Trăm năm "giữ lửa", làng đúc đồng An Hội hối hả vào vụ Tết

NGUYỄN HUY |

Còn hơn tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, vào thời gian này, những người thợ và nghệ nhân làng đúc đồng An Hội (quận Gò Vấp, TPHCM) đang tất bật với công việc để cho ra lò những sản phẩm phục vụ Tết.

Ra đời từ khoảng cuối thế kỷ 19, làng đúc đồng An Hội (quận Gò Vấp, TPHCM) nổi tiếng gần xa với những sản phẩm tinh xảo, mang giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ. Tuy nhiên, sau bao thăng trầm của lịch sử, ngày nay làng đúc đồng An Hội chỉ còn lại 5 lò đang hoạt động.
Đồ đồng An Hội được nhiều người ưa chuộng bởi hình dáng trang nghiêm, cổ kính, giữ được màu, càng lau chùi càng bóng. Mỗi bộ lư đồng ở đây có giá dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng (tuỳ kích cỡ và độ tinh xảo).
Theo những bậc lão niên tại làng nghề An Hội, nghề làm đồ đồng khá vất vả bởi phải qua nhiều công đoạn, tất cả lại được làm thủ công nên đòi hỏi người thợ không chỉ có kỹ thuật cao mà còn phải kiên trì, khéo léo và tỉ mỉ. Mỗi thợ thường chỉ đảm nhiệm một công đoạn.
Bắt đầu là làm khuôn ruột bằng đất sét tốt, không lẫn cát. Loại đất đáp ứng yêu cầu này thường được đặt mua từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, đem cán nhuyễn, sàng lọc thành bột trộn với tro trấu giã nhuyễn.
Tiếp theo là công đoạn đúc khuôn sáp bằng vật liệu sáp ong trộn với sáp đèn cầy - một công đoạn đòi hỏi người có tay nghề cao bởi khuôn sáp tạo dáng thế nào thì bộ lư đồng sau khi nung sẽ có hình dạng như thế ấy.
Công đoạn thứ ba là bao bọc 2 lớp đất sét giã nhuyễn bên ngoài khuôn sáp, loại đất này nhất thiết phải được rây thật mịn để sản phẩm sau khi đúc không bị rỗ mặt.
Sau khi phơi khô khuôn (thường phải mất từ 7 đến 10 ngày), người ta cho đổ đồng đã nóng chảy vào (đồng chỉ được nấu vào ban đêm). Riêng khâu này đòi hỏi thợ giỏi, nhiều kinh nghiệm vì phải canh thời gian rất kỹ, phối hợp ăn ý giữa thợ móc khuôn từ hầm nung và thợ múc đồng từ chảo đổ vào khuôn.
Cuối cùng là đập bỏ khuôn đất để chuyển sang khâu làm nguội, gồm các công đoạn mài giũa, chạm khắc hoa văn và đánh bóng.
Tháng cuối năm trước Tết Nguyên đán là thời điểm các lò đúc đồng hoạt động hết công suất. Mỗi lò có trên dưới chục người, tất bật làm việc cả ngày lẫn đêm. Tiếng chạm trổ, đập khuôn,… trở thành những âm thanh quen thuộc đặc trưng của làng nghề lư đồng thủ công An Hội.
Tuy hiện nay một số khâu đã có máy móc hỗ trợ nhưng đa số các công đoạn đều được nghệ nhân làng An Hội làm bằng tay, đảm bảo ra đời sản phẩm lư đồng thủ công truyền thống.
Một chủ cơ sở đúc đồng ở làng An Hội cho biết: "Trung bình mỗi lò ở đây bán ra 100 bộ lư/tháng. Riêng những tháng giáp Tết, con số này tăng gấp đôi, gấp ba, tức khoảng 200 – 300 bộ/tháng. Giá cả tùy vào độ công phu và kích cỡ mà dao động từ 2 triệu đến chục triệu đồng/bộ".
Nhiều người tiêu dùng từ các tỉnh xa đã lặn lội tìm đến An Hội để mua lư đồng. Theo họ, sản phẩm đồ đồng thủ công ở đây có màu vàng ánh đặc trưng, dễ phân biệt với đồ đồng công nghiệp, đặc biệt càng lau chùi càng bóng, các họa tiết tinh xảo và có cái hồn.
NGUYỄN HUY
TIN LIÊN QUAN

40 năm ''giữ lửa'', làng nghề rèn Vân Ngoại hối hả ngày cận Tết

LAN NHƯ-PHƯƠNG NGA |

Hiện nay nghề rèn thủ công ở nhiều nơi đang dần mai một, những người theo nghề còn lại chẳng được bao nhiêu. Thế nhưng tại làng Vân Ngoại, xã Hồng Tiến (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) những lò rèn vẫn ngày đêm “đỏ lửa”.

Hà Nội: Người dân làng nghề may trăm tuổi lo mất nghề mưu sinh

Cao Nguyên - Tùng Giang |

Những năm gần đây, làng nghề may ở Cổ Nhuế phát triển mạnh. Tuy nhiên trong thời gian tới, nhiều hộ dân thuộc phường Cổ Nhuế 2 (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đứng trước nguy cơ mất việc làm và mai một nghề may truyền thống.

Tuyệt tác đúc đồng xứ Huế

Phóng sự của thái hoàng |

Nằm bên bờ Nam sông Hương, cách kinh thành Huế chừng 3 cây số về phía Tây Nam có một làng nghề đúc đồng truyền thống lừng danh. Đó chính là Phường Đúc, nơi đúc nên những tuyệt tác đồ đồng được công nhận là bảo vật quốc gia có một không hai của Việt Nam.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

40 năm ''giữ lửa'', làng nghề rèn Vân Ngoại hối hả ngày cận Tết

LAN NHƯ-PHƯƠNG NGA |

Hiện nay nghề rèn thủ công ở nhiều nơi đang dần mai một, những người theo nghề còn lại chẳng được bao nhiêu. Thế nhưng tại làng Vân Ngoại, xã Hồng Tiến (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) những lò rèn vẫn ngày đêm “đỏ lửa”.

Hà Nội: Người dân làng nghề may trăm tuổi lo mất nghề mưu sinh

Cao Nguyên - Tùng Giang |

Những năm gần đây, làng nghề may ở Cổ Nhuế phát triển mạnh. Tuy nhiên trong thời gian tới, nhiều hộ dân thuộc phường Cổ Nhuế 2 (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đứng trước nguy cơ mất việc làm và mai một nghề may truyền thống.

Tuyệt tác đúc đồng xứ Huế

Phóng sự của thái hoàng |

Nằm bên bờ Nam sông Hương, cách kinh thành Huế chừng 3 cây số về phía Tây Nam có một làng nghề đúc đồng truyền thống lừng danh. Đó chính là Phường Đúc, nơi đúc nên những tuyệt tác đồ đồng được công nhận là bảo vật quốc gia có một không hai của Việt Nam.