Than Quảng Ninh và những đội bóng từng giải thể tại V.League

NGUYỄN ĐĂNG |

VFF đã không cấp phép cho Than Quảng Ninh dự V.League 2022. Với việc đã thanh lý gần hết đội hình, bàn giao công việc cho nhiều nhân viên khác, đội bóng vùng mỏ trước nguy cơ bị xóa sổ trên bản đồ bóng đá Việt Nam.


Than Quảng Ninh: Đội bóng vùng mỏ chính thức dừng hoạt động từ ngày 25.8.2021, sau khi một loạt các cầu thủ gửi đơn kêu cứu vì bị nợ lương, thưởng, lót tay trong gần 2 năm. Đến hôm 28.10, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) chính thức không cấp phép cho Than Quảng Ninh dự V.League 2022 vì không đáp ứng một loạt các tiêu chí, trong đó có tiêu chí về tài chính. Lúc này, câu lạc bộ đã thanh lý gần 30 cầu thủ, các nhân sự khác của công ty cũng được bàn giao công việc... Gần như chắc chắn, Than Quảng Ninh sẽ bị xóa xổ trên bản đồ bóng đá Việt Nam. Ảnh: VPF.
Than Quảng Ninh: Đội bóng vùng mỏ chính thức dừng hoạt động từ ngày 25.8.2021, sau khi một loạt các cầu thủ gửi đơn kêu cứu vì bị nợ lương, thưởng, lót tay trong gần 2 năm. Đến hôm 28.10, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) chính thức không cấp phép cho Than Quảng Ninh dự V.League 2022 vì không đáp ứng một loạt các tiêu chí, trong đó có tiêu chí về tài chính. Lúc này, câu lạc bộ đã thanh lý gần 30 cầu thủ, các nhân sự khác cũng được bàn giao công việc... Than Quảng Ninh trước nguy cơ sẽ bị xóa xổ trên bản đồ bóng đá Việt Nam. Ảnh: VPF
Navibank Sài Gòn: Trước Than Quảng Ninh, bóng đá Việt Nam đã chứng kiến nhiều câu lạc bộ bị xóa sổ. Năm 2012, đội Navibank Sài Gòn tuyên bố dừng hoạt động vì hết kinh phí.  2009, câu lạc bộ bóng đá Quân khu 4 lên V.League, sau đó được bàn giao cho các nhà đầu tư tại TPHCM, đổi tên thành Navibank Sài Gòn. Họ trụ hạng thành công năm 2010 và đầu tư rất mạnh ở V.League 2011, đưa về một loạt ngôi sao như Thế Anh, Tài Em… Năm đó, đội bóng của bầu Thọ vô địch Cúp Quốc gia, giành quyền dự AFC Cup 2012.  Nhưng sau V.League 2012, ông chủ Navibank Sài Gòn bất ngờ tuyên bố ngừng hoạt động, vì hết… kinh phí. Ước tính trong 3 năm ngắn ngủi đá V.League, đội bóng này đã chi ra 300 tỉ đồng.
Navibank Sài Gòn: Trước Than Quảng Ninh, bóng đá Việt Nam đã chứng kiến nhiều câu lạc bộ bị xóa sổ. Năm 2012, đội Navibank Sài Gòn tuyên bố dừng hoạt động vì hết kinh phí. Đội bóng có tiền thân là Quân khu 4, được bàn giao cho các nhà đầu tư tại TPHCM năm 2009, đổi tên thành Navibank Sài Gòn. Họ trụ hạng thành công năm 2010 và đầu tư rất mạnh ở V.League 2011, đưa về một loạt ngôi sao như Thế Anh, Tài Em… Năm đó, đội bóng của bầu Thọ vô địch Cúp Quốc gia, giành quyền dự AFC Cup 2012. Nhưng sau V.League 2012, ông chủ Navibank Sài Gòn bất ngờ tuyên bố ngừng hoạt động, vì hết… kinh phí. Ước tính trong 3 năm ngắn ngủi đá V.League, đội bóng này đã chi ra 300 tỉ đồng. Ảnh: AFC.
Sài Gòn Xuân Thành: Sài Gòn Xuân Thành của bầu Thụy cũng là đội bóng được ông mua lại suất từ đội hạng Nhất Hòa Phát V&V, sau đó đổi tên và đưa vào TPHCM thi đấu. Trong 3 năm, Sài Gòn Xuân Thành đã vô địch hạng Nhất 2011, đứng hạng 3 V.League 2012 và đoạt Cúp Quốc gia 2012. Họ chi ra hàng trăm tỉ đồng để đưa về hàng loạt ngôi sao như Tấn Trường, Phước Tứ, Quang Hải, Huỳnh Kesley…  Tuy nhiên từ cuối năm 2012, bầu Thụy bắt đầu chán bóng, giảm chi phí đầu tư tại V.League 2013. Khi V.League 2013 chỉ còn 2 vòng là kết thúc, bầu Thủy tuyên bố bỏ giải và giải tán Sài Gòn Xuân Thành với lý do bức xúc với án phạt trừ 4 điểm từ Ban kỷ luật VFF.
Sài Gòn Xuân Thành: Sài Gòn Xuân Thành của bầu Thụy có tiền thân là đội hạng Nhất Hòa Phát V&V, được bầu Thụy mua suất vào cuối năm 2010, sau đó đổi tên và đưa vào TPHCM thi đấu. Trong 3 năm, Sài Gòn Xuân Thành đã vô địch hạng Nhất 2011, đứng hạng 3 V.League 2012 và đoạt Cúp Quốc gia 2012. Họ chi ra hàng trăm tỉ đồng để đưa về hàng loạt ngôi sao như Tấn Trường, Phước Tứ, Quang Hải, Huỳnh Kesley… Tuy nhiên từ cuối năm 2012, bầu Thụy bắt đầu chán bóng, giảm chi phí đầu tư tại V.League 2013. Khi V.League 2013 chỉ còn 2 vòng là kết thúc, bầu Thủy tuyên bố bỏ giải và giải tán Sài Gòn Xuân Thành với lý do bức xúc với án phạt trừ 4 điểm từ Ban kỷ luật VFF. Ảnh: Nguyễn Việt.
K.Kiên Giang: Đội bóng miền Tây Nam Bộ giành quyền lên chơi V.League từ năm 2012. Với nhà tài trợ là một ngân hàng, Kiên Giang đã chuyển đổ mô hình hoạt động, thi đấu thành công để trụ hạng V.League 2012. Nhưng sang năm 2013, câu lạc bộ bắt đầu đi xuống, khi liên tục nợ lương cầu thủ, khiến họ phải đình công. Kết thúc V.League 2013, K.Kiên Giang tuyên bố giải thể, khiến các cầu thủ mất đi một số tiền lớn, hệt như Than Quảng Ninh lúc này. Ảnh: Nguyễn Việt.
K.Kiên Giang: Đội bóng miền Tây Nam Bộ giành quyền lên chơi V.League từ năm 2012. Với nhà tài trợ là một ngân hàng, Kiên Giang đã chuyển đổ mô hình hoạt động, thi đấu thành công để trụ hạng V.League 2012. Nhưng sang năm 2013, câu lạc bộ bắt đầu đi xuống, khi liên tục nợ lương cầu thủ, khiến họ phải đình công. Kết thúc V.League 2013, K.Kiên Giang tuyên bố giải thể, khiến các cầu thủ mất đi một số tiền lớn, hệt như Than Quảng Ninh lúc này. Ảnh: Nguyễn Việt.
Hùng Vương An Giang: Câu lạc bộ Hùng Vương An Giang giành quyền lên dự V.League 2014. Tuy nhiên, trong mùa bóng này nhà tài trợ của đội bóng không thực hiện đủ những cam kết về tài chính, khiến các cầu thủ bị nợ lương, thưởng thường xuyên. An Giang thi đấu phập phù và đứng áp chót, phải đá trận play-off để tranh vé trụ hạng với Cần Thơ. Kết quả An Giang thua 0-3 bị xuống hạng. Sau mùa bóng này, câu lạc bộ cũng tuyên bố giải thể. Ảnh: VPF.
Hùng Vương An Giang: Câu lạc bộ Hùng Vương An Giang giành quyền lên dự V.League 2014. Tuy nhiên, trong mùa bóng này nhà tài trợ của đội bóng không thực hiện đủ những cam kết về tài chính, khiến các cầu thủ bị nợ lương, thưởng thường xuyên. An Giang thi đấu phập phù và đứng áp chót, phải đá trận play-off để tranh vé trụ hạng với Cần Thơ. Kết quả An Giang thua 0-3 bị xuống hạng. Sau mùa bóng này, câu lạc bộ cũng tuyên bố giải thể. Ảnh: VPF.
Ninh Bình: Một trường hợp giải thể điển hình khác là câu lạc bộ Ninh Bình của ông bầu Hoàng Mạnh Trường. Đội bóng ở đất Cố đô này lên hạng V.League năm 2011 và trở thành thế lực mới của bóng đá Việt Nam. Họ đoạt Cúp Quốc gia và Siêu Cúp quốc gia năm 2013, giành quyền dự AFC Cup 2014. Nhưng sau khi 9 cầu thủ dính đến tiêu cực ở trận gặp Kelantan tại AFC Cup 2014, bầu Trường đã quyết định rút khỏi giải quốc nội. Đến đầu năm 2015, ông Hoàng Mạnh Trường quyết định giải thể đội bóng, bàn giao các tuyến trẻ cho tỉnh. Ảnh: Hoàng Minh.
Ninh Bình: Một trường hợp giải thể điển hình khác là câu lạc bộ Ninh Bình của ông bầu Hoàng Mạnh Trường. Đội bóng ở đất Cố đô này lên hạng V.League năm 2011 và trở thành thế lực mới của bóng đá Việt Nam. Họ đoạt Cúp Quốc gia và Siêu Cúp quốc gia năm 2013, giành quyền dự AFC Cup 2014. Nhưng sau khi 9 cầu thủ dính đến tiêu cực ở trận gặp Kelantan tại AFC Cup 2014, bầu Trường đã quyết định rút khỏi giải quốc nội. Đến đầu năm 2015, ông Hoàng Mạnh Trường quyết định giải thể đội bóng, bàn giao các tuyến trẻ cho tỉnh. Ảnh: Hoàng Minh.
NGUYỄN ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Báo Trung Quốc đánh giá lợi thế của tuyển Việt Nam nhờ "chảo lửa" Mỹ Đình

MINH PHONG |

Truyền thông Trung Quốc cho rằng, lợi thế lớn nhất của tuyển Việt Nam ở lượt trận sắp tới đó là sự tiếp sức của 12.000 khán giả từ "chảo lửa" Mỹ Đình.

HLV Park Hang-seo đi “do thám” U23 Myanmar

ĐÌNH THẢO |

Huấn luyện viên Park Hang-seo sẽ trực tiếp theo dõi trận đấu giữa U23 Myanmar và U23 Đài Loan để chuẩn bị cho trận đấu quan trọng vào ngày 2.11 tới đây với U23 Myanmar.

CLB Than Quảng Ninh chia tay V.League: Cầu thủ phải phụ vợ đi bán phở và chờ...

KHÁNH AN |

Cầu thủ CLB Than Quảng Ninh phải đi phụ vợ bán phở trong thời gian chờ đội bóng đất Mỏ quyết định tương lai. Đội bóng hiện đã không được cấp phép tham dự V.League 2022 và tạm dừng hoạt động trong vòng 1 năm. 

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Báo Trung Quốc đánh giá lợi thế của tuyển Việt Nam nhờ "chảo lửa" Mỹ Đình

MINH PHONG |

Truyền thông Trung Quốc cho rằng, lợi thế lớn nhất của tuyển Việt Nam ở lượt trận sắp tới đó là sự tiếp sức của 12.000 khán giả từ "chảo lửa" Mỹ Đình.

HLV Park Hang-seo đi “do thám” U23 Myanmar

ĐÌNH THẢO |

Huấn luyện viên Park Hang-seo sẽ trực tiếp theo dõi trận đấu giữa U23 Myanmar và U23 Đài Loan để chuẩn bị cho trận đấu quan trọng vào ngày 2.11 tới đây với U23 Myanmar.

CLB Than Quảng Ninh chia tay V.League: Cầu thủ phải phụ vợ đi bán phở và chờ...

KHÁNH AN |

Cầu thủ CLB Than Quảng Ninh phải đi phụ vợ bán phở trong thời gian chờ đội bóng đất Mỏ quyết định tương lai. Đội bóng hiện đã không được cấp phép tham dự V.League 2022 và tạm dừng hoạt động trong vòng 1 năm.