Nghệ sĩ xiếc ở TPHCM sau dịch COVID-19: "Nhớ sân khấu đến mất ngủ"

ANH TÚ - KHÁNH LINH |

TPHCM - Suốt nửa năm "mắc kẹt" không được biểu diễn, không được nhìn thấy khán giả phía dưới khán đài, những nghệ sĩ xiếc ở TPHCM đang dốc sức tập luyện với mong muốn sớm trở lại sân khấu với những giọt mồ hôi ướt đẫm.

 
Kể từ hồi tháng 5 khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát lần thứ 4, rạp xiếc TPHCM đã buộc phải dừng mọi hoạt động. Đã hơn nửa năm trôi qua, những nghệ sĩ biểu diễn ở đây vẫn chưa được gặp lại khán giả.
 
Ông Nguyễn Phi Sơn - Phó Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, người tính đến nay là thành viên lớn tuổi và lâu năm nhất còn gắn bó và làm việc tại rạp xiếc tâm sự: "Thực sự mọi thứ rất khó khăn. Nghề biểu diễn xiếc cần phải văn ôn, võ luyện vậy, nếu nghỉ một thời gian không tập luyện thì cơ bắp của mình không còn nhanh nhạy nữa. Thật may trong những ngày tập trở lại sau dịch, mọi người vẫn cháy hết mình với đam mê, tất cả mọi người đều quay trở lại sân khấu tập luyện, có người nói nhớ sân khấu đến mất ngủ"- ông Sơn nói.
 
Những hàng ghế đã rất lâu không có bóng dáng khán giả. Rạp xiếc đóng cửa im lìm vì dịch COVID-19 bùng phát mạnh, đến giờ cũng chưa có ngày chính thức mở cửa trở lại.
 
Tuy nhiên sau nửa năm "tắt đèn", rạp xiếc Gia Định những ngày gần đây đã đã le lói ánh đèn cùng với tiếng cười nói rôm rả của anh chị em nghệ sĩ len lỏi phía sau bức màn nhung trong những giờ phút tập luyện chăm chỉ.
Cố gắng trụ lại với nghề cũng một phần là vì “cơm áo gạo tiền” song những nghệ sĩ ở đây đều chia sẻ rằng dù khó khăn nhưng bản thân chưa từng nghĩ tới việc bỏ nghề. Biểu diễn, đứng dưới ánh đèn sân khấu là đam mê lớn nhất của họ.
Cố gắng trụ lại với nghề cũng một phần là vì “cơm áo gạo tiền” song những nghệ sĩ ở đây đều chia sẻ rằng dù khó khăn nhưng bản thân chưa từng nghĩ tới việc bỏ nghề. Biểu diễn, đứng dưới ánh đèn sân khấu là đam mê lớn nhất của họ.
 
Hỏi về quãng thời gian khó khăn do đại dịch, nghệ sĩ trẻ Trịnh Ngọc Hiệu cho biết, sau khi rạp xiếc đóng cửa, anh phải trở về quê nhiều tháng liền, không thể đi diễn cũng không thể kiếm công việc khác, anh chỉ biết mong ngóng ngày được trở lại sân khấu. "Tôi về quê ở ngoài Hà Nội, những ngày đó tôi đều cố gắng tự mua đồ về tập cơ và thể lực tại nhà để duy trì sức khỏe. Những ngày đó thực sự có lúc buồn, chán nhưng tôi vẫn muốn tiếp tục làm nghề này"- Hiệu tâm sự.
 
Chị Nguyễn Phương Đông - Nghệ sĩ biểu diễn đu dây lụa và đi thăng bằng bằng tay đã gắn bó 15 năm với rạp xiếc Gia Định tâm sự trong suốt thời gian làm nghề, chưa có giai đoạn nào chị ngừng tập lâu như thời gian dịch vừa qua. "Những ngày gần đây dù không có khán giả, không có lịch diễn nhưng chúng tôi vẫn lên sân khấu luyện tập mỗi ngày vì nghỉ lâu đến lúc diễn lại sẽ không thể diễn được nữa. Khó khăn thì ai cũng khó khăn, chúng tôi rất nhớ sân khấu"- chị Đông nói.
 
Một số thiết bị, dụng cụ tập luyện được di chuyển ra bên ngoài sân khấu "chờ" tới ngày được sử dụng trở lại.
 
Ông Phi Sơn cho biết sắp tới vào khoảng giữa tháng 12, đoàn xiếc sẽ đăng tải một chương trình xiếc trên online để tri ân lực lượng chống dịch tuyến đầu. Chương trình đã chọn những bài hát, tiết mục có ý nghĩa để động viên, cổ vũ tinh thần cho các y bác sĩ vì họ đã hết mình vì nhân dân trong nhiều tháng qua.
ANH TÚ - KHÁNH LINH
TIN LIÊN QUAN

NSƯT Trần Ly Ly: "Nhiều nghệ sĩ múa làm phụ hồ, tôi thương chảy nước mắt"

Nhóm PV |

NSƯT Trần Ly Ly - Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam đã chia sẻ với Lao Động về những khó khăn của nghề múa từ khi dịch COVID-19 còn chưa bắt đầu. Đến nay dịch bùng phát mạnh nỗi khó khăn ấy càng bộn bề hơn.

Cần thêm đòn bẩy khích lệ các nghệ sĩ trẻ đến với sân khấu

Hương Mai |

Việc xuất hiện đội ngũ tài năng trẻ với tình yêu sân khấu mãnh liệt trong vài năm gần đây được cho là tín hiệu vui của nền nghệ thuật nước nhà. Tuy nhiên, để giữ chân họ gắn bó lâu dài với sân khấu và cống hiến hết mình cho nghệ thuật vẫn là bài toán khó cho những nhà làm quản lý. 

“Cả thập kỷ trước dịch, nhiều nghệ sĩ đã phải chạy Grab, sửa xe mưu sinh"

H.H |

Nhiều bộ môn nghệ thuật hàn lâm (bác học) như múa ballet, giao hưởng thính phòng, và cả sân khấu... đã phải sống lay lắt qua cả thập kỷ vì kén khán giả.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

NSƯT Trần Ly Ly: "Nhiều nghệ sĩ múa làm phụ hồ, tôi thương chảy nước mắt"

Nhóm PV |

NSƯT Trần Ly Ly - Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam đã chia sẻ với Lao Động về những khó khăn của nghề múa từ khi dịch COVID-19 còn chưa bắt đầu. Đến nay dịch bùng phát mạnh nỗi khó khăn ấy càng bộn bề hơn.

Cần thêm đòn bẩy khích lệ các nghệ sĩ trẻ đến với sân khấu

Hương Mai |

Việc xuất hiện đội ngũ tài năng trẻ với tình yêu sân khấu mãnh liệt trong vài năm gần đây được cho là tín hiệu vui của nền nghệ thuật nước nhà. Tuy nhiên, để giữ chân họ gắn bó lâu dài với sân khấu và cống hiến hết mình cho nghệ thuật vẫn là bài toán khó cho những nhà làm quản lý. 

“Cả thập kỷ trước dịch, nhiều nghệ sĩ đã phải chạy Grab, sửa xe mưu sinh"

H.H |

Nhiều bộ môn nghệ thuật hàn lâm (bác học) như múa ballet, giao hưởng thính phòng, và cả sân khấu... đã phải sống lay lắt qua cả thập kỷ vì kén khán giả.