Vạn khách đổ về "cái nôi xứ Mường", chen chân dự lễ hội đình Cổi

Trần Trọng |

Hòa Bình - Trong 2 ngày diễn ra lễ hội đình Cổi, mỗi ngày nơi đây đón cả vạn người dân và du khách thập phương về du xuân và cầu may nhân dịp đầu năm.

Cứ vào độ mùng 7 - 8 tháng giêng âm lịch hàng năm, lễ hội đình Cổi lại diễn ra tại xã Vũ Bình, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Trần Trọng.
Cứ vào độ mùng 7 - 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, lễ hội đình Cổi lại diễn ra tại xã Vũ Bình, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Trần Trọng.
Đây là nơi thờ các vị thần gồm: Quốc Mẫu Hoàng Bà, Vua Cả (Thánh Tản), Vua Cun, Vua Hai (Cao Sơn và Quý Minh Đại Vương), thành hoàng, ông bà nhất huyệt, kem, cai.
Đây là nơi thờ các vị thần gồm: Quốc Mẫu Hoàng Bà, Vua Cả (Thánh Tản), Vua Cun, Vua Hai (Cao Sơn và Quý Minh Đại Vương)...
Tương truyền vào một ngày đẹp trời, Quốc Mẫu nghe thấy tiếng chim hót líu lo, tiếng suối chảy róc rách hòa quyện vào nhau làm trong người cảm thấy thư thái. Bà nhìn xuống hạ giới thấy đất đai phì nhiêu, màu mỡ nhưng cuộc sống người dân ở đó vô cùng cực khổ nên liền xuống hạ giới, cùng các vua dạy dân cách trồng trọt, khai phá ruộng nương; dạy những điều hay lẽ phải cho dân chúng.
Tương truyền vào một ngày đẹp trời, Quốc Mẫu nghe thấy tiếng chim hót líu lo, tiếng suối chảy róc rách hòa quyện vào nhau làm trong người cảm thấy thư thái. Bà nhìn xuống hạ giới thấy đất đai phì nhiêu, màu mỡ nhưng cuộc sống người dân ở đó vô cùng cực khổ, liền xuống hạ giới, cùng các vua dạy dân cách trồng trọt, khai phá ruộng nương; dạy những điều hay lẽ phải cho dân chúng.
Nhớ ơn công đức, lời dạy của Quốc Mẫu và các vua, người dân trong vùng đã lập đình thờ. Cứ mỗi độ xuân về, nhân dân trong vùng lại về đình Cổi thực hiện các nghi lễ bày tỏ lòng tôn kính, dâng lên đấng thần linh các thành quả đã đạt được trong năm cũ và cầu mong năm mới gặp nhiều may mắn.
Nhớ ơn công đức, lời dạy của Quốc Mẫu và các vua, người dân trong vùng đã lập đình thờ. Cứ mỗi độ xuân về, nhân dân trong vùng lại về đình Cổi thực hiện các nghi lễ bày tỏ lòng tôn kính, dâng lên đấng thần linh các thành quả đã đạt được trong năm cũ và cầu mong năm mới gặp nhiều may mắn.
Lễ hội đình Cổi bắt đầu từ đó và được duy trì qua nhiều thế hệ, giờ đây đã trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt tâm linh của người Mường.
Lễ hội đình Cổi bắt đầu từ đó và được duy trì qua nhiều thế hệ, giờ đây đã trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt tâm linh của người Mường.
Huyện Lạc Sơn cũng là cái nôi của người Mường, là trung tâm văn hóa, còn lưu giữ những phong tục tập quán cùng những lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Mường.
Huyện Lạc Sơn cũng là cái nôi của người Mường, là trung tâm văn hóa, còn lưu giữ những phong tục tập quán cùng những lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Mường.
Lễ hội đình Cổi được UBND huyện Lạc Sơn quyết định phục dựng và đình đã được xây dựng lại vào năm 2012. Đến năm 2014, UBND tỉnh Hòa Bình đã công nhận di tích đình Cổi là “Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh”.
Lễ hội đình Cổi được UBND huyện Lạc Sơn quyết định phục dựng và đình đã được xây dựng lại vào năm 2012. Đến năm 2014, UBND tỉnh Hòa Bình đã công nhận di tích đình Cổi là “Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh”.
Ghi nhận trong 2 ngày diễn ra lễ hội có rất đông người dân địa phương cũng du khách thập phương đến tham dự, tham quan và cầu may đầu năm.
Trong 2 ngày diễn ra lễ hội có rất đông người dân địa phương cũng như du khách thập phương đến tham dự, tham quan và cầu may đầu năm.
Bên cạnh đó, lễ hội đình Cổi còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian, quán ăn mang nhiều đặc sắc của dân tộc Mường, hoạt động thể thao thu hút lượng lớn người dân và du khách.
Bên cạnh đó, lễ hội đình Cổi còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian, quán ăn mang bản sắc của dân tộc Mường, hoạt động thể thao thu hút lượng lớn người dân và du khách.
Chị Nguyễn Thị Mai (42 tuổi, trú tại Thanh Thủy, Phú Thọ) cho biết: “Mỗi dịp đầu năm tôi đều đến đình Cổi để tham gia lễ hội và cầu sức khỏe, may mắn cho người thân và gia đình. Năm nay nơi đây đổi mới hơn nhiều so với trước, có thêm các hoạt động giải trí, tham quan nên lượng người đến đông hơn trước kia nhiều lần“.
Chị Nguyễn Thị Mai (42 tuổi, trú tại Thanh Thủy, Phú Thọ) cho biết: “Mỗi dịp đầu năm tôi đều đến đình Cổi để tham gia lễ hội và cầu sức khỏe, may mắn cho người thân và gia đình. Năm nay nơi đây có sự đổi mới, có thêm các hoạt động giải trí, tham quan nên lượng người đến đông hơn trước kia nhiều lần“.
Tại đây còn có nhiều địa điểm check in như vườn hoa hấp dẫn các bạn trẻ.
Tại đây còn có nhiều địa điểm check in hấp dẫn các bạn trẻ.
Theo ông Bùi Văn Tặng - Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Bình, sau 2 năm không thể tổ chức do dịch bệnh, lễ hội đình Cổi năm 2023 trở lại và thu hút được rất nhiều người dân cũng như du khách đến tham dự. Tính đến hết ngày đầu tiên tổ chức, lễ hội đã đón khoảng trên một vạn người.
Theo ông Bùi Văn Tặng - Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Bình, sau 2 năm không thể tổ chức do dịch bệnh, lễ hội đình Cổi năm 2023 trở lại và thu hút được rất nhiều người dân cũng như du khách đến tham dự. Tính đến hết ngày đầu tiên tổ chức, lễ hội đã đón khoảng trên một vạn người.
“Đây không hoạt động lưu giữ các nét văn hóa truyền thống của người Mường, là nơi người dân đến cầu may dịp đầu xuân mà hoạt động còn là cơ sở giúp địa phương kích thích ngành du lịch, dịch vụ, giúp đời sống người dân và kinh tế - xã hội phát triển sau thời gian dịch bệnh COVID-19”, ông Tặng cho biết thêm.
“Đây không những là hoạt động lưu giữ các nét văn hóa truyền thống của người Mường, là nơi người dân đến cầu may dịp đầu xuân mà còn là cơ sở giúp địa phương kích thích ngành du lịch, dịch vụ, giúp đời sống người dân và kinh tế - xã hội phát triển sau thời gian dịch bệnh COVID-19”, ông Tặng cho biết thêm.
Cũng theo vị lãnh đạo này, an ninh tại lễ hội được thắt chặt, các đơn vị cá nhân kinh doanh tại lễ hội được chính quyền địa phương thống nhất việc niêm yết và bán đúng giá, tránh tình trạng “chặt chém” du khách.
Cũng theo vị lãnh đạo này, an ninh tại lễ hội được thắt chặt, các đơn vị và cá nhân kinh doanh tại lễ hội đã cùng chính quyền địa phương thống nhất việc niêm yết giá, bán đúng giá, tránh tình trạng “chặt chém” du khách.
Trần Trọng
TIN LIÊN QUAN

Đặc sắc lễ hội Tiên Công - di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia hơn 300 năm

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Lễ hội Tiên Công năm 2023 được tổ chức tại khu di tích miếu Tiên Công, xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh từ ngày 25.1.2023 đến ngày 28.1.2023 (tức từ ngày 4 - 7 tháng Giêng năm Quý Mão). Lễ hội đã được bảo tồn và phát huy giá trị hơn 300 năm, là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của TX. Quảng Yên.

Rộn ràng lễ hội đua thuyền trên sông Đà Rằng

Thảo Quyên |

Sáng ngày 28.1.2023 (tức mồng 7 Tết), TP.Tuy Hòa (Phú Yên) tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Đà Rằng.

Hội An: Người dân, du khách đội mưa xem lễ hội cầu bông ở làng rau di sản

THÙY TRANG |

Hội An - Sáng 28.1, mặc dù có mưa lạnh nhưng nhiều người dân, du khách tại Hội An vẫn nô nức tham dự lễ hội cầu bông tại làng rau Trà Quế.

Bao giờ miền Bắc chuyển mưa phùn nồm ẩm, rét khô chấm dứt?

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định tình trạng rét khô, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn ở miền Bắc khả năng kéo dài hết ngày 1.2.

Vụ lật xe trên Đèo Cón: Cấp cứu, đỡ đẻ thành công nạn nhân mang thai

Tô Công |

Phú Thọ - Một trong các nạn nhân bị thương trong vụ lật xe trên Đèo Cón là thai phụ, đang mang thai tháng thứ 8 đã được cấp cứu thành công.

Chuyên gia hiến kế bảo tồn áp phích quảng cáo bằng tiếng Pháp ở Hà Nội

Minh Ánh - Hà Chi |

Theo ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ VHTT&DL), kiêm Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, bức áp phích bằng tiếng Pháp mới phát lộ, có giá trị lịch sử nhưng giá trị mỹ thuật chưa cao. Vì vậy, ông hiến kế để có thể bảo tồn bức áp phích này đúng cách, không gây lãng phí.

Hà Nội: Dành nguyên ngày đưa xe Land Cruiser mạ vàng đi đăng kiểm

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Trong ngày đầu của tuần đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, cũng như nhiều tài xế khác, anh Trương Mạnh Hà (trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) dành nguyên một ngày để đi đăng kiểm cho chiếc xe Land Cruiser mạ vàng của mình.

EVN lo lỗ đến hết năm 2023 hơn 93.000 tỉ đồng, lại xin tăng giá điện

Cường Ngô |

Trong báo cáo gửi Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ước lỗ luỹ kế hết năm 2023 hơn 93.000 tỉ và lại đề xuất tăng giá điện.

Đặc sắc lễ hội Tiên Công - di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia hơn 300 năm

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Lễ hội Tiên Công năm 2023 được tổ chức tại khu di tích miếu Tiên Công, xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh từ ngày 25.1.2023 đến ngày 28.1.2023 (tức từ ngày 4 - 7 tháng Giêng năm Quý Mão). Lễ hội đã được bảo tồn và phát huy giá trị hơn 300 năm, là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của TX. Quảng Yên.

Rộn ràng lễ hội đua thuyền trên sông Đà Rằng

Thảo Quyên |

Sáng ngày 28.1.2023 (tức mồng 7 Tết), TP.Tuy Hòa (Phú Yên) tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Đà Rằng.

Hội An: Người dân, du khách đội mưa xem lễ hội cầu bông ở làng rau di sản

THÙY TRANG |

Hội An - Sáng 28.1, mặc dù có mưa lạnh nhưng nhiều người dân, du khách tại Hội An vẫn nô nức tham dự lễ hội cầu bông tại làng rau Trà Quế.