Những mảnh đời chật vật giữa dịch COVID-19 trong xóm trọ xập xệ ở TPHCM

Hà Phương - Thanh Chân |

Những ngôi nhà xập xệ, ẩm thấp ở các xóm trọ nghèo nằm lâu năm dưới chân cầu Xóm Củi (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM) là "mái ấm" của hàng trăm hộ dân. Những ngày này, họ không những phải chống chọi với từng bữa ăn mà còn gồng mình chống dịch COVID-19.

 
Dưới cầu Xóm Củi (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM) là những dãy trọ nằm ở đây rất nhiều năm. Mỗi khu trọ có hàng chục ngôi nhà xập xệ, ẩm thấp, thường là nơi ở của những người có thu nhập thấp. Ảnh: Hà Phương.
 
Ông Nguyễn Văn Hải (57 tuổi) trọ ở căn nhà chật chội với diện tích chỉ vỏn vẹn chưa đầy 5m2. Căn phòng bé nhỏ, ẩm thấp, trước mặt là đống ve chai ông lượm được, sau lưng nhà là con kênh đầy rác thuộc ấp 3, xã Bình Hưng. Ảnh: Thanh Chân.
 
Ông tâm sự: "Tôi và bà xã không có quê để về nên ở lại. Dịch này, tôi kiếm được ít hơn, chỉ khoảng vài chục nghìn một ngày. Hai vợ chồng già chỉ kiếm đủ để trả tiền trọ. Nhà có mỗi chiếc quạt điện với chiếc xe đạp là quý nhất rồi bán cũng được bao nhiêu. Vợ chồng tôi cứ thế, nương tựa nhau mà sống đã nhiều năm nay". Ảnh: Hà Phương.
 
Cũng chẳng khá khẩm hơn ông Hải, bà Nguyễn Thị Mai (79 tuổi) kể: "Từ hôm 1.4 đến nay, tôi cũng không kiếm được đồng nào. Ngày trước, có ngày kiếm được nhiều nhất thì khoảng 100 – 200 nghìn đồng mỗi ngày nhưng hiếm lắm. Giờ thì chẳng đủ tiền mua thức ăn, bữa cơm nhiều khi chỉ có mớ rau luộc từ số tiền ít ỏi người ta cho. Trước đây còn có thịt, cá chứ giờ thì... Cũng may, hôm trước, tôi được mấy cô chú ở phường cho gạo với 100 nghìn đồng". Ảnh: Hà Phương.
 
Bà Mai làm nghề lượm ve chai để kiếm sống qua ngày. Hằng ngày, bà vẫn thường đi khắp các con xóm nhỏ với hy vọng kiếm được chút chai, lọ hay thùng giấy... Những ngày dịch này, bà Mai nhặt nhạnh ve chai rồi để dành đó, mai mốt vựa mở thì đem bán. Ảnh: Hà Phương.
Vật có gái trị quý nhất trong nhà là chiếc quạt điện. Ảnh: Thanh Chân.
Vật có giá trị quý nhất trong nhà bà Mai là chiếc quạt điện cũ. Ảnh: Hà Phương.
Cách khu trọ nhà bà Mai khoảng 500m là dãy trọ xập xệ là nơi ở của hơn 40 hộ dân ở ngay cầu Xóm Củi, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM. Bà Nguyễn Thị Bạch (91 tuổi) cho biết: “Tôi ở chung với với đứa cháu nội. Những ngày này, cháu cũng không đi phụ hồ được do dịch bệnh. Ngày ngày, cháu lấy cần câu ra ao hồ, có cá gì thì bắt lên bà cháu kho ăn, còn có tiền thì để dành đóng tiền trọ. Không đóng tiền trọ thì người ta đuổi. Quanh đây có gì thì giúp đấy thôi, có ít giúp ít, lối xóm giúp đỡ bà cháu một ít“. Ảnh: Thanh Chân.
Cách khu trọ nhà bà Mai khoảng 500m là dãy trọ xập xệ - nơi ở của hơn 40 hộ dân ở ngay cầu Xóm Củi, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM. Bà Nguyễn Thị Bạch (91 tuổi) cho biết: “Tôi ở chung với với đứa cháu nội. Những ngày này, cháu cũng không đi phụ hồ được do dịch bệnh. Ngày ngày, cháu lấy cần câu ra ao hồ, có cá gì thì bắt lên bà cháu kho ăn, còn có tiền thì để dành đóng tiền trọ. Quanh đây có gì thì giúp đấy thôi, có ít giúp ít, lối xóm giúp đỡ bà cháu một ít“. Ảnh: Thanh Chân.
Mì tôm, cháo, rau... là những món ăn quen thuộc của dân xóm nghèo. Nhất là những ngày cách ly xã hội để phocng dịch COVID-19, họ mất đi nguồn thu nhập khiến cuộc sống khó khăn hơn.
Những ngày này, có mì tôm, cháo, rau... ăn qua ngày đã là quý đối với người dân xóm trọ này. Bởi trong những ngày cách ly xã hội để phòng dịch COVID-19, họ mất đi nguồn thu nhập khiến cuộc sống khó khăn hơn. Ảnh: Thanh Chân.
 
Ngày nắng thì nóng mà ngày mưa thì dột nhưng đây vẫn là lựa chọn tốt nhất với nguồn thu nhập ít ỏi của những người nghèo. Ảnh: Hà Phương.
 
Chịu ảnh hưởng bởi dịch, bà Phan Thị Ngọc Ẩn (67 tuổi, ấp 4, xã Bình Hưng) vội vàng ăn tạm bát tàu hũ trong căn phòng chưa đầy 5m2 sau một buổi chợ. Bà kể: "Mấy ngày này, dịch bệnh cũng lo lắm nhưng vẫn phải ra chợ kiếm tiền, đủ đóng tiền trọ là vui rồi. Điện, nước thì cũng hạn chế dùng cho đỡ tốn. Ở tạm thời đây, tới đâu hay tới đó. Bây giờ có chỗ chui ra chui vào là may. Dù nhà có nóng hừng hực, nóng như cái lò cũng phải ráng chịu thôi. Mong dịch sớm qua nhanh để chúng tôi sớm ổn định cuộc sống". Ảnh: Thanh Chân.
 
Trong những khu trọ ấy, những đứa trẻ không đến trường ở nhà trông nhà coi em, coi cháu cho bố mẹ, anh chị đi làm. Ảnh: Hà Phương.
Hà Phương - Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

Cuộc sống lo từng bữa ăn những ngày dịch COVID-19 của người dân nghèo TPHCM

Hà Phương - Thanh Chân |

Dịch COVID-19 bùng phát khiến cuộc sống của những người nghèo trong những xóm trọ nghèo ở xã Bình Hưng (huyện Bình Chánh, TPHCM) thêm nhiều khó khăn. Vừa phải sống trong sự âu lo của dịch bệnh, họ vừa phải lo từng bữa ăn do mất đi nguồn thu nhập hàng ngày.

Người vô gia cư vạ vật trên phố trong những đêm cách ly xã hội ở TPHCM

Anh Nhàn - Phương Thảo |

Mặc dù, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TPHCM đã có những cơ sở bảo trợ xã hội để quản lý, nuôi dưỡng phòng chống sự lây lan của dịch COVID-19. Nhưng trong những ngày cách ly xã hội, nhiều người vô gia cư ở TPHCM vẫn ngủ trên vỉa hè, nằm trên xích lô... ở nhiều con phố.

Thế giới gồng mình chống dịch COVID-19, cuộc sống người vô gia cư ra sao?

Theo Reuters |

Người dân khắp thế giới được khuyến cáo nên ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người lạ; rửa tay thường xuyên... nhưng những người vô gia cư không nhà, không có nước sạch để rửa tay... Các quốc gia đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhóm người này để hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cuộc sống lo từng bữa ăn những ngày dịch COVID-19 của người dân nghèo TPHCM

Hà Phương - Thanh Chân |

Dịch COVID-19 bùng phát khiến cuộc sống của những người nghèo trong những xóm trọ nghèo ở xã Bình Hưng (huyện Bình Chánh, TPHCM) thêm nhiều khó khăn. Vừa phải sống trong sự âu lo của dịch bệnh, họ vừa phải lo từng bữa ăn do mất đi nguồn thu nhập hàng ngày.

Người vô gia cư vạ vật trên phố trong những đêm cách ly xã hội ở TPHCM

Anh Nhàn - Phương Thảo |

Mặc dù, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TPHCM đã có những cơ sở bảo trợ xã hội để quản lý, nuôi dưỡng phòng chống sự lây lan của dịch COVID-19. Nhưng trong những ngày cách ly xã hội, nhiều người vô gia cư ở TPHCM vẫn ngủ trên vỉa hè, nằm trên xích lô... ở nhiều con phố.

Thế giới gồng mình chống dịch COVID-19, cuộc sống người vô gia cư ra sao?

Theo Reuters |

Người dân khắp thế giới được khuyến cáo nên ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người lạ; rửa tay thường xuyên... nhưng những người vô gia cư không nhà, không có nước sạch để rửa tay... Các quốc gia đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhóm người này để hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19.