Rộn ràng mùa trung thu ở làng làm mặt nạ giấy bồi

Hà Vi |

Những người thợ làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) vẫn đang giữ gìn nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống với những chiếc trống, đầu sư tử, mặt nạ... Đặc biệt, các nghệ nhân nơi đây chú trọng việc lưu truyền cho thế hệ sau.

 
Những ngày này, không khí mùa Tết Trung thu sớm đã xuất hiện ở làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên), với những mặt hàng đồ chơi truyền thống như mặt nạ giấy bồi, đầu lân đang được những người thợ thủ công lành nghề tất bật làm ra với số lượng lớn.
 
Một chiếc mặt nạ giấy bồi hoàn chỉnh được làm chắc chắn, nét vẽ sắc nét, tỉ mỉ.
 
Mặc dù hàng nghìn chiếc mặt nạ giấy bồi được vẽ và làm hoàn toàn bằng tay nhưng những chiếc mặt nạ vẽ ra đều tương đối đều nhau và rất “có hồn”
 
Người dân làng Ông Hảo tất bật với các công đoạn sản xuất mặt nạ giấy.
 
 
Mỗi một chiếc mặt nạ được làm từ một chiếc khuôn xi măng khác nhau, người thợ đặt từng lớp giấy lên và quét hồ.
 
Mặt nạ giấy bồi đầy màu sắc nhưng giản dị, mang đậm nét truyền thống của làng nghề đồ chơi Trung thu.
 
Tưởng chừng như đã bị lãng quên theo thời gian nhưng những năm gần đây, các mặt hàng đồ chơi Trung thu truyền thống được làm thủ công đã tìm lại được vị thế của mình, trong đó có làng đồ chơi Ông Hảo.
 
Các sản phẩm khá đa dạng, giá các loại sản phẩm tùy thuộc vào kích cỡ.
 
Ông Vũ Hữu Đọc (làng Ông Hảo) có thể làm được gần 50 chiếc trống mỗi ngày. Ông Đọc cho biết: "Nghề này là nghề truyền thống của gia đình cũng như cả ngôi làng này. Nghề này có từ hơn trăm năm trước, còn với bản thân thì đã gắn bó với nghề này được gần 50 năm rồi. Cho đến nay, gia đình vẫn sản xuất các sản phẩm phục vụ dịp Tết Trung thu như trống, mặt nạ, đầu sư tử,...Riêng trống thì có rất nhiều loại to nhỏ khác nhau. Loại nhỏ nhất có giá 12.000 đồng/chiếc, loại to nhất có giá 200.000 đồng/chiếc. Mặt trống được làm từ da trâu, tang trống được làm từ gỗ mỡ, gỗ bồ đề,..."
 
Làng Hảo (Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên) là một trong số rất ít các làng còn giữ được nghề làm trống truyền thống vào mỗi dịp trung thu. Thu nhập chủ yếu từ “lấy công làm lãi”, bỏ qua sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, những người dân nơi đây vẫn quyết tâm giữ bằng được cái nghề mà ông cha để lại.
Hà Vi
TIN LIÊN QUAN

Người "biến" gỗ thô thành khuôn bánh trung thu "đẹp từng centimet"

Hà Vi |

Ông Trần Văn Bản (xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội) là người hiếm hoi vẫn giữ nghề truyền thống đục gỗ làm khuôn bánh trung thu gần 40 năm nay. Từ những khúc gỗ thô ráp, qua bàn tay của ông Bản đều trở thành những chiếc khuôn bánh đủ hình thù, đẹp từng centimet.

Khám phá quy trình làm đầu lân công phu dịp tết Trung thu

Văn Thắng - Hà Phương |

Gần đến rằm Trung thu, gia đình anh Bùi Viết Tưởng (xã Quảng Bị, Chương Mỹ, Hà Nội) lại tất bật làm đầu lân để phục vụ nhu cầu tăng cao của khách hàng khắp cả nước. Hơn 10 năm nay, anh Tường vẫn miệt mài làm khung, quét màu, kim sa cho đầu lân như vậy và mỗi năm, năm sau công việc lại bận rộn hơn năm trước. 

Mùa Trung thu, ghé thăm nghệ nhân làm đèn cù, đèn thỏ truyền thống ở Hà Nội

Văn Thắng - Hà Phương |

Những ngày này, gia đình ông Đỗ Văn Kỳ (ở xóm Phố, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) đang hối hả làm những sản phẩm đèn dân gian cung cấp cho thị trường dịp Trung thu.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Người "biến" gỗ thô thành khuôn bánh trung thu "đẹp từng centimet"

Hà Vi |

Ông Trần Văn Bản (xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội) là người hiếm hoi vẫn giữ nghề truyền thống đục gỗ làm khuôn bánh trung thu gần 40 năm nay. Từ những khúc gỗ thô ráp, qua bàn tay của ông Bản đều trở thành những chiếc khuôn bánh đủ hình thù, đẹp từng centimet.

Khám phá quy trình làm đầu lân công phu dịp tết Trung thu

Văn Thắng - Hà Phương |

Gần đến rằm Trung thu, gia đình anh Bùi Viết Tưởng (xã Quảng Bị, Chương Mỹ, Hà Nội) lại tất bật làm đầu lân để phục vụ nhu cầu tăng cao của khách hàng khắp cả nước. Hơn 10 năm nay, anh Tường vẫn miệt mài làm khung, quét màu, kim sa cho đầu lân như vậy và mỗi năm, năm sau công việc lại bận rộn hơn năm trước. 

Mùa Trung thu, ghé thăm nghệ nhân làm đèn cù, đèn thỏ truyền thống ở Hà Nội

Văn Thắng - Hà Phương |

Những ngày này, gia đình ông Đỗ Văn Kỳ (ở xóm Phố, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) đang hối hả làm những sản phẩm đèn dân gian cung cấp cho thị trường dịp Trung thu.