mũ".

Cuốn sách “Ngàn năm áo mũ” là một nghiên cứu công phu, đầy tham vọng của tác giả Trần Quang Đức bằng cách dựng lại bức tranh trang phục cung đình và ngoài dân gian trong khoảng 1.000 năm từ đời Lý đến đời Nguyễn (1009 - 1945).

Để hoàn thành “Ngàn năm áo mũ”, tác giả đã xem xét 230 cuốn sách tư liệu Hán - Nôm.

Theo tác giả Trần Quang Đức, trang phục cung đình luôn được quy định nghiêm ngặt và có nhiều đổi thay qua các triều đại. “Ngàn năm áo mũ” lý giải nguyên do và phân tích mức độ mô phỏng trang phục Trung Hoa trong quy chế trang phục của các triều đại phong kiến Việt Nam.

Cuốn sách “Ngàn năm áo mũ“. Ảnh: Nhà xuất bản
Cuốn sách “Ngàn năm áo mũ“ dày gần 400 trang. Ảnh: Nhà xuất bản

Trong đó, tác giả mô tả chi tiết, tỉ mỉ nhiều dạng trang phục như bộ Tế phục Cổn Miện uy nghi của các vị Hoàng đế, các bộ triều phục, thường phục lương quan, Củng thần, Ô sa, Bổ phục trang trọng của bá quan, hay Lễ phục Vĩ Địch, Phượng quan lộng lẫy của Hoàng hậu...

Coi thể chế và văn hiến Trung Hoa là nguồn tham khảo chính thống, chế độ trang phục cung đình Việt Nam đã chủ động mô phỏng chế độ của Trung Quốc để có được sự uy nghiêm, chuẩn mực tương tự.

Tuy nhiên, theo quy luật sáng tạo văn hóa, trang phục cung đình Việt Nam ở nhiều thời kỳ đã có những nét cách tân độc đáo so với trang phục cung đình Trung Quốc, làm tôn thêm vẻ uy nghi, sang trọng của vua quan nước Việt.

Ngược lại, trang phục dân gian không biến động nhiều, phổ biến là kiểu áo giao lĩnh, tứ thân, hay lối ăn mặc cởi trần đóng khố của đàn ông và yếm, váy giản tiện của đàn bà tồn tại qua hàng trăm năm lịch sử.

Sự kiện Vua Minh Mạng cấm “quần không đáy” có thể coi là một biến cố lớn lao, để rồi chiếc áo dài năm thân đi vào đời sống dân gian và bây giờ trở thành trang phục quan trọng bậc nhất của người Việt.

“Ngàn năm áo mũ” làm rõ kiểu dáng và quy chế các loại áo mũ được sử dụng trong cung đình và dân gian Việt Nam trong giai đoạn từ 1009 - 1945, trải dài từ thời Lý tới thời Trần, Lê sơ, Lê Trung Hưng, Tây Sơn và cuối cùng là thời Nguyễn. Ảnh: Nhà xuất bản
“Ngàn năm áo mũ” làm rõ kiểu dáng và quy chế các loại áo mũ được sử dụng trong cung đình và dân gian Việt Nam trong giai đoạn từ 1009 - 1945, trải dài từ thời Lý tới thời Trần, Lê sơ, Lê Trung Hưng, Tây Sơn và cuối cùng là thời Nguyễn. Ảnh: Nhà xuất bản

Năm 2010, các bộ phim đề tài lịch sử như: "Đường tới thành Thăng Long", "Trần Thủ Độ", "Huyền sử Thiên đô"... liên tiếp được công chiếu. Lúc này, trang phục cung đình được phục dựng trong các bộ phim này gây nhiều tranh cãi.

Nhiều người cho rằng, trang phục của vua chúa đơn điệu, có nét tương đồng với các phim cổ trang của Trung Quốc.

Những tranh luận xoay quanh vấn đề này thôi thúc Trần Quang Đức quyết tâm tìm hiểu và làm sáng tỏ những nét tương đồng lẫn khác biệt giữa áo mão triều đình Việt Nam so với trang phục các triều đại Trung Quốc, Hàn Quốc.

Trần Quang Đức chia sẻ: “Khó khăn nhất trong quá trình nghiên cứu là phần tổng hợp tài liệu, chủ yếu là tìm và dịch thật chính xác những tập Hán văn cổ đồng thời phải so sánh, đối chiếu các văn bản các nước cùng thời để nâng cao tính chính xác của tài liệu”.

Sự ra đời của "Ngàn năm áo mũ" là một trong những tập tài liệu văn hóa, lịch sử trang phục được nghiên cứu sâu và được biên soạn kỹ nhất ở Việt Nam, đây thực sự là một nghiên cứu quan trọng và có giá trị lâu dài.

Cuốn sách còn là sự nghiên cứu bài bản, công phu về lịch sử trang phục của người Việt, "Ngàn năm áo mũ" hẳn không chỉ cần thiết để làm sáng rõ những vấn đề tranh cãi lâu nay, mà còn có thể mở ra những góc nhìn mới về lịch sử, văn hóa Việt Nam qua từng thời đoạn.

Huyền Chi
TIN LIÊN QUAN

Tranh luận không hồi kết về chuyện đàn ông và áo dài

Huyền Chi |

Vây quanh câu chuyện về áo dài Việt luôn là những tranh cãi bất tận.

Nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt may áo dài để mặc đi họp ở nghị trường

Huyền Chi |

Tại kỳ họp Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh và nhiều nữ đại biểu khác đã chọn trang phục là áo dài ngũ thân.

Người Mông Hoa với tâm niệm gìn giữ bản sắc trang phục

Nguyễn Tùng |

Tuyên Quang - Với người Mông Hoa, trang phục không chỉ là cái mặc, mà còn là của cải gia truyền, là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Nổi bật trong đó là những kỹ thuật thêu hoa, vẽ sáp để tạo nên tấm thổ cẩm truyền thống đang tích cực được gìn giữ cho thế hệ sau.

Giảm tuổi nghỉ hưu - mong muốn của công nhân

LƯƠNG HẠNH |

Rất ít công nhân có thể làm việc đến độ tuổi hưởng lương hưu theo quy định hiện hành. Với họ, độ tuổi nghỉ hưu hiện nay là quá cao. Đa số lao động trực tiếp trong khu công nghiệp cho biết chỉ đủ sức khỏe để làm việc đến 50 tuổi.

Xuất hiện vùng áp thấp trên Biển Đông gây mưa dông gió mạnh

AN AN |

Dải hội tụ nhiệt đới nối với vùng áp thấp trên khu vực Biển Đông kết hợp với gió mùa tây nam gây thời tiết mưa dông gió mạnh diện rộng trên biển.

PODCAST - Truyện ngắn dự thi: Đừng khơi tàn lửa dưới sông sâu

Nhóm PV |

Truyện ngắn dự thi: Tôi và lão Thủ từ từ bơi tới chỗ con thuyền. Mùi máu tỏa ra tanh nồng. Tôi và lão bám đuôi thuyền leo lên. Một cảnh tượng rùng rợn đập vào mắt tôi. Có hai người đàn ông vừa bị giết. Một người gục chết bên tay lái. Một người nằm vắt ngang người nơi cửa ra vào khoang thuyền. Tôi hơi hoảng sợ. Tôi cứ nghĩ mình chả biết sợ là gì, nhưng đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy cảnh máu me và giết chóc như thế này...

Truyện ngắn tham dự Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài Công nhân, Công đoàn của tác giả Nguyễn Đình Tú.


Phía sau những cuộc đổi tên, thay áo mới của loạt ngân hàng thương mại

Cẩm Hà |

Hầu như toàn bộ các ngân hàng thương mại vừa tiến hành đổi tên đều hướng đến tiêu chí ngắn gọn hơn, dễ nhớ hơn và gần với mã chứng khoán hơn. Nhưng đằng sau quyết định đổi tên còn là câu chuyện của thay đổi chiến lược kinh doanh, hay những biến động trong cơ cấu cổ đông.

Thuốc lá điện tử, hàng cấm dễ mua

NHÓM PV |

Mặc dù những tác hại khủng khiếp của thuốc lá điện tử được tuyên truyền rộng rãi, tuy nhiên hiện nay các sản phẩm vape, pod nhập lậu, kinh doanh phi pháp vẫn được bán nhan nhản khắp nơi, ngay trước mắt các cơ quan chức năng.

Tranh luận không hồi kết về chuyện đàn ông và áo dài

Huyền Chi |

Vây quanh câu chuyện về áo dài Việt luôn là những tranh cãi bất tận.

Nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt may áo dài để mặc đi họp ở nghị trường

Huyền Chi |

Tại kỳ họp Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh và nhiều nữ đại biểu khác đã chọn trang phục là áo dài ngũ thân.

Người Mông Hoa với tâm niệm gìn giữ bản sắc trang phục

Nguyễn Tùng |

Tuyên Quang - Với người Mông Hoa, trang phục không chỉ là cái mặc, mà còn là của cải gia truyền, là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Nổi bật trong đó là những kỹ thuật thêu hoa, vẽ sáp để tạo nên tấm thổ cẩm truyền thống đang tích cực được gìn giữ cho thế hệ sau.