Những câu chuyện hậu trường cả 100 năm của ngành xuất bản

Huyền Chi |

Những câu chuyện hậu trường của ngành xuất bản sẽ được hé lộ trong cuốn sách "Những con chữ ngoài trang sách".

Tác phẩm "Những con chữ ngoài trang sách" tiết lộ chuyện hậu trường nghề xuất bản cách đây cả 100 năm.

Lâu nay, độc giả cầm trên tay cuốn sách, đọc nội dung, biết tác giả. Nhưng ít ai nghĩ đến để một tác phẩm đến được với người đọc cần trải qua quá trình viết bản thảo, biên tập, in ấn, phát hành như thế nào.

Hơn nữa, việc tìm hiểu về in ấn, xuất bản sách và văn hóa đọc thời xưa cũng không dễ tra cứu.

Nhân Kỷ niệm Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai năm 2023, câu chuyện về xuất bản thời gian nửa cuối thế kỷ XIX đến 1945 được tái hiện trong "Những con chữ ngoài trang sách", giúp độc giả có dịp nhìn lại một thời lịch sử hoạt động xuất bản của nước nhà.

Cuốn sách này được chia làm 3 phần với 48 bài viết theo dạng chủ đề, những mảnh nhỏ của hoạt động in ấn, xuất bản và phát hành sách cùng văn hóa đọc của Việt Nam. Mỗi một bài viết giúp độc giả thời nay tiếp cận, biết và hiểu về những vấn đề hậu trường của nghề xuất bản.

Hình chụp bên trong cuốn sách. Ảnh: Nhà xuất bản
Hình chụp bên trong cuốn sách. Ảnh: Nhà xuất bản

Phần 1 xoay quanh nội dung về xuất bản ở Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX khi máy móc in ấn của phương Tây được người Pháp đưa sang Việt Nam. Việc ra đời các nhà in nhà nước nửa cuối thế kỷ XIX tạo nền cho xuất bản hiện đại. Sang đầu thế kỷ XX, xuất bản dần chuyển sang tay các nhà xuất bản công và tư, trong đó hai trung tâm xuất bản lớn ở Sài Gòn và Hà Nội.

Những con người, công việc góp phần làm nên sự hấp dẫn cho tác phẩm cũng được giới thiệu từ việc “điểm phấn tô son” làm bìa, vẽ tranh nội dung, viết lời tựa cho đến sửa chữ sai, lời đề tặng sách của tác giả…

Hoạt động trong thời gian bị thực dân Pháp, phát xít Nhật đô hộ, lĩnh vực xuất bản cũng bị chiếc “vòng kim cô” là kiểm duyệt bao vây, khiến nhiều tác giả, tác phẩm lao đao.

Trong Phần 2 “Vui buồn giấy mực”, tác giả giới thiệu nhiều hoạt động liên quan đến xuất bản. Nhiều nhà văn, nhà văn, tác giả, dịch giả tham gia xuất bản nhưng “đứt gánh” vì không biết kinh doanh hoặc ít vốn. Phần này cũng điểm qua những dòng sách thịnh hành thời đó, trào lưu làm sách Tết được khởi phát từ năm 1928 với sự tiên phong của Tân Dân thư quán, và cuộc triển lãm sách báo đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức tại Sài Gòn năm 1942…

Sang Phần 3 “Cảo thơm lần giở”, chúng ta có dịp nhìn lại nhiều tấm gương yêu sách, đọc sách và cả quan điểm của họ về vai trò của sách vở trong đời sống. Vua Lê Thánh Tông thì cho rằng đọc sách giúp cho kẻ sĩ hiểu nghĩa lý, biết giữ mình; vua Minh Mạng thì xem trọng sách vở, cầu sách trong nhân gian không kém gì cầu hiền tài. Những tên tuổi của làng bút mực Thạch Lam, Thiếu Sơn cũng có những quan điểm hữu ích về cách đọc, sự đọc…

Với dung lượng gần 400 trang, tác phẩm "Những con chữ ngoài trang sách" là một tài liệu hữu ích giúp chúng ta hồi cố về lĩnh vực xuất bản với những hoạt động cơ bản in ấn, xuất bản, phát hành của ngành xuất bản trong gần 100 năm.

Với cách trình bày theo dạng bài viết nhỏ, chia thành những chủ đề liên quan, độc giả sẽ gặp lại nhiều tác giả, tác phẩm mình từng được đọc, cũng như biết thêm nhiều câu chuyện liên quan đến họ. Trước khi có tên Chí Phèo, tác phẩm này đã bị ai đổi tên ở lần in đầu thành Đôi lứa xứng đôi? Sách Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ của Đào Trinh Nhất năm 1924 vì sao mới xuất bản đã hết sạch? Đó chỉ là một vài chỉ dấu nhỏ thú vị mà chúng ta có thể bắt gặp trong "Những con chữ ngoài trang sách".

Huyền Chi
TIN LIÊN QUAN

Phương pháp trị liệu tâm lý hiện đại

huyền chi |

Cuốn sách "Liệu pháp tâm lí trị liệu chiến lược dựa vào gia đình" mang đến cho độc giả một mô hình thực tế để định hình và giải quyết những vấn đề tâm lý.

Cuốn sách đan xen yếu tố tâm lý - hình sự gây tò mò cho độc giả

Mai Hương |

Cuốn sách "Cuốn sổ máu" ra đời là một bất ngờ đối với độc giả NXB Phụ nữ Việt Nam, họ đã quen với tạng văn của tác giả Phong Điệp qua những câu văn gần gũi.

“Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” tái bản trọn bộ

Thanh Hương |

Tác phẩm “Kho tàng cổ tích Việt Nam” của Giáo sư Nguyễn Đổng Chi được đánh giá là “công trình nghiên cứu folklore đã trở thành cổ điển”. Bộ sách vừa được Đông A Books tái bản đầy đủ với 5 tập kèm phần Nghiên cứu và Khảo dị, bổ sung minh họa.

Điểm chuẩn năm 2023 của tất cả trường đại học trên cả nước

Trang Hà |

Từ 14h ngày 22.8, các trường đại học trên cả nước sẽ công bố điểm chuẩn năm 2023. Báo Lao Động sẽ liên tục cập nhật nhanh nhất danh sách các trường công bố điểm chuẩn để thí sinh tra cứu và tham khảo.

Bí thư Cần Thơ: Không vì hai chữ khó khăn mà phải bỏ dạy, bỏ học

Tạ Quang |

Cần Thơ – Liên quan đến đội ngũ giáo viên và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu cho biết, cố gắng để họ không vì hai chữ khó khăn mà bỏ dạy, bỏ học.

U23 Việt Nam giành vé vào bán kết giải U23 Đông Nam Á 2023

NHÓM PV |

Đội tuyển U23 Việt Nam có tấm vé vào bán kết giải vô địch U23 Đông Nam Á với ngôi nhất bảng C sau 2 trận toàn thắng.

Báo Lao Động trao tặng các trang thiết bị phục vụ tác nghiệp cho Báo Heng Ngan - Lào

PHAN ANH - TÔ THẾ |

Ngày 22.8, đại diện Báo Lao Động trao tặng một số trang thiết bị, máy móc phục vụ tác nghiệp cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Heng Ngan - cơ quan ngôn luận của Trung ương Liên hiệp Công đoàn Lào.

Nghịch lý giá dầu thế giới giảm, giá xăng trong nước tăng 5 lần liên tiếp

Anh Tuấn |

Việc giá dầu thế giới giảm trong những ngày gần đây nhưng giá xăng dầu trong nước vừa tiếp tục tăng khiến người tiêu dùng không khỏi thắc mắc.

Phương pháp trị liệu tâm lý hiện đại

huyền chi |

Cuốn sách "Liệu pháp tâm lí trị liệu chiến lược dựa vào gia đình" mang đến cho độc giả một mô hình thực tế để định hình và giải quyết những vấn đề tâm lý.

Cuốn sách đan xen yếu tố tâm lý - hình sự gây tò mò cho độc giả

Mai Hương |

Cuốn sách "Cuốn sổ máu" ra đời là một bất ngờ đối với độc giả NXB Phụ nữ Việt Nam, họ đã quen với tạng văn của tác giả Phong Điệp qua những câu văn gần gũi.

“Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” tái bản trọn bộ

Thanh Hương |

Tác phẩm “Kho tàng cổ tích Việt Nam” của Giáo sư Nguyễn Đổng Chi được đánh giá là “công trình nghiên cứu folklore đã trở thành cổ điển”. Bộ sách vừa được Đông A Books tái bản đầy đủ với 5 tập kèm phần Nghiên cứu và Khảo dị, bổ sung minh họa.