Thăm đền Trạng Trình - di tích quốc gia đặc biệt ở Hải Phòng

Mai Dung |

Dịp kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, rất đông du khách tìm về khu di tích Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) để tìm hiểu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – một trong những bậc thầy của nền giáo dục nước nhà.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) được ghi nhận là một nhà văn hóa lỗi lạc của lịch sử dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XVI. Ông còn được người đời biết đến với tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam - Bắc triều, cũng như tài tiên tri hiếm có trong lịch sử dân tộc. Với tài năng và đức độ của một nhà nho, nhà giáo, ông được nhân dân tôn kính lập đền thờ tại quê nhà - xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng).
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là nhà văn hóa lỗi lạc của lịch sử dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XVI, là nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam - Bắc triều, có tài tiên tri lỗi lạc trong lịch sử dân tộc. Với tài năng và đức độ của một nhà nho, nhà giáo, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhân dân tôn kính lập đền thờ tại quê nhà ở xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng).
Khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm rộng gần 13 ha với nhiều điểm tham quan, tọa lạc giữa không gian rộng lớn, thoáng mát. Di tích này được Nhà nước xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2016.
Khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm rộng gần 13 ha với nhiều điểm tham quan, tọa lạc giữa không gian rộng lớn, thoáng mát. Di tích này được Nhà nước xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2016.
Qua cổng tam quan là khu đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được xây trên nền diện tích 4 ha sau khi Trạng Trình qua đời. Đền thờ được thiết kế dựa trên nền nhà cũ của Trạng Trình và đặt ngay chính giữa là tượng và bài vị của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Phía trước đền chính là hồ Thái Nhâm quanh năm nước trong xanh.
Qua cổng tam quan là khu đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được xây trên nền diện tích 4 ha sau khi Trạng Trình qua đời. Đền thờ được thiết kế dựa trên nền nhà cũ của Trạng Trình và đặt ngay chính giữa là tượng và bài vị của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Phía trước đền chính là hồ Thái Nhâm quanh năm nước trong xanh.
scvdv
Tượng Trạng Trình được làm bằng gỗ, mặc áo rồng vua ban, mũ cánh chuồn và ngồi trên ngai uy nghiêm.
xc
Phía sau đền thờ là nơi thờ thân phụ, thân mẫu của Trạng Trình. Công trình này được xây dựng năm 2011, toàn bộ kiến ​​trúc của đền được làm bằng gỗ lim.
xdcfdvv
Điểm nhấn của khu di tích là ngôi nhà 3 gian lợp tranh mô phỏng Am Bạch Vân xưa. Theo sử sách ghi lại, mùa thu năm Nhâm Dần 1542, Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về quê, dựng Am Bạch Vân dạy học, lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ. Học trò của ông có đến hàng ngàn, sau đều là người có danh tiếng, đỗ đạt cao như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Quyện, Đinh Thời Trung, Nguyễn Dữ... Năm 2004, Am Bạch Vân được tái dựng để tôn vinh công lao to lớn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khu vực sân Am Bạch Vân có quần thể tượng tái hiện sinh động cảnh thầy mở lớp dạy học. Có cả tượng học trò của cụ sau khi truyền lại về vấn đề an ninh và tượng của các quan đại diện cho triều đình đã đến hỏi ý kiến ​​ông.
scsdz
Quanh khu du tích có nhiều vườn tượng mô tả lại các khung cảnh đời thường trong cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như cảnh dân làng mừng rỡ chào đón Trạng Trình từ quan trở về làng hay khi cụ ngồi giảng văn thơ cho các học trò.
dfvd
Du khách thích thú tham quan vườn tượng. Chị Đoàn Ánh Vân (phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) cho biết: Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, tôi đưa các con đi tham quan tại Khu di tích Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua lời thuyết minh, thông tin tại các điểm tham quan, tôi hi vọng các con sẽ hiểu thêm về một vị danh nhân văn hoá, nhà giáo lỗi lạc của dân tộc.
sfcdv
Dọc các con đường trong khu di tích đều rợp bóng mát, lối đi sạch sẽ cho du khách có trải nghiệm trọn vẹn khi về thăm đất Trạng.
cdv
Ngoài các khu vườn tượng, hai bức phù điêu lớn với những nét điêu khắc tinh xảo của các nghệ nhân dựng lên những thước phim sống động về thăng trầm trong cuộc đời danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.
edv c
Bên trái ngôi đền là tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm giữa trung tâm quần thể di tích - nơi diễn ra rất nhiều sự kiện lớn của thành phố. Mới đây, tối 18.11, tại tượng đài Danh nhân Văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Hải Phòng tổ chức lễ biểu dương 132 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2023. Đây là năm thứ 19 lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu được thành phố tổ chức với mục tiêu động viên, khuyến khích học sinh, sinh viên tiếp tục thi đua học tập và rèn luyện tốt hơn; góp phần đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài và thể hiện sự quan tâm của thành phố đối với công tác giáo dục, đào tạo nhân tài cho thành phố và đất nước. Ảnh: Đàm Thanh
Mai Dung
TIN LIÊN QUAN

Tâm sự về vị thế người thầy nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11

Danh Trang |

Xưa và nay, lúc nào vị thế của nhà giáo cũng được xã hội trân trọng. Và vị thế đó phải do chính người thầy tạo nên, xã hội suy tôn, không ban tặng.

Hải Phòng biểu dương 132 học sinh sinh viên tiêu biểu năm 2023

Mai Chi |

Tối 18.11, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Danh nhân Văn hoá Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu TP Hải Phòng năm 2023.

Hơn 500 lao động dự giải chạy nhân 94 năm ngày truyền thống Cảng Hải Phòng

Mai Dung |

Sáng 18.11, tại Cảng Hoàng Diệu, Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng tổ chức giải chạy bộ phong trào nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống của Đảng bộ và đội ngũ công nhân Cảng (24.11.1929 – 24.11.2023).

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Tâm sự về vị thế người thầy nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11

Danh Trang |

Xưa và nay, lúc nào vị thế của nhà giáo cũng được xã hội trân trọng. Và vị thế đó phải do chính người thầy tạo nên, xã hội suy tôn, không ban tặng.

Hải Phòng biểu dương 132 học sinh sinh viên tiêu biểu năm 2023

Mai Chi |

Tối 18.11, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Danh nhân Văn hoá Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu TP Hải Phòng năm 2023.

Hơn 500 lao động dự giải chạy nhân 94 năm ngày truyền thống Cảng Hải Phòng

Mai Dung |

Sáng 18.11, tại Cảng Hoàng Diệu, Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng tổ chức giải chạy bộ phong trào nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống của Đảng bộ và đội ngũ công nhân Cảng (24.11.1929 – 24.11.2023).