Người thợ cuối cùng của phố Lò Rèn

SƠN TÙNG - NGỌC NHÂN |

Ngày nay, giới trẻ dường như không còn ai biết đến phố Lò Rèn khi xưa là một con phố vô cùng phát triển với nghề rèn thủ công, bởi sự mai một của nghề này theo năm tháng... Tuy nhiên, giữa dòng thời gian xô bồ, ở một góc phố nhỏ, có một người đàn ông vẫn ngày ngày lặng lẽ "nổi lửa" gìn giữ nghề xưa.
Nắng hay mưa, mùa đông hay mùa hạ cứ 8h30 sáng ông Nguyễn Phương
Phố Lò Rèn khi xưa vốn là một phố do người làng Hòe Thị (nay thuộc xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội) ra đây mở lò rèn để làm các công cụ sản xuất như cày, bừa... Sau này là sản xuất những mặt hàng mới như bu-lông, cửa xếp bằng sắt, cổng sắt hoa... theo nhu cầu của việc xây dựng nhà cửa kiểu mới. Đến nay, trải qua nhiều biến đổi, con phố ấy chỉ còn lại duy nhất ông Nguyễn Phương Hùng còn bám trụ lại với nghề xưa.
a
Chỉ với vẻn vài m2, cửa hàng của ông Hùng nằm ở số 26 phố Lò Rèn (Hà Nội), mỗi ngày ông sẽ bắt đầu công việc từ 7h sáng cho đến 4h30 hoặc 5h chiều.
Giữa cái nắng
Những ngày hè đổ lửa, thời tiết có khi lên đến hơn 50 độ C nhưng ông Hùng vẫn chăm chỉ làm việc bên bễ lò rực lửa, tay đe tay búa không ngừng.
a
Ông Hùng cho biết: “Đây là nghề truyền thống của gia đình, từ đời ông, đời bố truyền lại cho tôi. Trước đây cả phố cùng làm, nên nghề khá phát triển nhưng dần dần máy móc thiết bị sản xuất nhanh hơn, nhiều hơn nên mọi người chuyển sang nghề khác. Thêm nữa, nghề này khá vất vả lại làm thủ công nên năng suất không cao. Hiện cả phố chỉ còn một mình tôi theo nghề. Tôi quan niệm là yêu nghề thì nghề không phụ mình nên luôn chú tâm vào công việc. Tết nhất nghỉ cửa hàng ở nhà tôi chỉ mong sao sớm hết Tết để được đi làm lại."
a
Bễ lò luôn rực lửa với nhiệt độ có khi lên đến hàng nghìn độ C mới có thể đủ độ nóng để nung miếng sắt dày cho người thợ gia công hoàn thiện sản phẩm.
Ông Hùng quan niệm, mỗi vật dụng làm ra đều phải nâng niu chăm chút và thổi hồn cho nó. Hai điều quan trọng nhất là nhiệt độ và cách vận dụng búa. Nhiệt không được quá cao hay thấp sẽ làm mỏng vật, tay cầm búa phải nghiêng đúng độ để vật được đẹp mà vẫn giữ đúng công dụng.
Dụng cụ làm việc chính gồm có 1 chiếc kìm và một chiếc búa nhưng qua đôi bàn tay của người thợ này, những vật thô ráp lại có thể thành những vật dụng hữu ích cho cuộc sống.
Hơn 30 năm trong nghề, nhiều lần người thân trong gia đình từng khuyên ông Hùng nghỉ làm, cho thuê mặt  bằng sẽ mang lại thu nhập cao hơn nhiều so với việc làm rèn. Tuy nhiên ông bỏ ngoài tai và cho rằng, đây là nghề truyền thống có ý nghĩa lâu đời quan trọng hơn cả tiền bạc và vật chất.
Với hơn 20 năm trong nghề, nhiều lần người thân trong gia đình từng khuyên ông Hùng nghỉ làm, cho thuê mặt bằng sẽ mang lại thu nhập cao hơn nhiều so với việc làm rèn. Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng, đây là nghề truyền thống có ý nghĩa quan trọng hơn tiền bạc, vật chất nên vẫn duy trì công việc cho đến hiện nay.
Có một điều vẫn nuối tiếc với ông Hùng đó nghề ngày càng mai một, cả con phố với nghề truyền thống đã thực sự biến mất chỉ còn duy nhất ông duy trì nghề xưa. Ngay cả trong gia đình ông đã có 3 đời sống bằng nghề này nhưng đến nay các con của ông cũng không theo nghề.
Có một điều vẫn nuối tiếc với ông Hùng đó nghề ngày càng mai một, cả con phố với nghề truyền thống đã thực sự biến mất chỉ còn duy nhất ông duy trì nghề xưa.
SƠN TÙNG - NGỌC NHÂN
TIN LIÊN QUAN

Nghề đầu bếp: Gian truân và sự đền đáp xứng đáng

Nhật Vũ |

​Đa số mọi người đều quan niệm rằng nghề đầu bếp đơn thuần chỉ là nấu ăn, nhưng kỳ thực với những ai đã thật sự bước chân vào nghề và nghiêm túc theo nó đến cùng thì nghề đầu bếp là một chặng đường dài đầy thử thách. Tuy nhiên một khi đã đam mê cháy bỏng với nghề và không ngừng trau dồi kĩ năng thì nghề đầu bếp luôn mỉm cười và đền đáp xứng đáng cho những ai đã trót yêu nó...Đó là những tâm sự của đầu bếp Trương Công Lệ - Trung tâm Dạy nấu ăn Sao Mai.

Nhặt lá ra tiền - nghề tưởng đùa mà hoàn toàn có thật

Thanh Chân - Hà Phương - Phương Anh |

Mong muốn lan tỏa nét đẹp mộc của thiên nhiên, bạn Vũ Thị Hiền (24 tuổi) đã tự mình lựa chọn từng chiếc lá và hoa ép khô làm nguyên liệu tạo ra những quyển sổ tay handmade được nhiều người yêu thích và có giá trị về kinh tế.

Sân khấu bão hòa, nghệ sĩ trẻ trăn trở với nghề

BỈ ĐÔNG |

Mưu sinh trong thời điểm sân khấu bão hòa và chịu nhiều ảnh hưởng sau dịch bệnh, giống như một “cuộc chiến”. Nhưng, có những nghệ sĩ trẻ vẫn kiên trì diễn, dù khán phòng thưa vắng khán giả.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nghề đầu bếp: Gian truân và sự đền đáp xứng đáng

Nhật Vũ |

​Đa số mọi người đều quan niệm rằng nghề đầu bếp đơn thuần chỉ là nấu ăn, nhưng kỳ thực với những ai đã thật sự bước chân vào nghề và nghiêm túc theo nó đến cùng thì nghề đầu bếp là một chặng đường dài đầy thử thách. Tuy nhiên một khi đã đam mê cháy bỏng với nghề và không ngừng trau dồi kĩ năng thì nghề đầu bếp luôn mỉm cười và đền đáp xứng đáng cho những ai đã trót yêu nó...Đó là những tâm sự của đầu bếp Trương Công Lệ - Trung tâm Dạy nấu ăn Sao Mai.

Nhặt lá ra tiền - nghề tưởng đùa mà hoàn toàn có thật

Thanh Chân - Hà Phương - Phương Anh |

Mong muốn lan tỏa nét đẹp mộc của thiên nhiên, bạn Vũ Thị Hiền (24 tuổi) đã tự mình lựa chọn từng chiếc lá và hoa ép khô làm nguyên liệu tạo ra những quyển sổ tay handmade được nhiều người yêu thích và có giá trị về kinh tế.

Sân khấu bão hòa, nghệ sĩ trẻ trăn trở với nghề

BỈ ĐÔNG |

Mưu sinh trong thời điểm sân khấu bão hòa và chịu nhiều ảnh hưởng sau dịch bệnh, giống như một “cuộc chiến”. Nhưng, có những nghệ sĩ trẻ vẫn kiên trì diễn, dù khán phòng thưa vắng khán giả.