Tận xem cách nông dân kiếm dễ trăm triệu mỗi năm từ con ba ba

NGUYÊN ANH |

Xuất phát ban đầu là trồng lúa. Thế nhưng, vất vả bao năm cũng không trúng mùa do địa hình đất khu vực này không thuận lợi. Từ cái khó không ngờ ló cái hay, anh nông dân Nguyễn Tùng Lâm đã chuyển đổi sang nuôi ba ba và mang về hàng trăm triệu đồng tiền lời mỗi năm.
Đến xã Định Hòa, huyện Gò Quao (Kiên Giang) hỏi thăm anh “Lâm ba ba” thì ai cũng biết. Cái tên thân mật này do bà con nơi đây quen gọi anh Nguyễn Tùng Lâm, người nông dân khởi nguồn cho việc nuôi ba ba ở môi trường ngoài đồng ruộng của địa phương.
Đến xã Định Hòa, huyện Gò Quao (Kiên Giang) hỏi thăm anh “Lâm ba ba” thì ai cũng biết. Cái tên thân mật này do bà con nơi đây quen gọi anh Nguyễn Tùng Lâm, người nông dân khởi nguồn cho việc nuôi ba ba ở môi trường ngoài đồng ruộng của địa phương.
Xuất phát ban đầu của anh Lâm là trồng lúa, thế nhưng vất vả bao năm cũng không trúng mùa do địa hình đất khu vực này không thuận lợi đường nước, khó bơm tát. Anh Lâm đã mạnh dạn bỏ lúa chuyển sang nuôi ba ba và thành công ngoài mong đợi.
Xuất phát ban đầu của anh Lâm là trồng lúa. Thế nhưng, vất vả bao năm cũng không trúng mùa do địa hình đất khu vực này không thuận lợi đường nước, khó bơm tát. Anh Lâm đã mạnh dạn bỏ lúa chuyển sang nuôi ba ba và thành công ngoài mong đợi.
Ban đầu, anh Lâm nuôi 1000 con giống nhưng thất bại, tỉ lệ hao hụt quá lớn. Không từ bỏ, anh tiếp tục thử sức và kiên trì học hỏi cách nuôi ba ba qua sách báo, người quen đến nay anh là người nuôi ba ba nhiều nhất ở xã Định Hòa.
Ban đầu, anh Lâm nuôi 1.000 con giống nhưng thất bại, tỉ lệ hao hụt quá lớn. Không từ bỏ, anh tiếp tục thử sức và kiên trì học hỏi cách nuôi ba ba qua sách báo, người quen. Đến nay anh là người nuôi ba ba nhiều nhất ở xã Định Hòa.
Hiện tại, 1ha đất trồng lúa được anh cải tạo lại thành ao nuôi 12.000 con ba ba. Tốn không nhiều đất, đầu tư ít lại khá nhàn nhưng anh Lâm thu về mỗi năm trên 250 triệu đồng.
Hiện tại, 1ha đất trồng lúa được anh cải tạo lại thành ao nuôi 12.000 con ba ba. Tốn không nhiều đất, đầu tư ít lại khá nhàn nhưng anh Lâm thu về mỗi năm trên 250 triệu đồng.
Với kinh nghiệm 10 năm nuôi ba ba, anh Lâm đã tự làm nơi cho ba ba đẻ trứng, thu hoạch trứng và ấp con giống để bán. Hiện tại anh Lâm có khoảng 1000 con ba ba bố mẹ để phối giống sinh sản, 11.000 con ba ba thịt để bán cho các nhà hàng, quán ăn.
Với kinh nghiệm 10 năm nuôi ba ba, anh Lâm đã tự làm nơi cho ba ba đẻ trứng, thu hoạch trứng và ấp con giống để bán. Hiện tại anh Lâm có khoảng 1.000 con ba ba bố mẹ để phối giống sinh sản, 11.000 con ba ba thịt để bán cho các nhà hàng, quán ăn.
Mỗi buổi sáng, anh Lâm nhặt khoảng 500 trứng ba ba mang về ủ trong cát để ấp giống. Trứng ba ba ủ khoảng 45 ngày sẽ nở, được đem ra môi trường ngoài và cho ăn đến khoảng hơn 20 ngày thì có thể bán. Anh Lâm chia sẻ: “Ba ba làm giống thời gian nuôi phải từ 2 năm trở lên lấy trứng mới đạt hiệu quả, ba ba chưa đủ năm vẫn đẻ trứng nhưng tạo ra con giống không tốt. Làm này thì nhàn nhưng phải kiên trì và chịu học hỏi thì mới thành công”.
Mỗi buổi sáng, anh Lâm nhặt khoảng 500 trứng ba ba mang về ủ trong cát để ấp giống. Trứng ba ba ủ khoảng 45 ngày sẽ nở, được đem ra môi trường ngoài và cho ăn đến khoảng hơn 20 ngày thì có thể bán. Anh Lâm chia sẻ: “Ba ba làm giống thời gian nuôi phải từ 2 năm trở lên lấy trứng mới đạt hiệu quả, ba ba chưa đủ năm vẫn đẻ trứng nhưng tạo ra con giống không tốt. Làm này thì nhàn nhưng phải kiên trì và chịu học hỏi thì mới thành công”.
Mỗi tháng, anh Lâm bán ra khoảng 5000 con ba ba giống với giá 4 ngàn đồng/con. Nhờ linh động trong việc sử dụng nguồn vốn nên nguồn thu từ việc bán con giống anh chuyển sang mua thức ăn để nuôi ba ba thịt, cách xoay vòng này giúp anh thoải mái trong chi tiêu và không lo thiếu hụt vốn.
Mỗi tháng, anh Lâm bán ra khoảng 5.000 con ba ba giống với giá 4 ngàn đồng/con. Nhờ linh động trong việc sử dụng nguồn vốn nên nguồn thu từ việc bán con giống anh chuyển sang mua thức ăn để nuôi ba ba thịt, cách xoay vòng này giúp anh thoải mái trong chi tiêu và không lo thiếu hụt vốn.
Bình quân thời gian nuôi trên 18 tháng thì ba ba có thể đạt trọng lượng trên 1,5kg, với giá bán loại 1 hiện nay dao động khoảng trên dưới 300 ngàn đồng/kg. Anh Lâm vui vẻ cho biết: “Đầu ra của ba ba khá ổn định, nuôi ra bao nhiêu là bán hết bấy nhiêu, có khi không đủ cung. Khi nuôi thành công mình cũng đúc kết kinh nghiệm, suy ngẫm lại về sự mạnh dạn của mình vì dám thay đổi suy nghĩ nông dân chỉ có trồng lúa”. Hiện nay, khoảng hơn 50 hộ đã học theo anh Lâm nuôi ba ba và bước đầu hiệu quả.
Bình quân thời gian nuôi trên 18 tháng thì ba ba có thể đạt trọng lượng trên 1,5kg, với giá bán loại 1 hiện nay dao động khoảng trên dưới 300 ngàn đồng/kg. Anh Lâm vui vẻ cho biết: “Đầu ra của ba ba khá ổn định, nuôi ra bao nhiêu là bán hết bấy nhiêu, có khi không đủ cung. Khi nuôi thành công mình cũng đúc kết kinh nghiệm, suy ngẫm lại về sự mạnh dạn của mình vì dám thay đổi suy nghĩ nông dân chỉ có trồng lúa”. Hiện nay, khoảng hơn 50 hộ đã học theo anh Lâm nuôi ba ba và bước đầu hiệu quả.
Ông Nguyễn Duy Khánh, Chủ tịch Hội nông dân xã Định Hòa cho biết, nông dân ở địa phương trước đây quen thuộc việc trồng lúa nên để họ thay đổi không phải dễ dàng. Riêng hộ anh Lâm đã mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi cây trồng làm giàu từ con ba ba cũng là tấm gương cho nhiều hộ noi theo. Ông Khánh cho biết thêm: “Hội nông dân cũng cố gắng tìm các nguồn vốn vay, tạo mọi điều kiện cho các hộ để giúp nông dân có điều kiện sản xuất. Ngoài ra xã cũng đang hướng tới việc hỗ trợ đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm của nông dân để nâng tầm giá trị sản phẩm, phát triển kinh tế địa phương và góp phần cho xây dựng nông thôn mới nâng cao”.
Ông Nguyễn Duy Khánh, Chủ tịch Hội nông dân xã Định Hòa cho biết, nông dân ở địa phương trước đây quen thuộc việc trồng lúa nên để họ thay đổi không phải dễ dàng. Riêng hộ anh Lâm đã mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi cây trồng làm giàu từ con ba ba cũng là tấm gương cho nhiều hộ noi theo. Ông Khánh cho biết thêm: “Hội nông dân cũng cố gắng tìm các nguồn vốn vay, tạo mọi điều kiện cho các hộ để giúp nông dân có điều kiện sản xuất. Ngoài ra xã cũng đang hướng tới việc hỗ trợ đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm của nông dân để nâng tầm giá trị sản phẩm, phát triển kinh tế địa phương và góp phần cho xây dựng nông thôn mới nâng cao”.
Ông Nguyễn Duy Khánh, Chủ tịch Hội nông dân xã Định Hòa cho biết, nông dân ở địa phương trước đây quen thuộc việc trồng lúa nên để họ thay đổi không phải dễ dàng. Riêng hộ anh Lâm đã mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi cây trồng làm giàu từ con ba ba cũng là tấm gương cho nhiều hộ noi theo. Ông Khánh cho biết thêm: “Hội nông dân cũng cố gắng tìm các nguồn vốn vay, tạo mọi điều kiện cho các hộ để giúp nông dân có điều kiện sản xuất. Ngoài ra xã cũng đang hướng tới việc hỗ trợ đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm của nông dân để nâng tầm giá trị sản phẩm, phát triển kinh tế địa phương và góp phần cho xây dựng nông thôn mới nâng cao”.
NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Bỏ lúa sang ba ba, nông dân nhẹ nhàng “bỏ túi” vài trăm triệu mỗi năm

NGUYÊN ANH |

Thử thay đổi cuộc đời mình bằng việc nuôi ba ba do làm ruộng không trúng, vậy mà giờ đây mỗi năm anh Nguyễn Tùng Lâm nhẹ nhàng “bỏ túi” trên 250 triệu đồng từ việc bán ba ba thịt và giống cho các nơi.

Giấc mơ làm giàu từ vịt trời của đôi vợ chồng trẻ Hà Tĩnh

TRẦN TUYÊN |

Với ước mơ làm giàu trên chính quê hương của mình, đôi vợ chồng trẻ Hà Tĩnh quyết định rời thành phố về quê lập nghiệp.

Hà Nội: Người nông dân làm giàu từ đầm sen quý hiếm

Lan Nhi - Phạm Đông |

Dốc hết vốn liếng để cải tạo lại đầm lầy, ông Nguyễn Văn Hạnh (xã Ninh Xá, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) đã sáng tạo mô hình kinh doanh với nhiều loại hoa sen quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Bỏ lúa sang ba ba, nông dân nhẹ nhàng “bỏ túi” vài trăm triệu mỗi năm

NGUYÊN ANH |

Thử thay đổi cuộc đời mình bằng việc nuôi ba ba do làm ruộng không trúng, vậy mà giờ đây mỗi năm anh Nguyễn Tùng Lâm nhẹ nhàng “bỏ túi” trên 250 triệu đồng từ việc bán ba ba thịt và giống cho các nơi.

Giấc mơ làm giàu từ vịt trời của đôi vợ chồng trẻ Hà Tĩnh

TRẦN TUYÊN |

Với ước mơ làm giàu trên chính quê hương của mình, đôi vợ chồng trẻ Hà Tĩnh quyết định rời thành phố về quê lập nghiệp.

Hà Nội: Người nông dân làm giàu từ đầm sen quý hiếm

Lan Nhi - Phạm Đông |

Dốc hết vốn liếng để cải tạo lại đầm lầy, ông Nguyễn Văn Hạnh (xã Ninh Xá, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) đã sáng tạo mô hình kinh doanh với nhiều loại hoa sen quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.