Ở khu tái định cư thiếu cái ăn, dân kéo về làng cũ với nỗi lo sạt lở

HƯNG THƠ |

Khu tái định cư RaLy – Rào ở xã Hướng Sơn (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) có 45 căn nhà, nhưng chỉ có 2 hộ ở. Những hộ khác trở lại làng cũ sinh sống với nỗi lo sạt lở, nhưng nếu ở khu tái định cư sẽ thiếu cái ăn.

Cuối tháng 10.2020, tại tỉnh Quảng Trị xảy ra mưa lớn, trên đỉnh núi Tà Bang (thuộc thôn La Ri Lào, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) xuất hiện vết nứt dài, nên địa phương đã xây dựng khu tái định cư Ra Li - Rào để di dời các hộ dân ở trong phạm vi nguy hiểm.
Cuối tháng 10.2020, tại tỉnh Quảng Trị xảy ra mưa lớn, trên đỉnh núi Tà Bang (xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) xuất hiện vết nứt dài, nên địa phương đã xây dựng khu tái định cư RaLy - Rào để di dời các hộ dân ở trong phạm vi nguy hiểm.
Khu tái định cư Ra Li – Rào do UBND xã Hướng Sơn làm chủ đầu tư, xây dựng 45 căn dành cho 45 hộ từ nguồn vốn xã hội hóa. Dự án khởi công 1.2021, hoàn thành 8.2021 với kinh phí xây dựng 45 căn nhà 5,4 tỉ đồng; ống cấp nước và công trình nước sạch gần 1,8 tỉ đồng, đường bê tông và san lấp mặt bằng hơn 1,3 tỉ đồng.
Khu tái định cư RaLy – Rào do UBND xã Hướng Sơn làm chủ đầu tư, xây dựng 45 căn dành cho 45 hộ từ nguồn vốn xã hội hóa. Dự án khởi công 1.2021, hoàn thành 8.2021 với kinh phí xây dựng 45 căn nhà 5,4 tỉ đồng; ống cấp nước và công trình nước sạch gần 1,8 tỉ đồng, đường bê tông và san lấp mặt bằng hơn 1,3 tỉ đồng.
Do khu tái định cư không có dân, nên hệ thống điện chưa được bắt vào từng căn nhà.
Do khu tái định cư không có dân, nên hệ thống điện chưa được bắt vào từng căn nhà.
Ở khu tái định cư có hệ thống nước tự chảy, nhưng vào mùa khô thiếu nước. Đất ở khu tái định cư cũng khô khắt, nên cây xanh trồng đã lâu cũng không lên được.
Ở khu tái định cư có hệ thống nước tự chảy, nhưng vào mùa khô thiếu nước. Đất ở khu tái định cư cũng khô khắt, nên cây xanh trồng đã lâu cũng không lên được.
Cả khu tái định cư có 45 căn nhà, thì chỉ có 2 căn được sử dụng. Trong ảnh là ông Hồ Văn Xể cùng vợ bám trụ tại khu tái định cư. Do ở khu tái định cư mỗi hộ chỉ được cấp 300 m2 đất, xây nhà hết 30 m2, phần còn lại không thể sản xuất được gì. “Lên đây ở rất khó khăn, vì xa nơi ở cũ và không có đất để sản xuất” - ông Hồ Văn Xể, nói.
Cả khu tái định cư có 45 căn nhà, thì chỉ có 2 căn được sử dụng. Trong ảnh là ông Hồ Văn Xể cùng vợ bám trụ tại khu tái định cư. Ở khu tái định cư mỗi hộ chỉ được cấp 300 m2 đất, xây nhà hết 30 m2, phần còn lại không thể sản xuất được gì. “Lên đây ở rất khó khăn, vì xa nơi ở cũ và không có đất để sản xuất” - ông Hồ Văn Xể nói.
2 hộ ở lại khu tái định là vợ chồng ông Hồ Văn Xể và gia đình của con trai ông Xể là Hồ Văn Phưn. Ban ngày, vợ chồng Phưn đi làm thuê, con thì gửi cho ông bà nội chăm, đến tối mới trở về. “Không biết bám trụ ở đây được bao lâu. Đất không có, mùa nắng nước không có. Mưa gió lớn thì mái tôn không chịu được, bị giật lên rồi nước mưa tràn vào” - ông Hồ Văn Xể, cho biết thêm.
2 hộ ở lại khu tái định là vợ chồng ông Hồ Văn Xể và gia đình của con trai ông Xể là Hồ Văn Phưn. Ban ngày, vợ chồng Phưn đi làm thuê, con thì gửi cho ông bà nội chăm, đến tối mới trở về. “Không biết bám trụ ở đây được bao lâu. Đất không có, mùa nắng nước không có. Mưa gió lớn thì mái tôn không chịu được, bị giật lên rồi nước mưa tràn vào” - ông Hồ Văn Xể cho biết thêm.
Các căn nhà khác trong khu tái định cư phần lớn đều khóa trái cửa. Có căn làm nơi chăn thả bò. Có căn đã xuống cấp, cửa hư hỏng.
Các căn nhà khác trong khu tái định cư phần lớn đều khóa trái cửa. Có căn làm nơi chăn thả bò. Có căn đã xuống cấp, cửa hư hỏng.
Ở khu tái định cư có xây dựng 1 điểm trường, nhưng không có học sinh, nên đành đóng cửa, bỏ hoang.
Ở khu tái định cư có xây dựng 1 điểm trường, nhưng không có học sinh, nên đành đóng cửa, bỏ hoang.
Bà Hồ Thị Bi được cấp 1 căn nhà ở khu tái định cư nói trên. Tuy nhiên bà Bi sống nương tựa vào con cháu, nhưng con cháu lại không chịu rời làng để lên khu tái định cư, nên bà ở lại nhà cũ.
Bà Hồ Thị Bi được cấp 1 căn nhà ở khu tái định cư nói trên. Tuy nhiên bà Bi sống nương tựa vào con cháu, nhưng con cháu lại không chịu rời làng để lên khu tái định cư, nên bà ở lại nhà cũ.
Gia đình chị Hồ Thị Hoa có 5 người có ngôi nhà dưới chân núi Tà Bang có xuất hiện vết nứt. Mỗi lần có dự báo mưa to gió lớn, cả nhà sẽ lên khu tái định cư để trú ẩn. Hết mưa gió thì trở về nhà. “Ở đây có ruộng, có vườn, có đất trồng sắn. Khu tái định cư cách nơi này khoảng 4km, nếu ở lại trên đó thì sẽ không có cái ăn” - chị Hồ Thị Hoa, cho hay.
Gia đình chị Hồ Thị Hoa 5 người sống ở ngôi nhà dưới chân núi Tà Bang có xuất hiện vết nứt. Mỗi lần có dự báo mưa to gió lớn, cả nhà sẽ lên khu tái định cư để trú ẩn. Hết mưa gió thì trở về nhà. “Ở đây có ruộng, có vườn, có đất trồng sắn. Khu tái định cư cách nơi này khoảng 4km, nếu ở lại trên đó thì sẽ không có cái ăn” - chị Hồ Thị Hoa cho hay.
Ông Lê Trọng Tường - Chủ tịch UBND xã Hướng Sơn cho hay, những ngôi nhà ở dưới chân núi Tà Bang tiềm ẩn nguy cơ bị sạt lở. Thế nhưng, xây khu tái định cư để đưa người dân lên ở thì chỉ có 2 hộ ở lại. “Chúng tôi đã tuyên truyền, cố gắng hỗ trợ bằng cách xây dựng thêm các công trình vệ sinh, trồng cây ăn quả... nhưng các hộ dân vẫn chọn sinh sống ở làng cũ” - ông Lê Trọng Tường, nói.
Ông Lê Trọng Tường - Chủ tịch UBND xã Hướng Sơn cho hay, những ngôi nhà ở dưới chân núi Tà Bang tiềm ẩn nguy cơ bị sạt lở. Thế nhưng, xây khu tái định cư để đưa người dân lên ở thì chỉ có 2 hộ ở lại. “Chúng tôi đã tuyên truyền, cố gắng hỗ trợ bằng cách xây dựng thêm các công trình vệ sinh, trồng cây ăn quả... nhưng các hộ dân vẫn chọn sinh sống ở làng cũ. Tới đây, xã sẽ rà soát, tìm diện tích đất phù hợp gần khu tái định cư để cấp cho người dân” - ông Lê Trọng Tường nói.
HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Ngổn ngang 4 khu tái định cư dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

HÀ ANH CHIẾN |

Dự án cao tốc Biên Hòa qua Đồng Nai phải bố trí tái định cư cho 1.557 hộ dân nhưng đến nay 2 khu tái định cư ở TP Biên Hòa mới thực hiện tới bước phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, còn 2 khu tái định cư ở huyện Long Thành đã khởi công nhưng vẫn còn ngổn ngang, khiến Đồng Nai chưa thể bố trí tái định cư cho người dân.

Dân vào ở hơn 10 năm, nhiều khu tái định cư ở Đắk Nông vẫn không có điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước

PHAN TUẤN |

Đắk Nông - Hiện nay, trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa đang có rất nhiều khu tái định cư được đầu tư theo kiểu nửa vời, còn thiếu về cơ sở hạ tầng, gây khó khăn cho đời sống nhân dân.

Phát gạo không phải là giải pháp ngăn dân bỏ khu tái định cư, "nhảy rừng"

Thanh Hải |

Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các đơn vị liên quan sớm xử lý dứt điểm thực trạng dân rời khỏi khu tái định cư số 2, thuộc dự án thủy lợi Krông Pách thượng, thời điểm trước Tết.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm và làm việc tại Uruguay

Ban Đối ngoại |

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại một số quốc gia Nam Mỹ, ngày 8 - 9.3, Đoàn đại biểu cấp cao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến chào đồng chí Juan Castillo, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Uruguay; hội đàm với Ông Mensaje Marcelo Abdala, Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn Uruguay (PIT-CNT) và làm việc với ông Mario Arizti, Thứ trưởng Bộ Lao động và An sinh xã hội Uruguay.

Cục Đường bộ lên tiếng vụ xe bị tước phù hiệu vẫn ngang nhiên hoạt động

Nhóm phóng viên |

Báo Lao Động vừa có bài viết phản ánh nhiều xe bị tước phù hiệu vẫn ngang nhiên hoạt động, trong đó có nhà xe Phiệt Học. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện, xe này được cấp 2 phù hiệu. Đại diện Cục đường bộ Việt Nam cho biết, trên hệ thống không thể nào có 2 đơn vị cấp phù hiệu cùng một lúc được.

Kinh doanh theo trend, người lợi nhuận trăm triệu, người ngậm ngùi lỗ vốn

VÂN HI |

Từ gỏi gà măng cụt, trà mãng cầu, bánh đồng xu phô mai đã tạo nên cơn sốt sau khi trở thành trend (xu hướng), phủ sóng khắp nơi kéo các đơn hàng liên tục tăng cho nhà vườn, cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, không lâu sau vì loại hình kinh doanh có vòng đời ngắn, cung vượt cầu dẫn đến hộ kinh doanh nhỏ lẻ thua lỗ, thậm chí dẹp tiệm.

Công an điều tra vụ khai thác vàng trái phép khiến 1 người chết ở Lai Châu

THANH BÌNH |

Một chủ bưởng vàng tại Lai Châu hứa trả 250 triệu đồng cho gia đình nạn nhân để dàn xếp vụ chết người do khai thác vàng trái phép vừa bị phát hiện.

Nguyên nhân vụ tai nạn thảm khốc khiến 2 vợ chồng tử vong trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Ngày 11.3, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đã có thông tin ban đầu về vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại cao tốc Cam Lộ - La Sơn khiến 2 vợ chồng tử vong.

Ngổn ngang 4 khu tái định cư dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

HÀ ANH CHIẾN |

Dự án cao tốc Biên Hòa qua Đồng Nai phải bố trí tái định cư cho 1.557 hộ dân nhưng đến nay 2 khu tái định cư ở TP Biên Hòa mới thực hiện tới bước phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, còn 2 khu tái định cư ở huyện Long Thành đã khởi công nhưng vẫn còn ngổn ngang, khiến Đồng Nai chưa thể bố trí tái định cư cho người dân.

Dân vào ở hơn 10 năm, nhiều khu tái định cư ở Đắk Nông vẫn không có điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước

PHAN TUẤN |

Đắk Nông - Hiện nay, trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa đang có rất nhiều khu tái định cư được đầu tư theo kiểu nửa vời, còn thiếu về cơ sở hạ tầng, gây khó khăn cho đời sống nhân dân.

Phát gạo không phải là giải pháp ngăn dân bỏ khu tái định cư, "nhảy rừng"

Thanh Hải |

Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các đơn vị liên quan sớm xử lý dứt điểm thực trạng dân rời khỏi khu tái định cư số 2, thuộc dự án thủy lợi Krông Pách thượng, thời điểm trước Tết.