Ngoài BRT, Hà Nội còn có một đường dành riêng cho xe buýt

Thế Kỷ |

Hà Nội - Làn dành riêng cho xe buýt trên đường Yên Phụ (Tây Hồ, Hà Nội) đã được đưa vào khai thác từ năm 2014. Đây là tuyến dành riêng cho xe buýt thứ hai của Thủ đô sau tuyến Nguyễn Trãi - Hà Đông (đã dừng từ khi thi công đường sắt trên cao).
 
Theo đó, điểm đầu tuyến tiếp giáp với điểm trung chuyển Long Biên, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Thanh Niên - Nghi Tàm - An Dương.
 
Ở mỗi điểm đầu - cuối đều có các biển báo chỉ dẫn.
 
Trên làn dành riêng cho xe buýt này bố trí 4 điểm dừng đón trả khách.
 
Tuyến đường dành riêng dài 1.310m, nằm trong dải giữa đường Yên Phụ (Tây Hồ, Hà Nội). Điểm đón trả khách được bố trí gần nút giao Yên Phụ với phố Hàng Than, Cửa Bắc để thuận tiện cho người dân khi cần di chuyển.
 
Đây là tuyến đường thuộc Dự án cải thiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Hà Nội do vùng Ile de France (Pháp) tài trợ nhằm giảm ùn tắc, bảo đảm an toàn giao thông, cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
 
Xe buýt hoạt động hoàn toàn trong làn đường dành riêng, tách khỏi dòng giao thông chung.
 
Tuy nhiên theo ghi nhận, các phương tiện như xe máy, người đi bộ vẫn đi vào làn dành riêng cho xe buýt này.
 
 
Trục đường Yên Phụ có quy mô mặt cắt lớn nên đủ điều kiện không gian bố trí làn đường riêng cho xe buýt.
 
Từ khi dự án cầu vượt nút giao An Dương - đường Thanh Niên đi vào khai thác, đoạn đường dành riêng cho xe buýt chỉ còn đến nút giao Yên Phụ - Cửa Bắc (Trước đó đến nút giao Thanh Niên - Nghi Tàm - An Dương).
 
Mới đây, UBND TP.Hà Nội vừa có văn bản trả lời cử tri trước kỳ họp thứ ba HĐND thành phố về kiến nghị xem xét hiệu quả của tuyến buýt nhanh (BRT) Kim Mã - Yên Nghĩa. Theo đó, Hà Nội sẽ tổ chức thêm 14 làn ưu tiên cho xe buýt, trong đó giai đoạn đến 2025 sẽ tổ chức 9 làn ưu tiên, bên cạnh việc vẫn duy trì làn đường ưu tiên tuyến BRT Kim Mã - Yên Nghĩa.

Theo kế hoạch, 9 làn đường ưu tiên cho xe buýt, gồm: Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông); Pháp Vân - Giải Phóng - Đại Cồ Việt; Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự; Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Linh Đàm; Hoàng Quốc Việt; Trần Duy Hưng; Xã Đàn; Võ Chí Công và tuyến đường Võ Văn Kiệt.

Giai đoạn 2026 đến 2030, thành phố sẽ có thêm 5 tuyến đường được nghiên cứu, tổ chức làn ưu tiên cho xe buýt, gồm: Nhổn - Hồ Tùng Mậu; Ngọc Hồi - Bến xe Thường Tín; Trần Duy Hưng - Hòa Lạc; Mỹ Đình - sân bay Nội Bài; Thường Tín - Phú Xuyên dọc theo QL1 cũ.

Thế Kỷ
TIN LIÊN QUAN

TPHCM đề xuất hoãn làm tuyến xe buýt nhanh BRT gần 3.300 tỉ đồng

MINH QUÂN |

TPHCM - Sở Giao thông Vận tải đề xuất UBND thành phố tạm hoãn triển khai thi công tuyến xe buýt nhanh BRT số 1 (lộ trình Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ) với mức đầu tư gần 3.300 tỉ đồng vì lo ngại tính hiệu quả.

Cùng 1 tuyến đường: Đi BRT lâu hơn đi tàu Cát Linh - Hà Đông 30 phút

Linh Chi - Tô Thế |

Cùng 1 tuyến đường với chiều dài tương đương nhưng thời gian di chuyển của xe buýt nhanh BRT lại gấp đôi tàu Cát Linh - Hà Đông. Trong ngày đầu tuần, nhiều người dân lựa chọn tàu Cát Linh - Hà Đông làm phương tiện di chuyển, một số khác ủng hộ việc "bỏ" xe buýt nhanh BRT.

Hà Nội có nên kết thúc "sứ mệnh" của buýt nhanh BRT?

Đặng Tiến |

Nhiều ý kiến cho rằng, khi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động nên bỏ tuyến buýt nhanh BRT đang hoạt động song song và không hiệu quả. Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến, trục đường tới Hà Đông có mật động giao thông cao nên việc duy trì hai tuyến vận tải công cộng ở thời điểm hiện nay là rất cần thiết.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

TPHCM đề xuất hoãn làm tuyến xe buýt nhanh BRT gần 3.300 tỉ đồng

MINH QUÂN |

TPHCM - Sở Giao thông Vận tải đề xuất UBND thành phố tạm hoãn triển khai thi công tuyến xe buýt nhanh BRT số 1 (lộ trình Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ) với mức đầu tư gần 3.300 tỉ đồng vì lo ngại tính hiệu quả.

Cùng 1 tuyến đường: Đi BRT lâu hơn đi tàu Cát Linh - Hà Đông 30 phút

Linh Chi - Tô Thế |

Cùng 1 tuyến đường với chiều dài tương đương nhưng thời gian di chuyển của xe buýt nhanh BRT lại gấp đôi tàu Cát Linh - Hà Đông. Trong ngày đầu tuần, nhiều người dân lựa chọn tàu Cát Linh - Hà Đông làm phương tiện di chuyển, một số khác ủng hộ việc "bỏ" xe buýt nhanh BRT.

Hà Nội có nên kết thúc "sứ mệnh" của buýt nhanh BRT?

Đặng Tiến |

Nhiều ý kiến cho rằng, khi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động nên bỏ tuyến buýt nhanh BRT đang hoạt động song song và không hiệu quả. Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến, trục đường tới Hà Đông có mật động giao thông cao nên việc duy trì hai tuyến vận tải công cộng ở thời điểm hiện nay là rất cần thiết.