Thu nhập cao từ cây lục bình trôi dạt trên sông

NGUYÊN ANH |

Nghề sản xuất và kinh doanh từ cây lục bình ở xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) được hình thành từ năm 2005. Cây lục bình trở thành một loại cây đã góp phần đem lại nguồn thu nhập đáng kể và cải thiện cuộc sống của nhiều hộ dân tại địa phương.

Lục bình là một trong những loài thủy sinh mọc hoang khắp vùng kênh rạch miền Tây. Từ loại cây chỉ dùng để làm phân bón hoặc làm thức ăn cho vật nuôi giờ đây lục bình hoang dã đã mang đến tên tuổi cho 1 làng quê.
Lục bình là một trong những loài thủy sinh mọc hoang khắp vùng kênh rạch miền Tây. Từ loại cây chỉ dùng để làm phân bón hoặc làm thức ăn cho vật nuôi giờ đây lục bình hoang dã đã mang đến tên tuổi cho 1 làng quê.
Cuối năm 2013, làng nghề Lục Bình Vĩnh Hòa Hưng Bắc được công nhận điều đó đã góp sức vào việc bảo tồn phát triển làng nghề cũng như nét văn hóa đặc sắc nơi đây. Đầu năm 2014 nghề sản xuất cây lục bình được sự hỗ trợ của nhiều ban ngành cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp tư nhân cùng nhiều hộ dân tham gia sản xuất kinh doanh.
Cuối năm 2013, làng nghề Lục Bình Vĩnh Hòa Hưng Bắc được công nhận điều đó đã góp sức vào việc bảo tồn phát triển làng nghề cũng như nét văn hóa đặc sắc nơi đây. Đầu năm 2014 nghề sản xuất cây lục bình được sự hỗ trợ của nhiều ban ngành cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp tư nhân cùng nhiều hộ dân tham gia sản xuất kinh doanh.
Đến thăm hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Thuận Phát, đan lục bình là nghề đang rất “thịnh” của vùng quê này. Bình quân mỗi tháng hợp tác xã Thuận Phát xuất bán các sản phẩm cho nhiều công ty thu mua và mang về khoảng 300 triệu đồng chia lại cho các thành viên, chi trả nguồn nhân công và nguyên liệu.
Đến thăm hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Thuận Phát, đan lục bình là nghề đang rất “thịnh” của vùng quê này. Bình quân mỗi tháng hợp tác xã Thuận Phát xuất bán các sản phẩm cho nhiều công ty thu mua và mang về khoảng 300 triệu đồng chia lại cho các thành viên, chi trả nguồn nhân công và nguyên liệu.
Nghề đan lát lục bình không quá vất vả nên người già, trẻ nhỏ có thể làm được. Bà Nguyễn Thị Nghé (56 tuổi), ngụ ấp 6, xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc cho biết: “Lúc rảnh rỗi tôi cũng đan được vài sản phẩm, kiếm thêm khoảng 70.000 đồng cũng đỡ tiền mắm, muối trong nhà. Lớn tuổi không lao động nặng được nhưng có nghề này thì đỡ biết bao nhiêu”.
Nghề đan lát lục bình không quá vất vả nên người già, trẻ nhỏ có thể làm được. Bà Nguyễn Thị Nghé (56 tuổi), ngụ ấp 6, xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc cho biết: “Lúc rảnh rỗi tôi cũng đan được vài sản phẩm, kiếm thêm khoảng 70.000 đồng cũng đỡ tiền mắm, muối trong nhà. Lớn tuổi không lao động nặng được nhưng có nghề này thì đỡ biết bao nhiêu”.
Trước đây, đời sống của chị em phụ nữ còn rất nhiều khó khăn sau khi hết mùa vụ nhưng nhờ nghề đan lục bình đã đem lại triển vọng phát triển mới, giải quyết cái khó về nguồn lao động nhàn rỗi.
Trước đây, đời sống của chị em phụ nữ còn rất nhiều khó khăn sau khi hết mùa vụ nhưng nhờ nghề đan lục bình đã đem lại triển vọng phát triển mới, giải quyết cái khó về nguồn lao động nhàn rỗi.
Những năm qua, địa phương chú trọng phát triển làng nghề đan lục bình và đã đạt nhiều kết quả tích cực. Hiện nay, trong xã đã giải quyết công ăn việc làm cho hơn 200 thành viên nhận gia công cho hợp tác xã, 8 hộ đã thoát nghèo trong 5 năm trở lại đây, riêng 2019 đã có 2 hộ thoát nghèo và 3 hộ thoát cận nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 của xã là 2,81%, giảm 0,94% so năm 2018.
Những năm qua, địa phương chú trọng phát triển làng nghề đan lục bình và đã đạt nhiều kết quả tích cực. Hiện nay, trong xã đã giải quyết công ăn việc làm cho hơn 200 thành viên nhận gia công cho hợp tác xã, 8 hộ đã thoát nghèo trong 5 năm trở lại đây, riêng 2019 đã có 2 hộ thoát nghèo và 3 hộ thoát cận nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 của xã là 2,81%, giảm 0,94% so năm 2018.
Ông Nguyễn Thanh Bạch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao (Kiên Giang) cho biết: “Cây lục bình tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Nhân công thu nhập khá từ nghề này và họ được tập huấn làm theo quy trình các khâu bài bản. Đây cũng là mô hình kinh tế tiêu biểu, điểm sáng góp phần xây dựng nông thôn mới cho huyện Gò Quao, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững”.
Ông Nguyễn Thanh Bạch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao (Kiên Giang) cho biết: “Cây lục bình tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Nhân công thu nhập khá từ nghề này và họ được tập huấn làm theo quy trình các khâu bài bản. Đây cũng là mô hình kinh tế tiêu biểu, điểm sáng góp phần xây dựng nông thôn mới cho huyện Gò Quao, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững”.
Ông Nguyễn Thanh Bạch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao (Kiên Giang) cho biết: “Cây lục bình tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Nhân công thu nhập khá từ nghề này và họ được tập huấn làm theo quy trình các khâu bài bản. Đây cũng là mô hình kinh tế tiêu biểu, điểm sáng góp phần xây dựng nông thôn mới cho huyện Gò Quao, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững”.
Không sống bằng nghề đan nhưng lại gắn bó với việc nuôi cây lục bình hơn 10 năm qua, chị Nguyễn Thị Triều cho biết: “Tôi thuê mặt nước rào nuôi lục bình, mỗi ngày mình đi cắt lục bình tươi, rồi đem phơi. Nếu giá bán đều đều như hiện nay thì thu nhập của tôi khá lắm, khoảng 500 ngàn/ngày”.
Không sống bằng nghề đan nhưng lại gắn bó với việc nuôi cây lục bình hơn 10 năm qua, chị Nguyễn Thị Triều cho biết: “Tôi thuê mặt nước rào nuôi lục bình, mỗi ngày mình đi cắt lục bình tươi, rồi đem phơi. Nếu giá bán đều đều như hiện nay thì thu nhập của tôi khá lắm, khoảng 500 ngàn/ngày”.
Nghề thủ công đan lục bình đã trở thành thương hiệu nổi bật, cây lục bình được xem là thế mạnh phát triển được nhiều người biết đến của vùng đất Kiên Giang. Nếu so sánh, làm nghề đan, bán lục bình mỗi năm gấp 3 lần sản xuất nông nghiệp.
Nghề thủ công đan lục bình đã trở thành thương hiệu nổi bật, cây lục bình được xem là thế mạnh phát triển được nhiều người biết đến của vùng đất Kiên Giang. Nếu so sánh, làm nghề đan, bán lục bình mỗi năm gấp 3 lần sản xuất nông nghiệp.
Nghề thủ công đan lục bình đã trở thành thương hiệu nổi bật, cây lục bình được xem là thế mạnh phát triển được nhiều người biết đến của vùng đất Kiên Giang. Nếu so sánh, làm nghề đan, bán lục bình mỗi năm gấp 3 lần sản xuất nông nghiệp.
Chị Trần Thị Thu Ngân, Giám đốc hợp tác xã thủ công mỹ nghệ Thuận Phát cho biết: “Các sản phẩm này không chỉ bán trong nước mà còn xuất đi các nước Châu Á Châu Âu vì tính năng thân thiện môi trường lại khá thẩm mỹ nên càng phải yêu cầu cao”.
Chị Trần Thị Thu Ngân, Giám đốc hợp tác xã thủ công mỹ nghệ Thuận Phát cho biết: “Các sản phẩm này không chỉ bán trong nước mà còn xuất đi các nước Châu Á, Châu Âu vì tính năng thân thiện môi trường lại khá thẩm mỹ nên càng phải yêu cầu cao”.
Trước kia, lục bình trên sông nhiều đến mức cản trở xuồng ghe lưu thông nên người dân phải dọn dẹp, phá bỏ. Giờ đây, người dân xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc đã thay áo mới cho vùng quê này bằng chính loại cây dân dã nhưng không còn trôi dạt trên sông. Bước đi lâu dài mà địa phương đang hướng tới là gắn kết với du lịch nhằm giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước về các sản phẩm từ lục bình, đồng thời quảng bá cho khách du lịch đến miền Tây sông nước và vùng đất Kiên Giang.
Trước kia, lục bình trên sông nhiều đến mức cản trở xuồng ghe lưu thông nên người dân phải dọn dẹp, phá bỏ. Giờ đây, người dân xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc đã thay áo mới cho vùng quê này bằng chính loại cây dân dã nhưng không còn trôi dạt trên sông. Bước đi lâu dài mà địa phương đang hướng tới là gắn kết với du lịch nhằm giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước về các sản phẩm từ lục bình, đồng thời quảng bá cho khách du lịch đến miền Tây sông nước và vùng đất Kiên Giang.
NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

“Chị Thoa lục bình” nặng lòng với vùng quê nghèo khó

NGUYÊN ANH - TRẦN ANH |

Đến ấp Ruộng Sạ 2, xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận hỏi “chị Thoa lục bình”, bà con nơi đây ai cũng biết. Không chỉ đem lại công ăn việc làm cho bà con mà chị còn là người sống đầy nghĩa tình, nặng lòng với vùng quê của mình.

Làng nghề lồng đèn đìu hiu, làm cầm chừng nghe ngóng dịch bệnh

Ngọc Lê |

Làng nghề lồng đèn Phú Bình (Quận 11, TPHCM) đìu hiu, vắng khách ghé mua so với mọi năm, do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Không khí tất bật làm bánh trạng đón Tết Đoan Ngọ ở làng nghề trăm tuổi

NGUYÊN ANH |

Những ngày đầu tháng 5 âm lịch, không khí nhộn nhịp của làng nghề làm bánh trạng “Trao Tráo” trước thềm Tết Đoan Ngọ khiến ai cũng nôn nao. Nghề bà truyền cháu, cứ thế tồn tại và phát triển hơn trăm năm qua ở ấp Trao Tráo, xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

“Chị Thoa lục bình” nặng lòng với vùng quê nghèo khó

NGUYÊN ANH - TRẦN ANH |

Đến ấp Ruộng Sạ 2, xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận hỏi “chị Thoa lục bình”, bà con nơi đây ai cũng biết. Không chỉ đem lại công ăn việc làm cho bà con mà chị còn là người sống đầy nghĩa tình, nặng lòng với vùng quê của mình.

Làng nghề lồng đèn đìu hiu, làm cầm chừng nghe ngóng dịch bệnh

Ngọc Lê |

Làng nghề lồng đèn Phú Bình (Quận 11, TPHCM) đìu hiu, vắng khách ghé mua so với mọi năm, do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Không khí tất bật làm bánh trạng đón Tết Đoan Ngọ ở làng nghề trăm tuổi

NGUYÊN ANH |

Những ngày đầu tháng 5 âm lịch, không khí nhộn nhịp của làng nghề làm bánh trạng “Trao Tráo” trước thềm Tết Đoan Ngọ khiến ai cũng nôn nao. Nghề bà truyền cháu, cứ thế tồn tại và phát triển hơn trăm năm qua ở ấp Trao Tráo, xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.