Sống khổ trong những căn nhà chờ giải tỏa dự án cứng hóa kênh La Khê

Tùng Giang |

Nhiều hộ dân sống dọc kênh La Khê (đường Ngô Quyền, phường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội) nằm trong vùng dự án cứng hóa kênh này đã phải sống trong cảnh tạm bợ, lay lắt hàng chục năm qua và thường trực nỗi lo mất nhà cửa mà không được bồi thường, tái định cư.

Dự án Cải thiện hệ thống tiêu thoát nước khu vực phía Tây TP Hà Nội (Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa) gồm 2 hạng mục chính: Hạng mục cụm công trình đầu mối và tuyến kênh dẫn La Khê.
Dự án Cải thiện hệ thống tiêu thoát nước khu vực phía Tây TP Hà Nội (Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa) gồm 2 hạng mục chính: Hạng mục cụm công trình đầu mối và tuyến kênh dẫn La Khê.
Dự án đã hai lần được phê duyệt điều chỉnh vào năm 2019 và 2021, với tổng mức đầu tư gần 7.470 tỉ đồng, nhưng do chậm hoàn thành GPMB đoạn qua quận Hà Đông, nên dự án đã nhiều lần gia hạn thời gian. Để dự án không bị chậm tiến độ hơn nữa, 11.2023, UBND TP ban hành quyết định 5974/QĐ-UBND gia hạn thời gian thực hiện dự án, đồng thời yêu cầu quận Hà Đông phải hoàn thành công tác GPMB, thời hạn xong trước tháng 6.2024. Đến nay, UBND quận Hà Đông đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế đối với các khu vực chậm GPMB.
Dự án đã hai lần được phê duyệt điều chỉnh vào năm 2019 và 2021, với tổng mức đầu tư gần 7.470 tỉ đồng, nhưng do chậm hoàn thành giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua quận Hà Đông, nên dự án đã nhiều lần gia hạn thời gian. Để dự án không bị chậm tiến độ hơn nữa, 11.2023, UBND TP ban hành quyết định 5974/QĐ-UBND gia hạn thời gian thực hiện dự án, đồng thời yêu cầu quận Hà Đông phải hoàn thành công tác GPMB, thời hạn xong trước tháng 6.2024. Đến nay, UBND quận Hà Đông đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế đối với các khu vực chậm GPMB.
Ngay sau thông tin này, các hộ dân nằm dọc bờ kênh La Khê, đoạn qua đường Ngô Quyền, phường Quang Trung tỏ ra vô cùng lo lắng.
Ngay sau thông tin này, các hộ dân nằm dọc bờ kênh La Khê, đoạn qua đường Ngô Quyền, phường Quang Trung tỏ ra vô cùng lo lắng.
Chia sẻ với phóng viên, bà Hà Thị Kim Thủy (SN 1965, trú tại đường Ngô Quyền) là cán bộ ngành giáo dục từng làm việc tại trường mầm non Chùa Ngòi) cho biết, hiện có khoảng 20 hộ dân sống tại khu vực này từ những năm 1993 đến nay và thậm chí là trước đó. Các hộ đều có nguồn gốc là các cán bộ công tác trong ngành Giáo dục – Đào tạo tại quận Hà Đông, Xí nghiệp Trung đại tu ôtô và Công ty Nông sản – Thực phẩm Hà Nội trước đây. Ảnh chụp một phần diện tích thuộc khu vực trường mầm non chùa Ngòi đang được GPMB.
Chia sẻ với phóng viên, bà Hà Thị Kim Thủy (SN 1965, trú tại đường Ngô Quyền) là cán bộ ngành giáo dục từng làm việc tại trường mầm non Chùa Ngòi) cho biết, hiện có khoảng 20 hộ dân sống tại khu vực này từ những năm 1993 đến nay và thậm chí là trước đó. Các hộ đều có nguồn gốc là các cán bộ công tác trong ngành Giáo dục – Đào tạo tại quận Hà Đông, Xí nghiệp Trung đại tu ôtô và Công ty Nông sản – Thực phẩm Hà Nội trước đây. Ảnh chụp một phần diện tích thuộc khu vực trường mầm non Chùa Ngòi đang được GPMB.
“Chúng tôi được các đơn vị nhà nước nêu trên tạo điều kiện, cấp nhà để sinh sống trong các khu tập thể này. Tuy nhiên nhà không có sổ đỏ, nên khi chính quyền địa phương tính toán phương án bồi thường để lấy mặt bằng thực hiện dự án cứng hóa kênh La Khê thì không hộ nào được tái định cư mà chỉ được bồi thường với số tiền ít ỏi trên dưới 100 triệu đồng”, bà Thủy giãi bày.
“Chúng tôi được các đơn vị nhà nước nêu trên tạo điều kiện, cấp nhà để sinh sống trong các khu tập thể này. Tuy nhiên nhà không có sổ đỏ, nên khi chính quyền địa phương tính toán phương án bồi thường để lấy mặt bằng thực hiện dự án cứng hóa kênh La Khê thì không hộ nào được tái định cư mà chỉ được bồi thường với số tiền ít ỏi trên dưới 100 triệu đồng”, bà Thủy giãi bày.
“Với số tiền bồi thường này, gia đình chúng tôi sẽ ở đâu sau khi nhà bị thu hồi?”, ông Nguyễn Bá Thịnh (áo đỏ, SN 1969, đường Ngô Quyền) lo lắng và cho biết thêm, căn nhà nơi ông sinh sống từ những năm 1972 được phân cho mẹ đẻ là nguyên Hiệu trưởng trường mầm non Chùa Ngòi.
“Với số tiền bồi thường này, gia đình chúng tôi sẽ ở đâu sau khi nhà bị thu hồi?”, ông Nguyễn Bá Thịnh (áo đỏ, SN 1969, đường Ngô Quyền) lo lắng và cho biết thêm, căn nhà nơi ông sinh sống từ những năm 1972 được phân cho mẹ đẻ là nguyên Hiệu trưởng trường mầm non Chùa Ngòi.
“Người dấn đều nhất trí hoàn trả lại đất để phục vụ thi công dự án, nhưng chúng tôi sẽ phải ra đường ở vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà không được cấp sổ đỏ, nên không có căn cứ bồi thường, tái định cư”, ông Thịnh băn khoăn.
“Người dân đều nhất trí hoàn trả lại đất để phục vụ thi công dự án, nhưng chúng tôi sẽ phải ra đường ở vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà không được cấp sổ đỏ, nên không có căn cứ bồi thường, tái định cư”, ông Thịnh băn khoăn.
Người dân tại đây cũng cho biết, khu đất trên được họ sử dụng ổn định qua hàng chục năm, không có tranh chấp, đóng thuế đầy đủ và có giấy phân đất kèm theo bản đồ thửa đất do các đơn vị nhà nước đo đạc, cung cấp. Ảnh chụp một căn nhà trong diện GPMB đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không thể tu sửa.
Người dân tại đây cũng cho biết, khu đất trên được họ sử dụng ổn định qua hàng chục năm, không có tranh chấp, đóng thuế đầy đủ và có giấy phân đất kèm theo bản đồ thửa đất do các đơn vị nhà nước đo đạc, cung cấp. Ảnh chụp một căn nhà trong diện GPMB đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không thể tu sửa.
Theo tìm hiểu, quá trình thực hiện dự án Trạm bơm Yên Nghĩa, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hà Đông xác định, các hộ dân này không nằm trong diện được bồi thường tái định cư, chỉ được bồi thường các tài sản trên đất. Ngoài ra, các phần đất nằm trong diện GPMB này trước đây được xác định là giao trái thẩm quyền.
Theo tìm hiểu, quá trình thực hiện dự án Trạm bơm Yên Nghĩa, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hà Đông xác định, các hộ dân này không nằm trong diện được bồi thường tái định cư, chỉ được bồi thường các tài sản trên đất. Ngoài ra, các phần đất nằm trong diện GPMB này trước đây được xác định là giao trái thẩm quyền.
Hiện các hộ dân đã có đơn kiến nghị xem xét về phương án bồi thường thỏa đáng gửi đến UBND quận Hà Đông, tuy nhiên chưa có thông tin phản hồi.
Hiện các hộ dân đã có đơn kiến nghị xem xét về phương án bồi thường thỏa đáng gửi đến UBND quận Hà Đông, tuy nhiên chưa có thông tin phản hồi.
Ngày 23.4, trao đổi với Lao Động, ông Hoàng Văn Tám – Chủ tịch UBND phường Quang Trung (quận Hà Đông) cho biết, theo quyết định cưỡng chế từ UBND quận Hà Đông, các ngày 24 – 25 và 26.4 sẽ tiến hành cưỡng chế trên địa bàn các phường Dương Nội và phường Quang Trung. Các hộ chưa đồng ý với phương án bồi thường vẫn đang được chính quyền địa phương nỗ lực tuyên truyền vận động để các hộ tự động tháo dỡ trước thời điểm bị cưỡng chế. Theo kế hoạch, 8h sáng ngày 25 sẽ tiến hành cưỡng chế đối với 3 hộ không chấp hành.
Ngày 23.4, trao đổi với Lao Động, ông Hoàng Văn Tám – Chủ tịch UBND phường Quang Trung (quận Hà Đông) cho biết, theo quyết định cưỡng chế từ UBND quận Hà Đông, các ngày 24 – 25 và 26.4 sẽ tiến hành cưỡng chế trên địa bàn các phường Dương Nội và phường Quang Trung. Các hộ chưa đồng ý với phương án bồi thường vẫn đang được chính quyền địa phương nỗ lực tuyên truyền vận động để các hộ tự động tháo dỡ trước thời điểm bị cưỡng chế. Theo kế hoạch, 8h sáng ngày 25.4 sẽ tiến hành cưỡng chế đối với 3 hộ không chấp hành.
Tùng Giang
TIN LIÊN QUAN

Tiến độ dự án hơn 7.000 tỉ đồng, 3 lần gia hạn thời gian thi công ở Hà Nội

NGỌC THÙY |

Dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội vì chậm giải phóng mặt bằng (GPMB) trong hạng mục tuyến kênh dẫn La Khê nên đã 3 lần được thành phố gia hạn thời gian thi công. Hiện UBND quận Hà Đông đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế.

Kiểm tra hiện trường, Phó Chủ tịch Hà Nội đốc thúc tiến độ Trạm bơm Yên Nghĩa

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 22.8, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã kiểm tra thực địa và chủ trì làm việc về tiến độ thực hiện dự án Cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây Hà Nội (Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa) trên địa bàn quận Hà Đông.

Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cho dự án Trạm bơm Yên Nghĩa

Huy Hùng |

Ngày 25.8, Đoàn giám sát số 1 HĐND thành phố Hà Nội, do Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành  phố Phùng Thị Hồng Hà làm Trưởng đoàn, đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động quản lý thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn quận Hà Đông. Đoàn đã tiến hành khảo sát thực địa tại dự án Trạm bơm Yên Nghĩa, phường Yên Nghĩa.

Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng quy mô hàng nghìn tỉ đồng

LÝ LINH |

Ngày 24.4, Công an Quận 4, TPHCM, cho biết vừa triệt phá nhóm đối tượng “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” có quy mô rất lớn, núp bóng dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính. Đây là nhóm tội phạm có tổ chức do người nước ngoài cấu kết với các đối tượng người Việt Nam, hoạt động xuyên quốc gia thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn.

Nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm 49 năm Ngày thống nhất đất nước

MINH QUÂN |

TPHCM - Ngày 24.4, Thành ủy TPHCM tổ chức chương trình họp mặt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024) và 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2024).

Quan tâm đến lực lượng Công an làm việc ở lĩnh vực có yếu tố nguy hiểm, độc hại

Minh Hương |

Phát biểu tại Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động, Tháng Công nhân trong Công an nhân dân (CAND) ngày 24.4, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến đề nghị Công an các đơn vị, địa phương, tổ chức công đoàn... cần tập trung quan tâm đến vấn đề nhà ở và điều kiện lao động, làm việc cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân lao động đặc biệt là các lực lượng công tác ở các lĩnh vực, vị trí có nhiều yếu tố, nguy cơ nguy hiểm, độc hại.

Giá thuê 6-7 triệu đồng/ngày, biệt thự nghỉ dưỡng quanh Hà Nội hết phòng dịp lễ

Thu Huyền |

Nhiều biệt thự nghỉ dưỡng, homestay tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã kín phòng cho thuê dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5.2024.

Nhu cầu bảo dưỡng xe ô tô tăng mạnh trước thềm nghỉ lễ 30.4-1.5

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Theo ghi nhận của Lao Động, sát dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5, tại nhiều cửa hàng sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô trên địa bàn TP. Hà Nội, lượng khách mang xe đi bảo dưỡng tăng cao so với ngày thường.

Tiến độ dự án hơn 7.000 tỉ đồng, 3 lần gia hạn thời gian thi công ở Hà Nội

NGỌC THÙY |

Dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội vì chậm giải phóng mặt bằng (GPMB) trong hạng mục tuyến kênh dẫn La Khê nên đã 3 lần được thành phố gia hạn thời gian thi công. Hiện UBND quận Hà Đông đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế.

Kiểm tra hiện trường, Phó Chủ tịch Hà Nội đốc thúc tiến độ Trạm bơm Yên Nghĩa

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 22.8, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã kiểm tra thực địa và chủ trì làm việc về tiến độ thực hiện dự án Cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây Hà Nội (Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa) trên địa bàn quận Hà Đông.

Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cho dự án Trạm bơm Yên Nghĩa

Huy Hùng |

Ngày 25.8, Đoàn giám sát số 1 HĐND thành phố Hà Nội, do Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành  phố Phùng Thị Hồng Hà làm Trưởng đoàn, đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động quản lý thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn quận Hà Đông. Đoàn đã tiến hành khảo sát thực địa tại dự án Trạm bơm Yên Nghĩa, phường Yên Nghĩa.