Những gian hàng không thiết yếu tạm đóng ở các khu chợ đầu mối Hà Nội

KIM ANH |

Thực hiện Công điện số 15 của UBND TP Hà Nội, tại các khu chợ đầu mối lớn của Hà Nội các gian hàng kinh doanh những mặt hàng không thiết yếu đều đã tạm thời đóng cửa.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, từ 0h ngày 19.7, trên địa bàn toàn Hà Nội bắt đầu thực hiện triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID19 mới theo công điện số 15/CĐ-UBND của Chủ tịch UBND Thành phố. Do vậy, toàn bộ các cửa hàng kinh doanh dịch vụ như thời trang, đồ gia dụng, các mặt hàng không thiết yếu sẽ phải đóng cửa ngưng hoạt động.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, từ 0h ngày 19.7, trên địa bàn toàn Hà Nội bắt đầu thực hiện triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID19 mới theo công điện số 15/CĐ-UBND của Chủ tịch UBND Thành phố. Do vậy, toàn bộ các cửa hàng kinh doanh dịch vụ như thời trang, đồ gia dụng, các mặt hàng không thiết yếu sẽ phải đóng cửa ngưng hoạt động.
Theo ghi nhận của Lao Động ngày 20.7, tại một số khu chợ như chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp,...toàn bộ cửa hàng bán quần áo, đồ gia dụng đã đóng cửa im lìm, chỉ còn một số gian hàng bán đồ thiết yếu được phép hoạt động.
Theo ghi nhận của Lao Động ngày 20.7, tại một số khu chợ như chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp,... toàn bộ cửa hàng bán quần áo, đồ gia dụng đã đóng cửa im lìm, chỉ còn một số gian hàng bán đồ thiết yếu được phép hoạt động.
Chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vốn là khu chợ đầu mối, là không gian mua bán của nhiều tiểu thương và là sự lựa chọn của nhiều người dân thủ đô Hà Nội. Khu chợ này đầy đủ đa dạng với nhiều mặt hàng từ thực phẩm cho đến may mặc, đồ tiêu dùng, đồ ăn phục vụ nhu cầu của người dân Hà Nội.
Chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vốn là khu chợ đầu mối, là không gian mua bán của nhiều tiểu thương và là sự lựa chọn của nhiều người dân Thủ đô. Khu chợ này đầy đủ đa dạng với nhiều mặt hàng từ thực phẩm cho đến may mặc, đồ tiêu dùng, đồ ăn phục vụ nhu cầu của người dân Hà Nội.
Được biết, tại chợ có khoảng 2.300 ki ốt kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ có 150 quầy thực phẩm thiết yếu được phép hoạt động. Còn lại hơn 2.000 quầy khác đều phải thực hiện đóng cửa. Ông Vũ Hà Thanh, Phó Tổng giám đốc công ty cổ phần Đồng Xuân cho biết, thực hiện Công điện 15 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, sáng 19.7 đơn vị đã chỉ đạo xây dựng phương án triển khai, bố trí khu vực kinh doanh các mặt hàng thiết yếu để phục vụ nhu cầu người dân. Đối với mặt hàng không thiết yếu, đơn vị cho tạm ngừng kinh doanh
Được biết, tại chợ có khoảng 2.300 ki ốt kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ có 150 quầy thực phẩm thiết yếu được phép hoạt động. Còn lại hơn 2.000 quầy khác đều phải thực hiện đóng cửa. Ông Vũ Hà Thanh, Phó Tổng giám đốc công ty cổ phần Đồng Xuân cho biết, thực hiện Công điện 15 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, sáng 19.7 đơn vị đã chỉ đạo xây dựng phương án triển khai, bố trí khu vực kinh doanh các mặt hàng thiết yếu để phục vụ nhu cầu người dân. Đối với mặt hàng không thiết yếu, đơn vị cho tạm ngừng kinh doanh
Các gian hàng đều được tiểu thương sắp xếp gọn gàng trước khi tạm đóng cửa
Các gian hàng đều được tiểu thương sắp xếp gọn gàng trước khi tạm đóng cửa
Một số gian hàng kinh doanh đồ khô và gia vị vẫn đang hoạt động.
Một số gian hàng kinh doanh đồ khô và gia vị vẫn đang hoạt động.
Toàn bộ cửa chợ, nguồn điện bị đóng, để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, cũng như phòng, chống dịch COVID-19.
Toàn bộ cửa chợ, nguồn điện bị đóng, để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, cũng như phòng, chống dịch COVID-19.
Ban Quản lý chợ Đồng Xuân đã nhanh chóng triển khai các chốt trực, chỉ để lại 1 lối vào chợ và 2 lối ra. Lối vào được bố trí lực lực lượng kiểm soát, đo thân nhiệt, sát khuẩn cho người vào chợ.
Tương tự tại chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) vốn nổi tiếng là trạm trung chuyển vải vóc quần áo lớn nhất miền Bắc cũng trong tình trạng “cửa đóng then cài”.
Tương tự, tại chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) vốn nổi tiếng là trạm trung chuyển vải vóc quần áo lớn nhất miền Bắc cũng trong tình trạng “cửa đóng then cài”.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh các ngành hàng: vải may mặc, quần áo, phụ kiện may mặc, giầy dép, túi xách,...(hàng không thiết yếu) tại các chợ, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất kinh doanh từ 0h ngày 20.7.2021 cho đến khi có thông báo mới.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh các ngành hàng: vải may mặc, quần áo, phụ kiện may mặc, giầy dép, túi xách,... (hàng không thiết yếu) tại các chợ, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất kinh doanh từ 0h ngày 20.7.2021 cho đến khi có thông báo mới.
Chính vì vậy, trong sáng 20.7 các cửa hàng kinh doanh các ngành hàng kể trên đều chấp hành nghiêm các quy định phòng chống dịch.
Chính vì vậy, trong sáng 20.7 các cửa hàng kinh doanh các ngành hàng kể trên đều chấp hành nghiêm các quy định phòng chống dịch.
Dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp vì vậy mà các chợ đầu mối vốn nổi tiếng nay lúc nào cũng trọng tình trạng im ắng, thưa thớt lượng người qua lại.
Dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp vì vậy mà các chợ đầu mối vốn nổi tiếng nay lúc nào cũng trọng tình trạng im ắng, thưa thớt lượng người qua lại.
KIM ANH
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội xây dựng “luồng xanh” vận tải, đảm bảo cung cấp đủ thực phẩm cho dân

Tùng Giang |

Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Sở Công Thương, xây dựng phương án bố trí "luồng xanh" cho xe chở lương thực, thực phẩm, đảm bảo hàng hóa được phân phối thông suốt, không ách tắc trong bất cứ tình huống dịch nào.

Hà Nội: Giảm 50% tần suất hoạt động vận tải khách công cộng

Minh Hạnh |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có văn bản gửi các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện biện pháp cấp bách phòng dịch COVID-19 trong hoạt động vận tải. Thực hiện giãn cách trên xe buýt khi chỉ vận chuyển không quá 50% số chỗ.

Chợ dân sinh, siêu thị ở Hà Nội trong ngày đầu thực hiện Công điện 15

Cường Ngô - Hoài Anh |

Sau Công điện 15 của UBND TP Hà Nội, nhiều siêu thị, chợ dân sinh đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp để tăng lượng dự trữ hàng hóa tại từng điểm bán lên khoảng 300%. Cho nên lượng hàng hoá luôn đầy ắp trên các kệ hàng, số lượng người mua không đông đúc.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Hà Nội xây dựng “luồng xanh” vận tải, đảm bảo cung cấp đủ thực phẩm cho dân

Tùng Giang |

Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Sở Công Thương, xây dựng phương án bố trí "luồng xanh" cho xe chở lương thực, thực phẩm, đảm bảo hàng hóa được phân phối thông suốt, không ách tắc trong bất cứ tình huống dịch nào.

Hà Nội: Giảm 50% tần suất hoạt động vận tải khách công cộng

Minh Hạnh |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có văn bản gửi các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện biện pháp cấp bách phòng dịch COVID-19 trong hoạt động vận tải. Thực hiện giãn cách trên xe buýt khi chỉ vận chuyển không quá 50% số chỗ.

Chợ dân sinh, siêu thị ở Hà Nội trong ngày đầu thực hiện Công điện 15

Cường Ngô - Hoài Anh |

Sau Công điện 15 của UBND TP Hà Nội, nhiều siêu thị, chợ dân sinh đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp để tăng lượng dự trữ hàng hóa tại từng điểm bán lên khoảng 300%. Cho nên lượng hàng hoá luôn đầy ắp trên các kệ hàng, số lượng người mua không đông đúc.