Đắk Lắk "chạy nước rút" di dân khỏi vùng dự án thủy lợi 4.400 tỉ đồng

Phan Tuấn |

Tháng 2.2023 là thời hạn cuối chặn dòng tích nước cho đại dự án thủy nông Krông Pắk thượng 4.400 tỉ đồng. Thế nhưng, hiện vẫn còn 488 hộ dân chưa di dời ra khỏi vùng ảnh hưởng. Do đó, từ nay đến thời điểm trên, các ngành chức năng, địa phương tỉnh Đắk Lắk sẽ còn rất nhiều việc phải làm...

Công tác di dân, giải phóng mặt bằng ở đại dự án thủy lợi Krông Pắk Thượng vẫn còn hết sức ngổn ngang, chưa biết bao giờ mới hoàn thành. Ảnh: Phan Tuấn
Công tác di dân, giải phóng mặt bằng ở đại dự án thủy lợi Krông Pắk Thượng vẫn còn hết sức ngổn ngang, chưa biết bao giờ mới hoàn thành. Ảnh: Phan Tuấn

Còn 488 hộ dân chưa di dời

Năm 2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư hồ chứa nước Krông Pách thượng với tổng mức đầu tư là khoảng 2.900 tỉ đồng.

Đại dự án thủy nông này có nhiệm vụ cấp nước tưới 14.900ha đất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho gần 73.000 người, cắt giảm lũ cho vùng hạ du...

Dự án do Ban quản lý đầu tư và xây dựng Thủy lợi 8 (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) làm Chủ đầu tư công trình đầu mối và hệ thống kênh.

Riêng tỉnh Đắk Lắk sẽ làm nhiệm vụ quyết định chọn chủ đầu tư xử lý việc giải phóng mặt bằng, đền bù và di dân tái định cư.

Thời gian thực hiện dự án trong vòng 5 năm, tính từ ngày khởi công xây dựng. Tuy nhiên, sau 14 năm triển khai thực hiện, dự án nay hiện vẫn chưa hoàn thành và đã đội vốn từ hơn 1.500 tỉ đồng lên 4.400 tỉ đồng. Không những vậy, đến nay, công tác di dân giải phóng mặt bằng vẫn còn hết sức ngổn ngang. 

Huyện M'Đrắk là trung tâm của dự án thủy lợi Krông Pắk thượng. Theo kế hoạch của chủ đầu tư thì việc chặn dòng tích nước sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 2.2023.

Mặc dù thời gian tích nước dự án đã cận kề, thế nhưng, theo UBND huyện M'Đrắk, đến nay, công tác di dân tái định cư mới thực hiện được 241/729 hộ (còn khoảng 488 hộ chưa di dân).

"Tiến độ thực hiện di dân còn chậm chưa đạt theo kế hoạch đến ngày 31.12.2022 phải hoàn thành" - UBND huyện M'Đrắk thừa nhận.

Vẫn còn nhiều việc phải làm

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, hiện nay, khu tái định cư số 2 đã đáp ứng cơ bản và đầy đủ về hạ tầng phân lô, điện, đường, nước, trường học.

Mặt khác, công tác lập phương án đền bù cũng đã hoàn chỉnh và đảm bảo quyền lợi tối đa cho các hộ dân theo quy định. Chính sách hỗ trợ sản xuất ban đầu cũng đã đầy đủ để người dân sinh hoạt ban đầu khi về khu tái định cư…

Vì vậy, đơn vị này đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cho UBND các huyện và các sở ngành liên quan sớm thực hiện các biện pháp cứng rắn, quyết liệt để người dân di chuyển khỏi lòng hồ để đảm bảo kế hoạch ngăn dòng tích nước vào trung tuần tháng 2.2023

Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND huyện M’Drắk Nguyễn Đức Thảo cho rằng, trong điều kiện này thì đã cơ bản đáp ứng điều kiện về việc di dân. Do đó, huyện M'Đrắk đồng ý với kế hoạch chặn dòng của chủ đầu tư.

Theo ông Thảo, huyện M'Đrắk sẽ đẩy nhanh tiến độ để di dời dân. "Từ nay đến Tết Nguyên đán 2023 huyện sẽ xây dựng kế hoạch và sau Tết sẽ tiến hành di dân theo quy định" - ông Thảo cho hay.

Tuy nhiên, về phía huyện M'Đrắk đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk sớm hoàn thiện các mặt hạ tầng còn lại và sớm bố trí đất sản xuất...  cho người dân yên tâm về khu tái định cư.

"Việc này sẽ giúp huyện thuận lợi hơn trong công tác tuyên truyền, vận động, di dời dân đến nơi ở mới" - ông Thảo cho hay.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Nhiều đại dự án thủy nông ở Tây Nguyên “đếm cua trong lỗ”: Kho nước lớn nhất Tây Nguyên chưa có… vùng tưới

Phan Tuấn |

Hồ thủy lợi Ia Mơr, ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có khoảng 180 triệu m3. Đây được xem là kho nước lớn nhất Tây Nguyên nhưng nhiều năm qua chưa hoạt động hết công suất vì vùng tưới đang là 4.700ha đất rừng đang tái sinh mạnh mẽ, chưa được chuyển đổi thành đất nông nghiệp.

Dự án thủy lợi 4.400 tỉ đồng kéo dài 13 năm vẫn... chưa xong

Phan Tuấn |

Từ 2.900 tỉ đồng tăng 4.400 tỉ đồng, đây chính là con số đội vốn từ công trình dự án thủy lợi Krông Pách thượng, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư ở Đắk Lắk vào năm 2009. Không chỉ có đội vốn, việc triển khai đại công trình thuỷ nông này cũng đang bộc lộ nhiều bất cập trong công tác bố trí vốn đầu tư, đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời bố trí tái định canh, định cư cho người dân.

Nhiều đại dự án thủy nông ở Tây Nguyên “đếm cua trong lỗ”: Dự án thủy lợi 305,5 tỉ đồng “bỏ thì thương, vương thì tội”

Phan Tuấn |

Các dự án thủy lợi như Ia Mơr (Gia Lai); Krông Pách thượng và hồ chứa nước Yên Ngựa (Đắk Lắk) có tổng mức đầu tư hàng trăm, cho đến hàng nghìn tỉ đồng. Tuy nhiên, vì chưa vùng tưới, thi công chậm tiến độ, đội vốn đầu tư… nên các công trình này đều chưa phát huy có hiệu quả như tính toán ban đầu, gây ra sự lãng phí nhất định. Qua thực tế cho thấy, những bất cập, tồn tại ở các đại dự án này xuất phát từ việc các đơn vị liên quan khi khảo sát, lập dự toán… đã “đếm cua trong lỗ”.  

Khởi tố, bắt tạm giam thiếu tướng Đỗ Hữu Ca

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh hôm nay (22.2) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Đỗ Hữu Ca – nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Khởi tố, bắt giam kẻ dùng tuýp sắt dài hơn một mét đánh shipper gãy 2 tay

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Chỉ vì phí ship 30.000 đồng dẫn đến tranh cãi mà một cặp vợ chồng ở Quảng Ngãi đã dùng tuýp sắt, ghế inox đánh một nam shipper gãy 2 tay.

Chưa có đường tránh phục vụ mở rộng Sân bay Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Một tuyến đường dân sinh có hàng nghìn phương tiện lưu thông mỗi ngày sẽ bị đóng để làm Sân bay Điện Biên. Tuy nhiên, hiện đường tránh vẫn chưa được xây dựng.

Đàm phán giá thành công 64 biệt dược, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng

Thùy Linh |

Ngày 22.2, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Bộ Y tế), cho biết Bộ Y tế đã đàm phán giá với 69 thuốc biệt dược, thuốc gốc có giá trị sử dụng lớn. 64 loại biệt dược đã được đàm phán giá thành công, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng.

Thực nghiệm hiện trường vụ mẹ ruột tiếp tay cho người tình xâm hại con gái

L.N |

Tuyên Quang - Cơ quan công an đánh giá vụ án bé gái 10 tuổi bị xâm hại tình dục đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận, cần phải xử lý nghiêm.

Nhiều đại dự án thủy nông ở Tây Nguyên “đếm cua trong lỗ”: Kho nước lớn nhất Tây Nguyên chưa có… vùng tưới

Phan Tuấn |

Hồ thủy lợi Ia Mơr, ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có khoảng 180 triệu m3. Đây được xem là kho nước lớn nhất Tây Nguyên nhưng nhiều năm qua chưa hoạt động hết công suất vì vùng tưới đang là 4.700ha đất rừng đang tái sinh mạnh mẽ, chưa được chuyển đổi thành đất nông nghiệp.

Dự án thủy lợi 4.400 tỉ đồng kéo dài 13 năm vẫn... chưa xong

Phan Tuấn |

Từ 2.900 tỉ đồng tăng 4.400 tỉ đồng, đây chính là con số đội vốn từ công trình dự án thủy lợi Krông Pách thượng, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư ở Đắk Lắk vào năm 2009. Không chỉ có đội vốn, việc triển khai đại công trình thuỷ nông này cũng đang bộc lộ nhiều bất cập trong công tác bố trí vốn đầu tư, đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời bố trí tái định canh, định cư cho người dân.

Nhiều đại dự án thủy nông ở Tây Nguyên “đếm cua trong lỗ”: Dự án thủy lợi 305,5 tỉ đồng “bỏ thì thương, vương thì tội”

Phan Tuấn |

Các dự án thủy lợi như Ia Mơr (Gia Lai); Krông Pách thượng và hồ chứa nước Yên Ngựa (Đắk Lắk) có tổng mức đầu tư hàng trăm, cho đến hàng nghìn tỉ đồng. Tuy nhiên, vì chưa vùng tưới, thi công chậm tiến độ, đội vốn đầu tư… nên các công trình này đều chưa phát huy có hiệu quả như tính toán ban đầu, gây ra sự lãng phí nhất định. Qua thực tế cho thấy, những bất cập, tồn tại ở các đại dự án này xuất phát từ việc các đơn vị liên quan khi khảo sát, lập dự toán… đã “đếm cua trong lỗ”.