Nghi lễ chém lợn làng Ném Thượng tiếp tục diễn ra trong phòng kín

Đình Trường - Quang Sỹ |

Đã là năm thứ 5 liên tiếp, sau những tranh cãi ồn ào của dư luận, làng Ném Thượng (phường Khắc Niệm, TP. Bắc Ninh) tiếp tục tiến hành nghi lễ chém lợn trong phòng kín. Điều này góp phần giảm đi sự phản cảm nhưng đồng thời cũng giúp cư dân bản địa lưu giữ được những tập tục truyền thống.

Sáng 30.1 (mùng 6 tháng Giêng) dân làng Ném Thượng tổ chức lễ hội đầu xuân. Trong lễ hội này có nghi thức chém lợn dựa trên tích của của vị tướng Đoàn Thượng chém lợn khao quân.
Sáng 30.1 (mùng 6 tháng Giêng), dân làng Ném Thượng tổ chức lễ hội đầu xuân truyền thống.
Trong lễ hội này, nghi thức chém lợn là một tập quán truyền thống tưởng nhớ đến vị thành hoàng làng là tướng quân Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng này đã chém lợn rừng để nuôi quân (thời nhà Lý).
Trong lễ hội này, nghi thức chém lợn là một tập quán lâu đời. Điều này nhằm tưởng nhớ đến vị thành hoàng làng là tướng quân Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng này đã chém lợn rừng để nuôi quân (thời nhà Lý).
Ngay từ rằm tháng 8 năm trước, dân làng đã chọn ra những con lợn giống và người chủ hợp tuổi để chăm sóc kỹ lượng.
Từ rằm tháng 8 năm trước, dân làng đã chọn ra những con lợn giống tốt, không có vết nám nào trên da để chăm sóc, nuôi dưỡng chuẩn bị cho việc làm lễ vào đầu xuân năm mới.
Ngay từ sáng sớm, hai chú lợn được người dân gọi là “ông Ỉn” được đem rước quanh làng. Năm nay, gia đình của ông Nguyễn Văn Đức và Bùi Đình Thương (đều 50 tuổi) được chọn nuôi lợn làm lễ.
Ngay từ sáng sớm ngày chính hội, hai chú lợn mà người dân gọi là “Ông Ỉn” được đem rước quanh làng. Năm nay, gia đình của ông Nguyễn Văn Đức và Bùi Đình Thương (đều 50 tuổi) được tín nhiệm nuôi lợn làm lễ. Các chú lợn mới ngày nào chỉ khoảng 30kg, nay đã lên tới 150kg.
 
 
Theo cùng đoàn rước có đội múa lân, đánh nhạc, đánh phách tạo nên không khí vui tươi, rộn ràng cho lễ hội.
Theo cùng đoàn rước có đội múa lân, đánh nhạc, đánh phách tạo nên không khí vui tươi, rộn ràng cho lễ hội.
Đoàn rước đi tới đâu, người dân quanh làng cũng chạy tới mừng tuổi hai “ông Ỉn” với mong muốn đem lại may mắn cho gia đình mình.
Đoàn rước đi tới đâu, người dân quanh làng cũng chạy tới mừng tuổi hai “ông Ỉn” với mong muốn đem lại may mắn cho gia đình mình.
Tới gần giữa trưa, đoàn rước tập trung tại đình làng để chuẩn bị làm lễ.
Tới gần giữa trưa, đoàn rước tập trung tại đình làng để chuẩn bị làm lễ.
Ông Vũ Quang Liệu - đại diện ban tổ chức cho biết, những năm gần đây, theo chỉ đạo từ cấp trên, làng Ném Thượng đã quyết định chuyển chỗ làm cỗ Ngọc (nơi chém lợn) từ giữa sân đình sang một khu riêng được che chắn kĩ. Ban tổ chức cũng tuyên dương gia đình 2 ông vì đã chăm sóc kĩ lượng và chu đáo hai “ông Ỉn” khi vừa qua có dịch tả lợn Châu Phi nhưng cũng không để bị ảnh hưởng.
Ông Vũ Quang Liệu - đại diện ban tổ chức cho biết, những năm gần đây, theo chỉ đạo từ cấp trên, làng Ném Thượng đã quyết định chuyển chỗ làm cỗ Ngọc (nơi chém lợn) từ giữa sân đình sang một khu riêng được che chắn kĩ. Ban tổ chức cũng tuyên dương các gia đình đã chăm sóc chu đáo hai “ông Ỉn” khi vừa qua có dịch tả lợn Châu Phi nhưng cũng không để bị ảnh hưởng.
An ninh được thắt chặt khi nghi lễ chuẩn bị diễn ra.
An ninh được thắt chặt khi nghi lễ chuẩn bị diễn ra. Cách đây vài năm, tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia) gửi thư ngỏ kêu gọi các cơ quan chức năng ban hành quy định chấm dứt lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng. Khi đó, vấn đề này đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận.
 
Đúng chính ngọ, 2 “ông Ỉn” được đưa vào phòng kín để thực hiện nghi lễ.
Đúng chính ngọ, 2 “ông Ỉn” được đưa vào phòng kín để thực hiện nghi lễ.
Phía bên ngoài, người dân háo hức ngóng vào khu chém lợn.
Phía bên ngoài, người dân háo hức ngóng vào khu chém lợn. Chị Nguyễn Thị Dung (sinh năm 1979) cho biết: "Lúc đầu không cho chém công khai người dân phản ứng dữ lắm, nhưng dần dần qua mấy năm thì cũng quen rồi, ai nấy đều vui vẻ vì vẫn có thể giữ lại được tục lệ cũ".
Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng trong cuốn “Tập tục đời người” viết về lễ hội chém lợn như sau: “Đây là một tập tục lâu đời mang tính hoang sơ, có thể có phần hơi man rợ, dưới con mắt chúng ta hiện nay, là thực hiện lễ hiến sinh, chém giết động vật“.
Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng trong cuốn “Tập tục đời người” viết về lễ hội chém lợn như sau: “Đây là một tập tục lâu đời mang tính hoang sơ, có thể có phần hơi man rợ, dưới con mắt chúng ta hiện nay, là thực hiện lễ hiến sinh, chém giết động vật".
Đình Trường - Quang Sỹ
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội ngăn chặn các biểu hiện mê tín, biến tướng trong các lễ hội

Nguyễn Hà |

Theo Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, ngay từ những tháng 11, 12 năm 2019, các Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và phân cấp của UBND thành phố đã triển khai công tác chuẩn bị tổ chức và quản lý lễ hội năm 2020.

Đặc sắc lễ hội Chợ đình Bích La

Người làng mai |

Vào đêm mùng 2 đến hết sáng ngày mùng 3 tết Canh Tý 2020 (ngày 26 & 27.1) tại làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã diễn ra phiên chợ quê độc nhất vô nhị ở Việt Nam, thu hút đông đảo du khách thập phương về tham dự.

Người nông dân đóng giả trâu bò đi cày trong lễ hội "Trâu rơm, bò rạ"

Tuệ Minh |

Mùng 4 Tết hằng năm, người dân xã Đại Đồng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) lại nô nức tham dự lễ hội “Trâu rơm bò rạ” để cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hà Nội ngăn chặn các biểu hiện mê tín, biến tướng trong các lễ hội

Nguyễn Hà |

Theo Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, ngay từ những tháng 11, 12 năm 2019, các Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và phân cấp của UBND thành phố đã triển khai công tác chuẩn bị tổ chức và quản lý lễ hội năm 2020.

Đặc sắc lễ hội Chợ đình Bích La

Người làng mai |

Vào đêm mùng 2 đến hết sáng ngày mùng 3 tết Canh Tý 2020 (ngày 26 & 27.1) tại làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã diễn ra phiên chợ quê độc nhất vô nhị ở Việt Nam, thu hút đông đảo du khách thập phương về tham dự.

Người nông dân đóng giả trâu bò đi cày trong lễ hội "Trâu rơm, bò rạ"

Tuệ Minh |

Mùng 4 Tết hằng năm, người dân xã Đại Đồng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) lại nô nức tham dự lễ hội “Trâu rơm bò rạ” để cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu.