Nơi bác sĩ chiến đấu với "tử thần" giành lại sự sống cho bệnh nhân COVID-19

ANH TÚ - KHÁNH LINH |

Sau hơn 10 ngày đi vào hoạt động, Trung tâm Điều trị bệnh nhân COVID-19 của Bệnh viện Quân y 175 đã tiếp nhận và điều trị cho những bệnh nhân COVID-19 đặc biệt, họ là những bệnh nhân đang đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết.

Trung tâm Điều trị bệnh nhân COVID-19 trong khuôn viên BV Quân y 175 đã đi vào hoạt động được hơn một tuần. Cả ngày lẫn đêm, nhân viên y tế vẫn đang gấp gáp ra vào các phòng điều trị. Đây là một trong những “thành trì” chiến đấu với COVID-19 ở mức cao nhất - Nơi các bác sĩ mỗi ngày đều phải giành giật sự sống cho bệnh nhân tại TPHCM.
Trung tâm Điều trị bệnh nhân COVID-19 trong khuôn viên BV Quân y 175 đã đi vào hoạt động được hơn một tuần. Cả ngày lẫn đêm, nhân viên y tế vẫn đang gấp gáp ra vào các phòng điều trị.
Đây là một trong những “thành trì” chiến đấu với COVID-19 ở mức cao nhất - Nơi các bác sĩ mỗi ngày đều phải giành giật sự sống cho bệnh nhân tại TPHCM.
Các y bác sĩ của khu vực điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch hoàn tất việc trang bị đồ bảo hộ ở phòng mặc PPE. Sẵn sàng vào thay ca cho đồng nghiệp. Trước khi vào làm việc trong phòng điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế buộc phải mang đồ bảo hộ cấp 4 (cấp cao nhất cho nhân viên y tế khu vực nguy hiểm).
Các y bác sĩ của khu vực điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch hoàn tất việc trang bị đồ bảo hộ ở phòng mặc PPE. Sẵn sàng vào thay ca cho đồng nghiệp. Trước khi vào làm việc trong phòng điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế buộc phải mang đồ bảo hộ cấp 4 (cấp cao nhất cho nhân viên y tế khu vực nguy hiểm).
Các y bác sĩ của khu vực điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch hoàn tất việc trang bị đồ bảo hộ ở phòng mặc PPE, sẵn sàng vào thay ca cho đồng nghiệp. Trước khi vào làm việc trong phòng điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế buộc phải mang đồ bảo hộ cấp 4 (cấp cao nhất cho nhân viên y tế khu vực nguy hiểm).
Trong phòng điều hành của Trung tâm, Thượng tá, bác sĩ chuyên khoa II (BSCK II) Vũ Đình Ân, Phó chủ nhiệm Khoa HSTC và Thiếu tá, bác sĩ Diệp Hồng Kháng (Phụ trách Khoa điều trị bệnh nhân nguy kịch) đang cùng nhau theo dõi chiếc màn hình khổng lồ được chia thành 25 màn hình nhỏ, trên đó hiện rõ từng phòng của bệnh nhân. “Chúng tôi phải theo dõi chặt chẽ các bệnh nhân 24/24 giờ vì diễn biến của những ca COVID-19 nặng rất nhanh”, bác sĩ Diệp Hồng Kháng chia sẻ.
Tiếng máy thở, tiếng máy monitor kêu từng hồi đều đặn, xen kẽ trong khu phòng điều trị COVID-19. Các y bác sĩ đang kiểm tra lại lần cuối những bệnh nhân nguy kịch để chuẩn bị cho ê-kíp tiếp theo vào thay ca sau 7 tiếng làm việc liên tục.
Tiếng máy thở, tiếng máy monitor kêu từng hồi đều đặn, xen kẽ trong khu phòng điều trị COVID-19. Các y bác sĩ đang kiểm tra lại lần cuối những bệnh nhân nguy kịch để chuẩn bị cho ê-kíp tiếp theo vào thay ca sau 7 tiếng làm việc liên tục.
Mọi việc giao dịch, trao đổi giữa điều dưỡng trưởng, bác sĩ với các đồng nghiệp bên ngoài là qua điện đàm
Mọi việc giao dịch, trao đổi giữa điều dưỡng trưởng, bác sĩ với các đồng nghiệp bên ngoài là qua điện đàm.
Một nhân viên y tế tại đây sẽ phụ trách theo dõi 3-4 bệnh nhân mỗi đêm. Nếu một một số ca diễn biến nặng có dấu hiệu nguy kịch, sẽ tiến hành cấp cứu ngay tại chỗ.
Một nhân viên y tế tại đây sẽ phụ trách theo dõi 3-4 bệnh nhân mỗi đêm. Nếu một số ca diễn biến nặng có dấu hiệu nguy kịch, sẽ tiến hành cấp cứu ngay tại chỗ.
Hầu hết các bệnh nhân được chuyển đến đây đều có tiên lượng nặng, nguy kịch nên phải gắn rất nhiều loại máy móc để duy trì sự sống.
Theo chân vào từng phòng điều trị, càng thấm sự bản lĩnh, kiên cường của những “chiến sĩ” chữa bệnh. Bác sĩ Tạ Văn Bạch tâm sự: “Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 có nhiều áp lực: nguy cơ lây nhiễm, áp lực bệnh nhân trở nặng, việc điều trị cho bệnh nhân nặng thì lâu và dai dẳng hơn. Động lực lớn nhất với tôi là được nhìn thấy bệnh nhân được hồi phục, xuất viên trở về. Có không ít lần tôi cũng cảm thấy buồn, đau lòng khi không cứu được bệnh nhân, phải chứng kiến cảnh các gia đình mất đi người thân, có nhiều cảm xúc đan xen lắm. Nhưng chỉ trong phút chốc thôi, sau đó tôi phải lấy lại tinh thần để tiếp tục làm việc“.
Theo chân vào từng phòng điều trị, càng thấm sự bản lĩnh, kiên cường của những “chiến sĩ” chữa bệnh. Bác sĩ Tạ Văn Bạch tâm sự: “Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 có nhiều áp lực: nguy cơ lây nhiễm, áp lực bệnh nhân trở nặng, việc điều trị cho bệnh nhân nặng thì lâu và dai dẳng hơn. Động lực lớn nhất với tôi là được nhìn thấy bệnh nhân được hồi phục, xuất viện trở về. Có không ít lần tôi cũng cảm thấy buồn, đau lòng khi không cứu được bệnh nhân, phải chứng kiến cảnh các gia đình mất đi người thân, có nhiều cảm xúc đan xen lắm. Nhưng chỉ trong phút chốc thôi, sau đó tôi phải lấy lại tinh thần để tiếp tục làm việc“.
Trong quá trình theo dõi bác sĩ Tạ Văn Bạch làm việc, bác sĩ cũng  kể cho tôi  nghe về câu chuyện buồn nhưng đầy kỳ tích về bệnh nhân COVID-19 đầu tiên nhập viện. “Hôm đầu tiên bệnh nhân B.T.T được vào nhập viện cùng với chồng. Cả gia đình bệnh nhân B.T.T có 5 người đều mắc COVID-19. Khi nhận viện, bệnh nhân B.T.T có tình trạng bệnh nặng, suy hô hấp, nguy kịch phải đặt nội khí quản. Người chồng không cần thở oxi. Do triệu chứng nhẹ nên người chồng được chuyển đi xuống “tầng” khác phù hợp hơn để điều trị. Tuy nhiên, rất tiếc chỉ sau 4 ngày con gái bệnh nhân gọi báo cho chúng tôi chồng bệnh nhân đã tử vong.
Trong quá trình theo dõi bác sĩ Tạ Văn Bạch làm việc, bác sĩ cũng kể cho tôi nghe về câu chuyện buồn nhưng đầy kỳ tích về bệnh nhân COVID-19 đầu tiên -B.T.T nhập viện. “Hôm đầu tiên bệnh nhân B.T.T được vào nhập viện cùng với chồng. Cả gia đình bệnh nhân B.T.T có 5 người đều mắc COVID-19. Khi nhập viện, bệnh nhân B.T.T có tình trạng bệnh nặng, suy hô hấp, nguy kịch phải đặt nội khí quản. Người chồng không cần thở oxi. Do triệu chứng nhẹ nên người chồng được chuyển đi xuống tầng khác phù hợp hơn để điều trị. Tuy nhiên, rất tiếc chỉ sau 4 ngày con gái bệnh nhân gọi báo cho chúng tôi chồng bệnh nhân đã tử vong.
Tình hình bệnh nhân B.T.T rất nguy kịch nên được chúng tôi tiến hành đặt nội khí quản và lọc máu liên tục, rất may mắn là hiện bà đã thở được. Đó là kỳ tích đối với bệnh nhân và với cả những bác sĩ như chúng tôi. Khi nhận bệnh nhân này, chúng tôi chưa thành lập Trung tâm điều trị hồi sức nên nhận bệnh và điều trị ở khoa Truyền nhiễm, lúc đó bệnh nhân rất nguy kịch. Bác sĩ Bạch đã chiến đấu với bệnh B.T.T từ những ngày đầu tiên, lúc đó 1 ngày bà B.T.T thở hết 6 bình oxi“- BS Ân nói.
Tình hình bệnh nhân B.T.T rất nguy kịch nên được các bác sĩ tiến hành đặt nội khí quản và lọc máu liên tục, rất may mắn là hiện bệnh nhân đã thở được. Đó là kỳ tích đối với bệnh nhân và với cả những bác sĩ như chúng tôi. Khi nhận bệnh nhân này, chúng tôi chưa thành lập Trung tâm điều trị hồi sức nên nhận bệnh và điều trị ở khoa Truyền nhiễm, lúc đó bệnh nhân rất nguy kịch. Tôi và các bác sĩ đã chiến đấu với bệnh B.T.T từ những ngày đầu tiên, lúc đó 1 ngày bà B.T.T thở hết 6 bình oxy“- BS Bạch chia sẻ.
Khu điều trị bệnh nhân nặng, các bác sĩ điều trị đặc biệt phải lưu ý, bệnh nhân rất nguy kịch, cần theo dõi và xử trí hết sức khẩn trương, bởi nếu không được can thiệp kịp thời thì bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Khu điều trị bệnh nhân nặng, các bác sĩ điều trị đặc biệt phải lưu ý, bệnh nhân rất nguy kịch, cần theo dõi và xử trí hết sức khẩn trương, bởi nếu không được can thiệp kịp thời thì bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Mọi hoạt động bình thường nhất trong bộ đồ bảo hộ đều trở nên khó khăn và tốn sức vô cùng. Vậy mà, các y, bác sĩ, điều dưỡng viên ở đây liên tục di chuyển, cấp cứu, hỗ trợ bệnh nhân giữa các phòng điều trị suốt ca trực.
Mọi hoạt động bình thường nhất trong bộ đồ bảo hộ đều trở nên khó khăn và tốn sức vô cùng. Vậy mà, các y, bác sĩ, điều dưỡng viên ở đây liên tục di chuyển, cấp cứu, hỗ trợ bệnh nhân giữa các phòng điều trị suốt ca trực.
Tất cả mọi việc chăm sóc cho bệnh nhân đều không thể có người nhà nên các điều dưỡng phải thay nhau làm từ A tới Z. Và mọi việc đều phải cẩn trọng, phải đảm bảo công tác an toàn cho bản thân y bác sĩ và đảm bảo công tác phòng chống nhiễm khuẩn trong khoa.
Một số nhân viên y tế khác thấm mệt sau nhiều giờ làm việc căng thẳng, dựa tạm vào tường để nghỉ ngơi trong chốc lát.
Một số nhân viên y tế khác thấm mệt sau nhiều giờ làm việc căng thẳng, dựa tạm vào tường để nghỉ ngơi trong chốc lát.
Điều dưỡng viên Vũ Thị Yến, Khoa Hồi sức ngoại, BVQY 175 được tăng cường vào làm việc tại Khoa Điều trị bệnh nhân nguy kịch từ ngày đầu thành lập chia sẻ, công việc thường ngày trước đây là chăm sóc bệnh nhân nặng, bệnh nhân đặc biệt, tuy nhiên, chăm sóc bệnh nhân COVID-19 nguy kịch rất khác. "Phải mặc đồ bảo hộ kín mít nên áp lực công việc nhân lên gấp đôi. Việc nói chuyện, trao đổi công việc cũng tốn rất nhiều sức nên phải vô cùng hạn chế"- Điều dưỡng viên Vũ Thị Yến chia sẻ.
Khuôn mặt với những vết hằn đỏ vì phải đeo khẩu trang sau một thời gian dài của bác sĩ Tạ Văn Bạch.

ANH TÚ - KHÁNH LINH
TIN LIÊN QUAN

Cách khuyến khích bạn bè, gia đình khi họ chần chừ tiêm vaccine COVID-19

Hương Giang |

Theo Healthline, nhiều người cho biết những cuộc trò chuyện với bạn bè, thành viên gia đình và bác sĩ về việc được tiêm vaccine COVID-19 mà không gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào là lý do khiến họ thay đổi quyết định tiêm.

TPHCM điều chỉnh kế hoạch tiêm vaccine COVID-19, ưu tiên tiêm theo độ tuổi

Huyên Nguyễn |

Điểm mới trong kế hoạch điều chỉnh tiêm vaccine COVID-19 tại TPHCM là người trên 65 tuổi và người có bệnh lý nền được tiêm tại tất cả các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động. Địa phương sắp xếp tổ chức tiêm theo thứ tự ưu tiên về độ tuổi (nhóm trên 50 tuổi, nhóm trên 35 tuổi, nhóm trên 18 tuổi).

TPHCM có thêm gần 3.500 bệnh nhân COVID-19 xuất viện

Thanh Chân |

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, thành phố vừa có thêm 3.493 bệnh nhân COVID-19 xuất viện.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Cách khuyến khích bạn bè, gia đình khi họ chần chừ tiêm vaccine COVID-19

Hương Giang |

Theo Healthline, nhiều người cho biết những cuộc trò chuyện với bạn bè, thành viên gia đình và bác sĩ về việc được tiêm vaccine COVID-19 mà không gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào là lý do khiến họ thay đổi quyết định tiêm.

TPHCM điều chỉnh kế hoạch tiêm vaccine COVID-19, ưu tiên tiêm theo độ tuổi

Huyên Nguyễn |

Điểm mới trong kế hoạch điều chỉnh tiêm vaccine COVID-19 tại TPHCM là người trên 65 tuổi và người có bệnh lý nền được tiêm tại tất cả các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động. Địa phương sắp xếp tổ chức tiêm theo thứ tự ưu tiên về độ tuổi (nhóm trên 50 tuổi, nhóm trên 35 tuổi, nhóm trên 18 tuổi).

TPHCM có thêm gần 3.500 bệnh nhân COVID-19 xuất viện

Thanh Chân |

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, thành phố vừa có thêm 3.493 bệnh nhân COVID-19 xuất viện.