Theo chân những người lội bùn tái sinh rừng phòng hộ ven biển Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Sóc Trăng có diện tích rừng phòng hộ ven biển trên 6.788 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Cù Lao Dung, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Nhận thức được tầm quan trọng của rừng, những năm qua tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm khôi phục và bảo vệ rừng. Trong đó chú trọng công tác trồng mới gắn với chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ.

Trồng rừng phòng hộ ở Sóc Trăng được thực hiện quanh năm. Lực lượng chủ yếu là kiểm lâm, đoàn viên, thanh niên, đặc biệt là thành viên các tổ cộng đồng bảo vệ rừng ven biển.
Trồng rừng phòng hộ ở Sóc Trăng được thực hiện quanh năm. Lực lượng chủ yếu là kiểm lâm, đoàn viên, thanh niên, đặc biệt là thành viên các tổ cộng đồng bảo vệ rừng ven biển.
Đều đặn mỗi ngày, các thành viên của Tổ trồng rừng xã Lạc Hòa (Vĩnh Châu, Sóc Trăng) vượt qua khoảng 3km lớp bùn lầy lún hơn nửa gối người để mang cây con ra bãi bồi để trồng.
Đều đặn mỗi ngày, các thành viên của Tổ trồng rừng xã Lạc Hòa (Vĩnh Châu, Sóc Trăng) vượt qua khoảng 3km lớp bùn lầy lún hơn nửa gối, mang cây con ra bãi bồi để trồng.
Bà con sử dụng phao nổi để chở cây đến điểm tập kết lúc nước còn đầy.
Tận dụng thời điểm nước còn đầy, người dân sử dụng phao nổi để chở cây đến điểm tập kết.
Sau đó chờ đến nước rút thì tiến hành trồng.
Sau đó chờ đến lúc nước rút thì tiến hành trồng rừng.
Thời gian trồng chỉ khoảng vài tiếng đồng hồ. Khi nước dâng thì công việc này kết thúc.
Việc trồng rừng phải thực hiện khẩn trương. Thời gian trồng chỉ khoảng vài tiếng đồng hồ, khi nước dâng thì công việc này kết thúc.
Ông Sơn Túp ở xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) năm nay đã ngoài 60 tuổi. Ông đã dành 1/3 cuộc đời để gắn liền với những vạt rừng ven biển. Ông Sơn Túp cho biết” khoảng 20 năm trước, vùng bãi bồi Lạc Hòa này chỉ toàn là bùn đất kéo dài từ mé biển lên hàng cây số. Cây rừng thưa thớt, hầu như không có sinh vật nào sống được. Rồi chính quyền địa phương triển khai chương trình trồng rừng ngập mặn ven biển, ông đã tham gia cho đến ngày nay”
Ông Sơn Túp ở xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cho biết: "20 năm trước, vùng bãi bồi Lạc Hòa này chỉ toàn là bùn đất kéo dài từ mé biển lên hàng cây số. Cây rừng thưa thớt, hầu như không có sinh vật nào sống được. Rồi chính quyền địa phương triển khai chương trình trồng rừng ngập mặn ven biển, tôi đã tham gia cho đến ngày nay”.
Mọi người chia nhau từng công đoạn từ đào hố đặt cây xuống bùn đến cắm cột tre, buộc dây để cho cây vững.
Mọi người chia nhau từng công đoạn, từ đào hố đặt cây xuống bùn đến cắm cột tre, buộc dây để cho cây vững.
4,5 tháng trước khi tiến hành trồng, các thành viên của Tổ sẽ tiến hành đóng hàng rào tre để giảm sóng đánh trực tiếp vào thân cây con cũng như giữ phù sa ở lại.
Khoảng 4 - 5 tháng trước khi tiến hành trồng, các thành viên của Tổ sẽ tiến hành đóng hàng rào tre để giảm sóng đánh trực tiếp vào thân cây con cũng như giữ phù sa ở lại.
Những ngày đầu của chương trình trồng rừng phòng hộ ven biển Sóc Trăng, ông Kim Nạng ở Xã Lạc Hòa (Vĩnh Châu, Sóc Trăng) đã có mặt trên các bãi bồi bất kể ngày nắng hay mưa. Ban đầu, ông nhận trồng đơn lẻ rồi tập hợp mọi người thành từng đội, đứng ra hợp đồng trồng rừng. Suốt mấy chục năm qua, ông và đồng đội đã giúp cho những cánh rừng phòng hộ ven biển Sóc Trăng ngày một nhiều hơn, góp phần bảo vệ cuộc sống của những vùng đất ngập nước ven biển.
Những ngày đầu của chương trình trồng rừng phòng hộ ven biển Sóc Trăng, ông Kim Nạng ở Xã Lạc Hòa (Vĩnh Châu, Sóc Trăng) đã có mặt trên các bãi bồi bất kể ngày nắng hay mưa. Ban đầu, ông nhận trồng đơn lẻ rồi tập hợp mọi người thành từng đội, đứng ra hợp đồng trồng rừng. Suốt mấy chục năm qua, ông và đồng đội đã giúp cho những cánh rừng phòng hộ ven biển Sóc Trăng ngày một nhiều hơn, góp phần bảo vệ cuộc sống của những vùng đất ngập nước ven biển.
Ông Kim Nạng cho biết: “Mình trồng rừng là để lại cho con cháu về sau hưởng thụ lợi ích. Bởi trồng rừng vững đất, có rừng mới có nguồn lợi tự nhiên. Rừng ngăn sóng biển đánh vào đất liền, bảo vệ vùng đệm bên trong để bà con sản xuất”.
Ông Kim Nạng cho biết: “Mình trồng rừng là để lại cho con cháu về sau hưởng thụ lợi ích. Bởi trồng rừng vững đất, có rừng mới có nguồn lợi tự nhiên. Rừng ngăn sóng biển đánh vào đất liền, bảo vệ vùng đệm bên trong để bà con sản xuất”.
Nhiều năm qua, hàng trăm ha rừng phòng hộ đã được trồng mới thông qua các chương trình, dự án. Trong đó có Dự án Forest Symphony (thuộc chương trình Hạnh Phúc Xanh do Quỹ Sống bền vững triển khai) thực hiện chiến dịch “Trồng rừng vững đất” với mục tiêu trồng 50 ha rừng ngập mặn - 220.000 cây trong vòng 5 năm.
Nhiều năm qua, hàng trăm ha rừng phòng hộ đã được trồng mới thông qua các chương trình, dự án. Trong đó có Dự án Forest Symphony (thuộc chương trình Hạnh Phúc Xanh do Quỹ Sống bền vững triển khai) thực hiện chiến dịch “Trồng rừng vững đất” với mục tiêu trồng 50 ha rừng ngập mặn - 220.000 cây trong vòng 5 năm.
Từ năm 2021 - 2022, hơn 81.400 cây Mấm, Bần đã được chương trình Hạnh Phúc Xanh triển khai trồng.
Từ năm 2021 - 2022, hơn 81.400 cây mắm, cây bần đã được chương trình Hạnh Phúc Xanh triển khai trồng.
Bên cạnh đó, chương trình vẫn tiếp tục duy trì chăm sóc, giám sát và bảo vệ 18,5ha rừng cũ, đồng thời tuyên truyền, giáo dục nhận thức cộng đồng địa phương trong việc trồng và bảo vệ rừng ngập mặn.
Bên cạnh đó, chương trình vẫn tiếp tục duy trì chăm sóc, giám sát và bảo vệ 18,5 ha rừng cũ, đồng thời tuyên truyền, giáo dục nhận thức cộng đồng địa phương trong việc trồng và bảo vệ rừng ngập mặn.
Những cánh rừng phòng hộ ven biển Sóc Trăng cứ ngày một dày hơn và vươn dài ra phía biển.
Những cánh rừng phòng hộ ven biển Sóc Trăng cứ ngày một dày hơn và vươn dài ra phía biển.
Rừng  thành những bức tường xanh che chở cho đất liền trước thiên tai, sóng giữ, mang lại cuộc sống bình yên, sung túc cho người dân ...
Rừng thành những bức tường xanh che chở cho đất liền trước thiên tai, sóng giữ, mang lại cuộc sống bình yên, sung túc cho người dân ...
PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Lướt ván trên bùn mưu sinh ở bãi bồi ven biển Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Nhiều ngư dân ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) đã sử dụng những tấm ván gỗ ghép lại với nhau tạo thành phương tiện mưu sinh trên những bãi bồi ven biển. Dùng ván lướt trên bùn để bắt cá, cua, sò... vừa mang lại thu nhập vừa trở thành nghề đặc trưng ở miền biển này.

Những "lão tướng" trồng rừng ở Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Những cánh rừng phòng hộ ven biển tỉnh Sóc Trăng cứ vươn dài trở thành triền đê xanh che chở cho vùng đệm bên trong, tạo sinh kế cho người dân sinh sống dưới tán rừng. Để có được màu xanh như hôm nay, đã có những lão nông gắn bó gần cả cuộc đời với công việc trồng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển quê hương.

20 năm vẫn cần mẫn trồng rừng, hiệu quả từ việc bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng

Phương Anh |

Sóc Trăng có diện tích rừng phòng hộ ven biển trên 6.788 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Cù Lao Dung, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Trong những năm qua diện tích rừng không ngừng phát triển, vì vậy ngoài công tác quản lý của các ngành chức năng thì các tổ, nhóm quản lý rừng dựa vào cộng đồng cũng phát huy vai trò quan trọng trong việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng phòng hộ.

Choáng ngợp trước vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam trên phim bom tấn Mỹ

HOÀNG HUÊ (Hình ảnh do nhà sản xuất phim cung cấp) |

Vịnh Hạ Long, Ninh Bình, Quảng Bình... là những địa danh nổi tiếng của Việt Nam, từng nhiều lần được lấy làm bối cảnh xuất hiện trong phim Mỹ.

Bão số 4 đi vào Biển Đông gây ra hình thái thời tiết nguy hiểm như thế nào?

MINH HÀ |

Thông tin mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 19h ngày 5.10, vị trí tâm bão số 4 (Koinu) ở vào khoảng 22 độ vĩ bắc; 119,2 độ kinh đông, trên vùng biển phía đông bắc của khu vực bắc Biển Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 560km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15.

Bộ Thông tin và Truyền thông đang làm rõ thêm vi phạm của tài khoản Facebook Vo Quoc

KHÁNH AN |

Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) cho biết, đang xác minh, làm rõ thêm nội dung vi phạm của tài khoản Facebook Vo Quoc.

Cháy lớn nhà xưởng ở Hà Nội, người dân hỗ trợ dập lửa, "cứu" hàng hoá

Nhóm PV |

Tối ngày 5.10, tại xã La Phù, Hoài Đức, Hà Nội đã xảy ra vụ cháy lớn tại một nhà xưởng. Hiện tại, lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục khống chế đám cháy.

Lập "danh sách đen" nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật

ĐÔNG DU |

Cơ quan chức năng sẽ có những biện pháp xử lí nghệ sĩ vi phạm trong việc quảng cáo sản phẩm, cần thiết sẽ đưa vào "danh sách đen" - ông Nguyễn Thanh Hòa - Trưởng phòng Thông tin điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM - cho biết chiều 5.10 trong cuộc họp định kỳ tại Trung tâm báo chí TPHCM.

Lướt ván trên bùn mưu sinh ở bãi bồi ven biển Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Nhiều ngư dân ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) đã sử dụng những tấm ván gỗ ghép lại với nhau tạo thành phương tiện mưu sinh trên những bãi bồi ven biển. Dùng ván lướt trên bùn để bắt cá, cua, sò... vừa mang lại thu nhập vừa trở thành nghề đặc trưng ở miền biển này.

Những "lão tướng" trồng rừng ở Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Những cánh rừng phòng hộ ven biển tỉnh Sóc Trăng cứ vươn dài trở thành triền đê xanh che chở cho vùng đệm bên trong, tạo sinh kế cho người dân sinh sống dưới tán rừng. Để có được màu xanh như hôm nay, đã có những lão nông gắn bó gần cả cuộc đời với công việc trồng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển quê hương.

20 năm vẫn cần mẫn trồng rừng, hiệu quả từ việc bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng

Phương Anh |

Sóc Trăng có diện tích rừng phòng hộ ven biển trên 6.788 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Cù Lao Dung, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Trong những năm qua diện tích rừng không ngừng phát triển, vì vậy ngoài công tác quản lý của các ngành chức năng thì các tổ, nhóm quản lý rừng dựa vào cộng đồng cũng phát huy vai trò quan trọng trong việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng phòng hộ.