Triển vọng từ ý tưởng khởi nghiệp "Dừa sáp" của người con đất Trà Vinh

Bạch Cúc - Thanh Sơn |

Với mong muốn mang sản phẩm Dừa sáp Cầu Kè đến gần với nhiều người, ý tưởng khởi nghiệp từ trái dừa sáp ra đời. "Dừa sáp cách tân" là cái tên mà người con huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đặt cho đứa con tinh thần của mình, cũng là sự tươi mới về ngoại hình của món đặc sản nức tiếng này.

“Dừa sáp” được biết đến là một trong những đặc sản nức tiếng của huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Mới đây, loại đặc sản này vừa khoác lên mình một diện mạo mới, đẹp hơn, bắt mắt hơn. Đây chính là ý tưởng khởi nghiệp của chàng trai 25 tuổi.
“Dừa sáp” được biết đến là một trong những đặc sản nổi tiếng của huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Mới đây, loại đặc sản này vừa khoác lên mình một diện mạo mới, đẹp hơn, bắt mắt hơn từ ý tưởng khởi nghiệp của chàng trai 25 tuổi, vốn xuất thân từ sinh viên ngành Công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ. Câu chuyện khởi nghiệp từ quả dừa sáp ra đời.
Anh Nguyễn Hải Âu (cựu sinh viên Trường Đại học Cần Thơ) đã đồng hành cùng người bạn của mình bước đầu khởi nghiệp với loại đặc sản này. Anh chia sẻ: "Từ lâu, ở huyện Cầu Kè có một loại đặc sản được nhiều người biết đến là dừa sáp. Nhưng đa phần được người nông dân mua bán ở dạng thô, không qua bất kì giai đoạn gia công nào. Đặc biệt, khi đưa đến tay người tiêu dùng thì gây khó khăn trong cách xử lý, phải dùng nhiều lực để đập quả dừa ra. Từ khó khăn đó, tôi suy nghĩ ra cách thiết kế một nắp bật cho quả dừa sáp và gia công với mẫu mã đẹp hơn để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận. "Dừa sáp cách tân" là tên gọi mà tôi dành cho đứa con tinh thần của mình".
Lấy ý tưởng từ quả dừa đốt, Nguyễn Hải Âu đã cùng bạn mình sáng tạo thêm phần nắp bật cho quả dừa để người tiêu dùng dễ dàng sử dụng. Vì muốn giữ gìn cũng như phát huy danh tiếng của nơi dầu tiên mà quả dừa sáp xuất hiện ở Việt Nam, anh chọn "Dừa sáp Cầu Kè" là dòng chữ trên logo sản phẩm.
Về cơ bản thì việc tạo nên thành phẩm dừa sáp không quá phức tạp, từ một quả dừa bình thường tiến hành lột vỏ, gọt thô, cẩn thận để lại phần chân đế và đánh bóng phần phía trên trái dừa, khâu sau cùng gia công phần logo và nắp bật.  Nghe qua có vẻ đơn giản nhưng để cho ra một trái dừa sáp mang thương hiệu dừa sáp Cầu Kè thì đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế và kinh nghiệm của từng khâu
Về cơ bản thì việc tạo nên thành phẩm dừa sáp không quá phức tạp, từ một quả dừa bình thường tiến hành lột vỏ, gọt thô, cẩn thận để lại phần chân đế và đánh bóng phần phía trên trái dừa, khâu sau cùng gia công phần logo và nắp bật.  Nghe qua có vẻ đơn giản nhưng để cho ra một trái dừa sáp mang thương hiệu dừa sáp Cầu Kè thì đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế và kinh nghiệm của từng khâu
Về cơ bản thì việc tạo nên thành phẩm dừa sáp không quá phức tạp, tiến hành lột vỏ, gọt thô, cẩn thận để lại phần chân đế và đánh bóng phần phía trên trái dừa, khâu sau cùng gia công phần logo và nắp bật.
Khâu thẩm mỹ cũng rất quan trọng, trái dừa phải có hình dáng đẹp, dễ sử dụng thì người tiêu dùng sẽ cảm nhận trái dừa một cách ngon hơn.
"Khâu thẩm mỹ cũng rất quan trọng, trái dừa phải có hình dáng đẹp, dễ sử dụng thì khi đến tay người tiêu dùng, họ sẽ cảm nhận trái dừa một cách ngon hơn", anh Hải Âu chia sẻ.
Bước đầu khởi nghiệp, khó khăn là điều không tránh khỏi, từ việc hiểu biết về loại dừa sáp đến khâu chọn lựa những quả dừa sao cho đạt chất lượng rồi tiến hành gia công, đóng gói.
Đến nay, những quả dừa sáp Cầu Kè này khoác lên màu áo mới đầy tinh xảo và bắt mắt.
Anh Hải Âu cho biết thêm: "Hiện tại dừa sáp cách tân của chúng tôi phát triển chủ yếu ở quy mô gia đình. Ngày đầu tiên mở bán cho đến hiện tại thì phản ứng của khách hàng khá tốt và hài lòng về sản phẩm, không chỉ hương vị thơm ngon đặc trưng mà còn mang lại cảm giác mới mẻ về mẫu mã từ loại đặc sản này. Tùy theo mùa vụ mà giá thành dao động khác nhau, hiện tại thì sản phẩm của chúng tôi có giá là 200.000 đồng/sản phẩm".
Hiện tại, quy mô khách hàng còn nhỏ, nên chủ yếu anh Hải Âu tự thu mua nguyên liệu, tự gia công và gửi tận tay đến khách hàng. Khi số lượng đơn hàng đủ lớn, anh sẽ tiến hành xây dựng xưởng và tự chủ về khâu gia công. Cùng với đó là việc cải tiến mẫu mã để không chỉ thưởng thức quả dừa sáp mà gáo dừa còn được ứng dụng và làm đẹp cho không gian sống.
Với cái tâm của người con muốn đem lại giá trị cho quê hương, xứ sở, rồi mai đây nơi đây chắc hẳn sẽ có thêm những câu chuyện khởi nghiệp đầy sáng tạo với dừa, với đặc sản “tuy quen mà lạ” này.
Với cái tâm của người con muốn đem lại giá trị cho quê hương, xứ sở, rồi mai này nơi đây chắc hẳn sẽ có thêm những câu chuyện khởi nghiệp đầy sáng tạo với dừa, với đặc sản “tuy quen mà lạ” này.
Bạch Cúc - Thanh Sơn
TIN LIÊN QUAN

LD 21038: Người mẹ nghèo ở mé sông 32 năm nuôi con tật nguyền

NHÓM PV |

Suốt 32 năm qua, bà Phan Thị Nén (64 tuổi, ngụ tại Ấp Trương Công Nhật, xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng) vẫn ròng rã chăm lo cho người con tật nguyền của mình. Tuy tuổi già sức yếu nhưng hằng ngày bà vẫn ngồi chuốt từng cọng lá dừa để trang trải cuộc sống quá đỗi khó khăn.

Gặp người hơn nửa thế kỷ đam mê với tranh truyền thần ở Cần Thơ

Nhóm PV |

Theo năm tháng, người "thợ vẽ" Phan Há (Cần Thơ) vẫn cần mẫn, say sưa bên cây bút, bột than và giấy để tạo nên những bức vẽ truyền thần. Dù đã qua qua giai đoạn hoàng kim và đang đứng trước nguy cơ mai một nhưng người thợ vẽ tài ba này vẫn bám trụ với nghề như một cách để giữ lại nét hồn xưa của một thời "vang bóng".

Nghệ nhân khiếm khuyết ở An Giang với câu chuyện vươn lên từ "gáo dừa"

Nhóm PV |

Những chiếc gáo dừa thô sơ tưởng chừng như bỏ đi nay trở thành tác phẩm mỹ nghệ đẹp mắt và đầy tinh xảo. Đó là nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của anh Dương Quý Nghĩa (An Giang), một người bị mắc chứng teo cơ chân từ nhỏ. Nhưng đằng sau những chiếc gáo dừa cũ kỹ ấy là một ý chí vươn lên, một nghị lực phi thường.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

LD 21038: Người mẹ nghèo ở mé sông 32 năm nuôi con tật nguyền

NHÓM PV |

Suốt 32 năm qua, bà Phan Thị Nén (64 tuổi, ngụ tại Ấp Trương Công Nhật, xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng) vẫn ròng rã chăm lo cho người con tật nguyền của mình. Tuy tuổi già sức yếu nhưng hằng ngày bà vẫn ngồi chuốt từng cọng lá dừa để trang trải cuộc sống quá đỗi khó khăn.

Gặp người hơn nửa thế kỷ đam mê với tranh truyền thần ở Cần Thơ

Nhóm PV |

Theo năm tháng, người "thợ vẽ" Phan Há (Cần Thơ) vẫn cần mẫn, say sưa bên cây bút, bột than và giấy để tạo nên những bức vẽ truyền thần. Dù đã qua qua giai đoạn hoàng kim và đang đứng trước nguy cơ mai một nhưng người thợ vẽ tài ba này vẫn bám trụ với nghề như một cách để giữ lại nét hồn xưa của một thời "vang bóng".

Nghệ nhân khiếm khuyết ở An Giang với câu chuyện vươn lên từ "gáo dừa"

Nhóm PV |

Những chiếc gáo dừa thô sơ tưởng chừng như bỏ đi nay trở thành tác phẩm mỹ nghệ đẹp mắt và đầy tinh xảo. Đó là nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của anh Dương Quý Nghĩa (An Giang), một người bị mắc chứng teo cơ chân từ nhỏ. Nhưng đằng sau những chiếc gáo dừa cũ kỹ ấy là một ý chí vươn lên, một nghị lực phi thường.