Quá trình tạo ra những chiếc đèn Trung thu "khổng lồ" ở Tuyên Quang

Nguyễn Tùng |

Tuyên Quang - Khi nhắc đến Trung thu người ta sẽ nghĩ ngay đến những chiếc đèn lồng khổng lồ rực rỡ sắc màu ngập tràn các con phố và quá trình tạo ra chúng cũng là cả sự kỳ công và sáng tạo của những người dân xứ Tuyên.

Bắt đầu từ giữa tháng 7 âm lịch, những chiếc đèn trung thu khổng lồ đã bắt đầu xuống các con đường của TP. Tuyên Quang. Đó cũng là báo hiệu cho một mùa Trung thu sôi động, rực rỡ sắc màu của Tuyên Quang.
Mặc dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu nhưng thời điểm này trên các con đường của TP. Tuyên Quang đã sôi động. Ít ai biết rằng để có được những chiếc đèn khổng lồ, rực rỡ sắc màu như vậy là cả sự kỳ công và tâm huyết của rất nhiều người.
Đã thành truyền thống, từ cuối tháng 6 âm lịch người dân tổ 1, phường Tân Quang (TP. Tuyên Quang) lại cùng nhau lên ý tưởng để làm đèn trung thu. Việc này sẽ được một nhóm “thợ không chuyên” đảm nhận.
Đã thành truyền thống, từ cuối tháng 6 âm lịch người dân tổ 1, phường Tân Quang (TP. Tuyên Quang) lại cùng nhau lên ý tưởng để làm đèn trung thu. Việc này sẽ được một nhóm “thợ không chuyên” đảm nhận.
Sở dĩ gọi là “thợ không chuyên” vì đây đều là những người trong tổ dân phố, họ có thể là cán bộ về hưu hoặc đang làm các công việc khác. Nhưng mỗi dịp Trung thu đến bằng niềm yêu thích và mong muốn mang lại niềm vui cho con trẻ họ đã trở thành những người thợ làm đèn.
Anh Hoàng Ngọc Tùng, người phụ trách lên ý tưởng và thi công đèn lồng của tổ 1 cho biết: “Mỗi năm sẽ có một mô hình khác nhau để tạo sự mới mẻ, năm nay mô hình đèn của chúng tôi mang tên “Chuyện tình Âu Cơ” với cảm hứng từ truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra con rồng cháu tiên. Qua đó muốn truyền tải thông điệp tình yêu quê hương, giáo dục con trẻ nhớ về cội nguồn“.
Bộ khung bằng sắt được hàn tỉ mỉ, kỳ công đảm bảo độ chắc chắn và yếu tố thẩm mỹ.
Bộ khung bằng sắt được hàn tỉ mỉ đảm bảo độ chắc chắn và yếu tố thẩm mỹ. Mỗi chiếc đèn chó thể gồm 1 phần hoặc cũng có thể là nhiều phần ghép lại.
Đa phần đèn lồng được làm bằng giấy decan hoặc vải để chống thấm nước cùng hệ thống đèn điện nhiều màu sắc.
Đa phần đèn lồng được làm bằng giấy decan hoặc vải để chống thấm nước cùng hệ thống đèn điện nhiều màu sắc.
Mô hình đèn lông này được tổ 1 làm được khoảng 20 ngày nay và dự kiến sẽ cần thêm khoảng 1 tuần nữa để hoàn thành.
Mô hình đèn lồng của tổ 1 đã làm được khoảng 20 ngày nay và sẽ hoàn thành sau 1 tuần nữa. Theo anh Tùng: “Mỗi chiếc đèn thường có tổng chi phí gần 100 triệu đồng, phần thân xe khoảng 70 triệu còn lại là chi phí để làm mới các mô hình mỗi năm. Toàn bộ do người dân trong tổ dân phố đóng góp“.
Gần đó, mô hình đèn trung thu với hình tượng con rồng của tổ 7, phường Mình Xuân đã hoàn thành.
Gần đó, mô hình đèn Trung thu với hình tượng con rồng của tổ 7, phường Minh Xuân đã hoàn thành.
 
Anh Trần Minh Tuấn, hiện đang là giáo viên của trường THCS Trung Môn (Yên Sơn, Tuyên Quang) cho biết:  "Tranh thủ dịp nghỉ hè mình cùng bà con trong tổ làm đèn cho trẻ con chơi trung thu chứ không phải công cán gì. Đây cũng là truyền thống nhiều năm rồi".
Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc những chiếc đèn lồng xuống phố, không khí lễ hội thực sự bắt đầu. Những chiếc đèn đi đến đâu dòng người kéo theo đến đó, từ người già đến người trẻ đều hân hoan vui vẻ.
Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc những chiếc đèn lồng xuống phố cùng dòng người hân hoan, vui vẻ.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hoà - Phó giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Tuyên Quang cho biết, dự kiến Lễ hội Thành Tuyên năm nay sẽ có khoảng 80 mô hình đèn lồng tham gia trình diễn và đều được làm từ nguồn xã hội hoá.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hoà - Phó giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Tuyên Quang cho biết, dự kiến Lễ hội Thành Tuyên năm nay sẽ có khoảng 80 mô hình đèn lồng tham gia trình diễn và đều được làm từ nguồn xã hội hoá.
Ông Hoà thông tin thêm: “Các dịp Lễ hội thành Tuyên trước, tỉnh đều đưa một số mô hình xuống trình diễn, quảng bá tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhưng năm nay, UBND tỉnh vừa tổ chức truyền thông về Lễ hội Thành Tuyên và chuỗi các hoạt động liên quan tại TP. Hồ Chí Minh với mong muốn quảng bá, giới thiệu tới đông đảo du khách trong và ngoài nước“.
Ông Hoà thông tin thêm: “Năm nay, UBND tỉnh vừa tổ chức Hội nghị truyền thông về Lễ hội Thành Tuyên và chuỗi các hoạt động liên quan tại TP. Hồ Chí Minh với mong muốn giới thiệu tới đông đảo du khách trong, ngoài nước“.

Lễ hội Thành Tuyên được tổ chức lần đầu năm 2004 và nâng lên quy mô cấp tỉnh năm 2014 và từ đó đã trở thành sự kiện văn hoá đặc sắc của tỉnh Tuyên Quang.

Sau 2 năm bị gián đoạn vì dịch COVID-19, Lễ hội Thành Tuyên năm 2022 sẽ được tổ chức trở lại vào đầu tháng 9 tới với nhiều hoạt động như: Giải đua xe đạp "Hành trình về Tân Trào - Thủ đô kháng chiến"; Liên hoan văn hóa các dân tộc; Cuộc thi "Người đẹp xứ Tuyên”…

Trong dịp này, Tuyên Quang và 10 tỉnh thành khác có di sản thực hành Then cũng sẽ đón nhận bằng ghi danh "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nguyễn Tùng
TIN LIÊN QUAN

Nam Định: “Thủ phủ” đèn Trung thu lớn nhất cả nước tất bật vào mùa

VŨ MỪNG |

Nam Định - Nằm cách TP.Nam Định chưa đầy 10km, thôn Báo Đáp (xã Hồng Quang, huyện Nam Trực) nổi tiếng cả nước với nghề làm đèn ông sao truyền thống.

Bánh trung thu xuống phố sớm, vắng khách mua vì giá đắt đỏ

NGỌC LÊ |

TPHCM - Năm nay, thị trường bánh trung thu khởi động sớm để bù lại năm ngoái gần như đóng băng do dịch COVID-19. Các quầy bánh trung thu đã xuất hiện trên nhiều tuyến đường ở TPHCM, tuy nhiên giá bán năm nay lại khá đắt đỏ nên nhiều người dân cũng ngại mua ở thời điểm này.

Trung thu xứ Tuyên vắng bóng đèn lồng "khủng"

Phong Quang |

Những chiếc đèn lồng khổng lồ, rực rỡ sắc màu đã trở thành thương hiệu và điểm nhấn du lịch của Tuyên Quang mỗi dịp Trung thu đến. Đó cũng là cách đón Trung thu độc đáo của người dân xứ Tuyên mà không phải nơi nào cũng có.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Nam Định: “Thủ phủ” đèn Trung thu lớn nhất cả nước tất bật vào mùa

VŨ MỪNG |

Nam Định - Nằm cách TP.Nam Định chưa đầy 10km, thôn Báo Đáp (xã Hồng Quang, huyện Nam Trực) nổi tiếng cả nước với nghề làm đèn ông sao truyền thống.

Bánh trung thu xuống phố sớm, vắng khách mua vì giá đắt đỏ

NGỌC LÊ |

TPHCM - Năm nay, thị trường bánh trung thu khởi động sớm để bù lại năm ngoái gần như đóng băng do dịch COVID-19. Các quầy bánh trung thu đã xuất hiện trên nhiều tuyến đường ở TPHCM, tuy nhiên giá bán năm nay lại khá đắt đỏ nên nhiều người dân cũng ngại mua ở thời điểm này.

Trung thu xứ Tuyên vắng bóng đèn lồng "khủng"

Phong Quang |

Những chiếc đèn lồng khổng lồ, rực rỡ sắc màu đã trở thành thương hiệu và điểm nhấn du lịch của Tuyên Quang mỗi dịp Trung thu đến. Đó cũng là cách đón Trung thu độc đáo của người dân xứ Tuyên mà không phải nơi nào cũng có.