Những người chèo đò ở Ninh Bình: Cực nhọc nhưng vui khi đông khách

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Nghề lái đò phục vụ khách du lịch tưởng chừng là công việc đơn giản, thế nhưng khi ngồi trên những chuyến đò, dưới cái nắng 40 độ C chúng ta mới cảm nhận được những vất vả cực nhọc mà họ phải trải qua để mang lại những trải nghiệm thú vị cho khách du lịch.

Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có gần 5.000 lao động làm nghề chèo đò tại các khu, điểm du lịch như: Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu du lịch Tam Vốc - Bích Động, Khu du lịch đầm Vân Long, Khu du lịch sinh thái Vườn chim Thung Nham... Ảnh: NT
Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có gần 5.000 lao động làm nghề chèo đò tại các khu, điểm du lịch như: Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Khu du lịch đầm Vân Long, Khu du lịch sinh thái Vườn chim Thung Nham... Ảnh: NT
Hầu hết những người lái đò ở các khu, điểm du lịch đều là phụ nữ trung niên, chỉ một số ít là nam giới, họ là những nông dân nghèo sống nhờ vào nghề chèo đò tại các khu du lịch. Ảnh: NT
Hầu hết những người lái đò ở các khu, điểm du lịch đều là phụ nữ trung niên, chỉ một số ít là nam giới, họ là những nông dân nghèo sống nhờ vào nghề chèo đò tại các khu du lịch. Ảnh: NT
Để được vào lái đò phục vụ khách du lịch, họ đã phải trải qua một lớp huấn luyện rồi thi kỹ năng, đạt tiêu chuẩn mới được hành nghề. Công việc của họ bắt đầu từ sáng sớm cho tới chiều tối. Ảnh: NT
Để được vào lái đò phục vụ khách du lịch, họ phải trải qua một lớp huấn luyện rồi thi kỹ năng, đạt tiêu chuẩn mới được hành nghề. Công việc của họ bắt đầu từ sáng sớm cho tới chiều tối. Ảnh: NT
Bà Nguyễn Thị Tuyến (57 tuổi) người có nhiều năm kinh nghiệm chèo đò phục vụ khách du lịch tại Khu du lịch sinh thái Tràng An chia sẻ, không phải họ gặp khách là đi luôn mà phải lần lượt quay vòng.  “Khách đông thì mới nhanh đến lượt, dù mệt nhưng tôi rất vui vì sau một thời gian dài khu du lịch phải đóng cửa vì dịch COVID-19, nay đã mở cửa trở lại và khách du lịch ngày một đông nên nghề này cũng mang lại thu nhập ổn định” - bà Tuyến nói. Ảnh: NT
Bà Nguyễn Thị Tuyến (57 tuổi) người có nhiều năm kinh nghiệm chèo đò phục vụ khách du lịch tại Khu du lịch sinh thái Tràng An chia sẻ, một chuyến chúng tôi thường chở 5 người đối với khách trong nước và 4 người đối với khách nước ngoài. Không phải cứ gặp khách là chở mà phải lần lượt quay vòng. “Khách đông thì mới nhanh đến lượt, dù mệt nhưng tôi rất vui vì sau một thời gian dài khu du lịch phải đóng cửa vì dịch COVID-19, nay đã mở cửa trở lại và khách du lịch ngày một đông nên nghề này cũng mang lại thu nhập ổn định” - bà Tuyến nói. Ảnh: NT
Nghề chèo đò, phục vụ khách du lịch tuy vất vả là thế, song đây cũng là công việc chính mang lại thu nhập cho hàng nghìn lao động tại các vùng quê ở Ninh Bình. Ảnh: NT
Nghề chèo đò, phục vụ khách du lịch tuy vất vả là thế, song đây cũng là công việc chính mang lại thu nhập cho hàng nghìn lao động tại các vùng quê ở Ninh Bình. Ảnh: NT
 
Tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình), mỗi chuyến đò phục vụ khách du lịch tham quan cả đi lẫn về kéo dài trung bình khoảng 3 giờ đồng hồ. Đó cũng là thời gian người lái đò phải chèo liên tục. Mỗi chuyến, người lái đò ở đây được trả công 200.000 đồng, bình quân mỗi tháng thu nhập của những lái đò ở đây cũng đạt khoảng 6 triệu đồng. Ảnh: NT
Dù trời mưa hay nắng, những lái đò ở đây vẫn miệt mài với hành trình đưa du khách khám phá vẻ đẹp của các khu, điểm du lịch độc đáo ở Ninh Bình. Ảnh: NT
Dù trời mưa hay nắng, những lái đò ở đây vẫn miệt mài với hành trình đưa du khách khám phá vẻ đẹp của các khu, điểm du lịch độc đáo ở Ninh Bình. Ảnh: NT
“Những đoạn sông thẳng, nước lớn thì chèo đò đỡ mệt hơn, vất vả nhất là khi đi qua những hang tối và nhỏ. Lối đi chỉ vẻn vẹn vừa 1 chiếc đò khiến người lái đò chúng tôi phải căng mình điều khiển, luồn lách cho con đò đi đúng hướng, không để khách bị va đầu vào vách đá” - chị Nguyễn Thị Nương  - lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An - chia sẻ. Ảnh: NT
“Những đoạn sông thẳng, nước lớn thì chèo đò đỡ mệt hơn, vất vả nhất là khi đi qua những hang tối và nhỏ. Lối đi chỉ vẻn vẹn vừa 1 chiếc đò khiến người lái đò chúng tôi phải căng mình điều khiển, luồn lách cho con đò đi đúng hướng, không để khách bị va đầu vào vách đá” - chị Nguyễn Thị Nương - lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An - chia sẻ. Ảnh: NT
Nhiều lái đò vì mỏi tay nên phải dùng chân để chèo đò. Ảnh: NT
Nhiều lái đò vì mỏi tay nên phải dùng chân để chèo đò. Ảnh: NT
Hai năm qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến hàng nghìn lái đò ở các khu, điểm du lịch tại Ninh Bình lâm vào cảnh thất nghiệp khiến cuộc sống, sinh hoạt của những lái đò ở đây gặp nhiều khó khăn, phải xoay đủ nghề mưu sinh. Để có thu nhập, những người lái đò ở đây phải đi gặt lúa, làm cỏ thuê, phụ hồ… Bởi vậy, họ rất vui mừng khi các khu du lịch mở cửa trở lại và khách du lịch mỗi ngày một đông, họ được trở lại với công việc quên thuộc hàng ngày chèo đò phục vụ khách du lịch. Ảnh: NT
Hai năm qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến hàng nghìn lái đò ở các khu, điểm du lịch tại Ninh Bình lâm vào cảnh thất nghiệp khiến cuộc sống, sinh hoạt của những lái đò ở đây gặp nhiều khó khăn, phải xoay đủ nghề mưu sinh. Để có thu nhập, những người lái đò ở đây phải đi gặt lúa, làm cỏ thuê, phụ hồ… Bởi vậy, họ rất vui mừng khi các khu du lịch mở cửa trở lại và khách du lịch mỗi ngày một đông, họ được trở lại với công việc quên thuộc hàng ngày chèo đò phục vụ khách du lịch. Ảnh: NT
Nghề chèo đò tuy nhọc nhằn, vất vả... xong nụ cười luôn nở trên môi những người lái đò ở đây mỗi khi kết thúc một hành trình đưa du khách khám phá vẻ đẹp của các khu, điểm du lịch. Ảnh: NT
Vừa chở một đoàn khách gồm 5 người hoàn thành chuyến tham quan Tràng An về tới bến, ông Lưu Đình Điệp (một lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An) chia sẻ, nghề lái đò tuy có vất vả nhưng thu nhập mang lại cũng đủ để trang trải cho cuộc sống. "Ở đây, chúng tôi được trả công 200.000 đồng/chuyến, nếu đông khách có ngày cũng được hai chuyến, ngoài ra khách đi đò còn bồi dưỡng thêm nên thu nhập mỗi tháng cũng được từ 5 đến 6 triệu đồng. Ở quê thu nhập như vậy là cũng đủ để trang trải cho cuộc sống rồi" - ông Điệp chia sẻ. Ảnh: NT
NGUYỄN TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Người lao động vất vả mưu sinh dưới cái nắng đổ lửa

Thanh Chung - Nguyễn Linh |

Đà Nẵng - Thời tiết oi bức, nắng nóng kéo dài trong những ngày gần đây đã ảnh hưởng rất lớn đến người dân, đặc biệt là những người lao động ngoài trời.

Nghề chèo đò phục vụ khách du lịch ở Ninh Bình "hồi sinh" sau dịch COVID-19

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình phải đóng cửa, kéo theo đó là hàng nghìn lái đò tại các khu du lịch phải gác mái chèo. Đến nay, khi dịch COVID-19 đã được kiểm soát, cuộc sống trở lại bình thường, những lái đò ở đây lại vung mái chèo, đưa du khách khám phá vẻ đẹp của các khu, điểm du lịch.

Nhọc nhằn nghề chăm sóc cảnh quan đô thị giữa trời nắng gắt

PHONG LINH |

Cần Thơ - Trong cái nắng oi bức của những ngày cuối tháng 4, những công nhân chăm sóc cây cảnh vẫn miệt mài làm việc giữa trưa nắng gắt...

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Đà Nẵng: Người lao động vất vả mưu sinh dưới cái nắng đổ lửa

Thanh Chung - Nguyễn Linh |

Đà Nẵng - Thời tiết oi bức, nắng nóng kéo dài trong những ngày gần đây đã ảnh hưởng rất lớn đến người dân, đặc biệt là những người lao động ngoài trời.

Nghề chèo đò phục vụ khách du lịch ở Ninh Bình "hồi sinh" sau dịch COVID-19

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình phải đóng cửa, kéo theo đó là hàng nghìn lái đò tại các khu du lịch phải gác mái chèo. Đến nay, khi dịch COVID-19 đã được kiểm soát, cuộc sống trở lại bình thường, những lái đò ở đây lại vung mái chèo, đưa du khách khám phá vẻ đẹp của các khu, điểm du lịch.

Nhọc nhằn nghề chăm sóc cảnh quan đô thị giữa trời nắng gắt

PHONG LINH |

Cần Thơ - Trong cái nắng oi bức của những ngày cuối tháng 4, những công nhân chăm sóc cây cảnh vẫn miệt mài làm việc giữa trưa nắng gắt...